Việt Nam cần thận trọng khi FED tăng lãi suất
Tại hội nghị Jackson Hole năm nay, ông Jerome Powell - Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khá kiệm lời khi cho biết: "Thời gian tới, kinh tế Việt Nam phải đối mặt với các rủi ro ở cả trong lẫn ngoài nước, nổi bật là áp lực về nhập khẩu lạm phát và FED tăng lãi suất liên tục…".
Câu nói này đã phản ánh rõ ràng hiện trạng kinh tế Mỹ phải đối mặt: Trong quý I/2022, kinh tế liên tục tăng trưởng âm; Lạm phát cao nhất trong 40 năm nay (tháng 7 kỷ lục là 8,5%); Thắt chặt tiền tệ là cách duy nhất để lạm phát quay về mức 2%...
Tuy nhiên việc FED tăng lãi suất chống lạm phát đang đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào sự suy thoái sâu hơn, đây là kịch bản chắc chắn diễn ra, thông tin này khiến thị trường toàn cầu rúng động.
Ngoài ra, chuỗi cung ứng dài ngày đã vụn vỡ tại châu âu, chuỗi cung ứng mới của trục Mỹ - châu Âu - Nhật Bản vẫn chưa thành hình; Hàng trăm danh mục hàng hóa chiến lược chưa được xuất tại cảng Trung Quốc, tình trạng khan hiếm hàng hóa đã "nuôi" lạm phát rất tốt.
Nhóm nghiên cứu tại Viện chiến lược và chính sách tài chính của Bộ Tài chính cho biết, xu hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ tín dụng trên thế giới gây ra các ảnh hưởng nhất định tới kinh tế tài chính Việt Nam, nhất là thị trường tài chính tiền tệ.
Việc FED và các NHTW lớn toàn cầu đẩy lãi suất lên cao khiến mặt bằng lãi suất chung những nước này tăng theo. Đồng thời mức tăng trưởng lãi suất tiền gửi, gồm cả lãi suất trái phiếu Chính phủ. Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang xảy ra những biến động mạnh mẽ và khó lường thì dòng vốn quốc tế sẽ có xu hướng chảy về những khu vực có độ an toàn cao hơn.
Về lý thuyết, Việt Nam cũng đang chịu áp lực về dòng vốn từ nước ngoài đang rút dần ra khỏi thị trường chứng khoán khi lãi suất những đồng tiền ngoại tệ tăng cao.
Nhưng vì việc điều chỉnh lãi suất từ các nước đã được dự báo trước nên các nhà đầu tư đã chuẩn bị sẵn. Vì vậy, hiện tượng rút vốn quy mô lớn đã không xảy ra.
Việc lãi suất tăng gây ảnh hưởng tới tỷ giá các đồng tiền so với VND, bao gồm cả xu hướng tăng khi các nhu cầu cao hơn về đầu tư xuất hiện. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp lên hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp có tỷ trọng nội địa hóa trong sản xuất thấp.
"Việc ngoại tệ, nhất là đồng USD tăng giá so với VND đã làm tăng mức nợ phải trả cho Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam khi những khoản vay quốc tế được vay bằng ngoại tệ, thường là đồng USD.
Thời gian tới, kinh tế Việt Nam đối diện với những rủi ro cả trong và ngoài nước. Nổi bật là áp lực từ nhập khẩu lạm phát, FED tăng lãi suất, chuỗi sản xuất và cung ứng tại Trung Quốc bị đứt gay, vì ảnh hưởng từ chính sách Zero - Covid…" - Nhóm nghiên cứu nêu ra.
Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đặt, nhất là với bối cảnh các nước phát triển đang bình thường hóa chính sách tiền tệ thì sẽ tác động rõ hơn tới Việt Nam trong giai đoạn 2022 - 2023. Theo đó, nhóm chuyên gia khuyến nghị 5 giải pháp như sau:
Một là duy trì ổn định nền kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế cùng việc kiểm soát tốt dịch bệnh Covid - 19. Nhanh chóng triển khai những chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó là tăng cường đẩy mạnh giải ngân đầu tư công.
Hai là, tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, tài khóa, điều hành giá cả phù hợp. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt với những kịch bản khi có sự thay đổi của những NHTW lớn; Phối hợp tối ưu với chính sách tài khóa, đảm bảo ổn định mặt bằng lãi suất và tỷ giá nhằm kiềm chế lạm phát theo mục tiêu. Chú ý theo sát, phân tích và dự báo những diễn biến xấu trên thị trường tài chính - tiền tệ quốc tế. Phải xây dựng kịch bản ứng phó khi các NHTW, FED tăng biến động trên thị trường tài chính toàn cầu.
Ba là, kiểm soát chặt vấn đề lạm phát, quản lý mặt bằng cả trong và ngoài nước, thực hiện kế hoạch kiểm soát giá hàng hóa do Nhà nước quản lý, nhất là giá xăng dầu, điện, giá dịch vụ y tế - giáo dục… ngoài ra, phải tăng cường truyền thông với những biện pháp bình ổn giá, giảm tâm lý lạm phát cùng hiện tượng té nước theo mưa.
Bốn là, theo dõi các biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, chú ý những điều chỉnh tăng lãi suất để kịp thời có các cảnh báo cho doanh nghiệp; Điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối linh hoạt, chủ động để ổn định giá và góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp.
Năm là, duy trì việc khơi thông dòng vốn cho tăng trưởng xanh. Nghiên cứu và xây dựng chính sách lãi suất phù hợp trong việc cấp tín dụng xanh theo hướng ưu tiên lãi suất và các điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng đối với những dự án đầu tư thân thiện với môi trường, sử dụng thực phẩm sạch, năng lượng sạch; Những dự án tiết kiệm điện nước, năng lượng, nhiên liệu, giảm chất thải, ô nhiễm…
Các giải pháp đã và đang được các NHTW áp dụng để khuyến khích tín dụng xanh và phát triển ngân hàng xanh như: Tăng tổng dư nợ cho các ngân hàng có dư nợ tín dụng xanh nhiều; Giảm dự trữ bắt buộc tương ứng với mức độ cho vay xanh; Tăng yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc và thanh khoản đối với ngân hàng nào cho vay các dự án có tổn thất thiệt hại lớn đối với môi trường; Áp dụng giảm lãi suất góp vốn đối với ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường tốt khi cấp tín dụng.
Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục hoàn thiện hệ thống vận hành, quản lý rủi ro xã hội và môi trường một cách toàn diện; Hình thành bộ máy tổ chức để thực hiện việc quản lý, đánh giá rủi ro môi trường - xã hội, giám sát các hoạt động ngân hàng xanh, tín dụng xanh.