Thị trường chứng khoán đã và sẽ ra sao nếu Fed tăng lãi suất 1%?
BÀI LIÊN QUAN
Fed sẽ phải hành động quyết liệt hơn vì lạm phát cao kỷ lục vẫn kéo dàiThị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc sau nhận định của Phó Chủ tịch FedViệt Nam cần thận trọng khi FED tăng lãi suấtKỳ vọng về một đợt tăng lãi suất 1% đang tăng dần
Có thể thấy, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn đang loay hoay tìm hướng đi kể từ khi chính phủ nước này công bố báo cáo lạm phát vượt sự báo vào hồi đầu tuần, theo đó, thị trường đã có phiên giảm mạnh nhất hơn 2 năm với Dow Jones mất hơn 1.200 điểm. Trong bối cảnh lạm phát vẫn ở mức cao, giới đầu tư ngày càng tỏ ra lo ngại việc Fed sẽ đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái khi tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất.
Mặc dù hầu hết các chuyên gia trên Phố Wall vẫn đang dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% ở cuộc họp chính sách vào tuần tới, nhưng dường như kỳ vọng về một đợt tăng 15 cũng đang tăng dần lên.
Báo cáo lạm phát công bố hôm 13/9 được coi như một lời xác nhận với thị trường rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% thậm chí là cao hơn trong tuần tới. Cụ thể, báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ (CPI) tháng 8 đã tăng 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức nào cao hơn dự báo của giới chuyên gia kinh tế là 8,1%. Dù con số này vẫn thấp hơn mức 8,5% của tháng 7 và 9,1% của tháng 6, nhưng lạm phát lõi, không tính giá thực phẩm và năng lượng vẫn tăng. Cụ thể, lạm phát lõi tháng 8 ghi nhận tăng 0,6% so với tháng 7, gấp đôi con số mà các chuyên gia dự báo trước đó.
Phần lớn thị trường đều dự báo sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất thêm 0,75% nữa, song rủi ro hiện tại là ngày càng có nhiều người nghiên về phương án tăng mạnh hơn. Sau khi báo cáo lạm phát công bố, giới đầu tư đã hoàn toàn loại bỏ phương án tăng 50 điểm. Trong khi đó, dữ liệu của CME Group cho biết, các nhà giao dịch lại đánh giá có 20% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất hơn 1%.
Được biết, giới chuyên gia kinh tế tại Nomura Securities đã thay đổi dự báo của họ về cuộc họp của Fed trong tuần tới, diễn ra vào 2 ngày 20-21/9. Theo đó, họ dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 1%, tiếp theo tăng 0,5% tại các cuộc họp vào tháng 11 và 12. Đồng thời công ty này nhận định rằng, báo cáo vừa qua đã cho thấy một loạt rủi ro lạm phát tiếp tục tăng có thể trở thành hiện thực.
Sam Stovall, trưởng phòng chiến lược đầu tư tại CFRA Research cho hay, Nếu Fed thực sự tăng lãi suất 1% trong tuần tới, mọi thứ sẽ rất đáng lo ngại vì điều đó đồng nghĩa với việc Fed không tự tin vào kế hoạch trước đó của mình và có thể thắt chặt quá mức, từ đó đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Trước đó, lần cuối cùng Fed tăng lãi suất thêm 1% là hơn 40 năm trước, khi ông Paul Volcker còn là chủ tịch Fed. Cụ thể, Fed đã tăng lãi suất 1% 7 lần trong giai đoạn tháng 11/1978 – tháng 5/1981 (sau khi ông Volcker nhậm chức). Lạm phát ở mức 9% vào tháng 11/1978 trước khi lên đỉnh 14,6% vào tháng 3/1980, còn lạm phát lõi là 8,5% ở cùng thời điểm trước khi đạt đỉnh 13,6% vào tháng 6/1980.
Thị trường chứng khoán đã và sẽ ra sao?
CFRA Research cho biết, thị trường chứng khoán trong giai đoạn đó đã mất gần 60%, với S&P 500 giảm trung bình 2,4% trong 1 tháng sau mỗi đợt tăng lãi suất 1%. Cổ phiếu vẫn trong xu hướng giảm trong 3 tháng, trung bình giảm 1,3% sau một đợt tăng lãi suất 1%. Cũng trong thời điểm đó, thị trường đã chững lại sau 6 tháng với S&P 500 tăng trung bình 0,1%.
Người đã thực hiện 6 trong 7 đợt tăng lãi suất 1% lịch sử đó chính là ông Volcker, trong đó, đợt đầu tiên là do người tiền nhiệm của ông, G. William Miller. Với tinh thần tập trung cao độ cho việc hạ nhiệt lạm phát bằng mọi cách cần thiết, ngay sau khi nhậm chức, ông Volcker ngay lập tức đã tăng lãi suất 1% 4 lần trong năm 1980. Tuy nhiên, điều thú vị là chỉ số S&P 500 lại tăng thêm 25% trong năm đó, dù sau các đợt tăng lãi suất lớn của Fed cùng cùng lại đẩy nền kinh tế vào suy thoái ở giai đoạn năm 1981-1982.
Trước ông Volcker, thời điểm những năm 1970, Chủ tịch Fed khi đó là ông Arthur Burns lại khá chậm chạp khi phản ứng với lạm phát gia tăng, do ông phân vân giữa việc tăng và giảm lãi suất. . Trưởng phòng chiến lược đầu tư tại CFRA Research cho rằng, điều quan trọng là vấn đề lạm phát không bao giờ có thể thực sự được giải quyết và Fed không có ý định mắc lại những sai lầm tương tự những năm 1970.
Mặc dù bối cảnh hiện tại có một số tương đồng với thời kỳ lạm phát cao cách đây 40 năm, nhưng nền kinh tế Mỹ lần này dường như mạnh mẽ hơn nhờ thị trường lao động cũng như chi tiêu ổn định. Tất nhiên vẫn còn phải xem liệu Fed có thể sắp xếp một cuộc hạ cánh mềm cho nền kinh tế hay không, hay chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh tay của họ lại đẩy nền kinh tế vào một cuộc suy thoái, tương tự như những gì đã xảy ra vào đầu những năm 1980 trong nhiệm kỳ của ông Paul Volcker.
Dữ liệu mới nhất công bố ngày 15/9 cho thấy, bức tranh kinh tế Mỹ vẫn còn rất lộn xộn với doanh số bán lẻ thấp hơn những gì kỳ vọng, tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần giảm, trong khi chỉ số sản xuất do Fed chi nhánh Philadelphia khảo sát lại tiêu cực.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn cho rằng nền kinh tế đang ổn định tính đến thời điểm hiện tại, đặc biệt nhờ thị trường lao động tăng mạnh. Điều này sẽ làm giảm kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất 1% trong tuần tới.
Ông Stovall cho rằng, nếu Fed tăng lãi suất thêm 1%, thị trường sẽ rơi vào một vòng tròn, khi đó thị trường chứng khoán sẽ chịu nhiều áp lực. Thị trường hiện tại dường như đã thông qua hay thích ứng được việc Fed tăng lãi suất thêm 0,75% và dường như không ai cho đó là tăng quá nhanh cả.