meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thị trường bất động sản và vấn đề “giải cứu” niềm tin

Thứ ba, 22/11/2022-07:11
Thị trường trái phiếu đang đi vào khúc cua có thể sẽ khiến nhiều doanh nghiệp “ngã ngựa”, đổ rạp. Nguyên nhân lớn của tình trạng này là do bị mất niềm tin của thị trường.

Lo ngại hiệu ứng “domino”

Thị trường vốn trong đó có cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp một tháng qua, đã “đóng băng” khi không phát hành mới, không người mua mới và chỉ có một công ty duy nhất huy động nợ.


Thị trường vốn trong đó có cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp một tháng qua, đã “đóng băng” khi không phát hành mới, không người mua mới và chỉ có một công ty duy nhất huy động nợ.
Thị trường vốn trong đó có cả thị trường trái phiếu doanh nghiệp một tháng qua, đã “đóng băng” khi không phát hành mới, không người mua mới và chỉ có một công ty duy nhất huy động nợ.

Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp không dư tiền, không thừa thanh khoản, không phải mua lại để giảm chi phí, giảm nợ mà bắt buộc phải mua lại theo yêu cầu của người sở hữu trái phiếu theo quy định của Nghị định 65 trong khi đang gặp khó khăn vì các cửa vốn đang đóng lại. Và việc mua lại trái phiếu trước hạn đâu đó có cả nỗi sợ “dẫn chiếu” của các trường hợp doanh nghiệp bị điều tra sai phạm trong phát hành trái phiếu trước đó.

Đây chính là “bế tắc” của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản hiện nay. Trên thực tế, đã có một số công ty phát hành trái phiếu đã phải gặp gỡ nhà đầu tư và cam kết về việc thanh toán các lô trái phiếu đến hạn đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, điều này cũng chưa đủ để các nhà đầu tư yên tâm nên doanh nghiệp buộc phải lên kế hoạch mua lại trái phiếu trước hạn.

Trong bối cảnh vừa phải lo vốn để hoạt động, vừa phải mua lại trái phiếu trước hạn đã khiến doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn.

Thông cáo mới đây của Bộ Tài chính cho biết, việc phát triển lệch lạc của thị trường thì các bên tham gia tất yếu phải chịu trách nhiệm. Bên bán – doanh nghiệp tự vay phải tự trả, tự chịu trách nhiệm. Người mua – người góp vốn đầu tư thì lãi hưởng, rủi ro “ráng” chịu. Nguyên tắc này không sai và hoàn toàn theo thông lệ quốc tế cũng như quy định pháp luật của Việt Nam.


Trong bối cảnh vừa phải lo vốn để hoạt động, vừa phải mua lại trái phiếu trước hạn đã khiến doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn.
Trong bối cảnh vừa phải lo vốn để hoạt động, vừa phải mua lại trái phiếu trước hạn đã khiến doanh nghiệp đã khó lại càng khó hơn.

Tuy nhiên, việc thị trường trái phiếu một lần nữa ở khúc ngoặt, đường cua quá gấp có thể khiến nhiều doanh nghiệp… “đổ rạp”. Tất nhiên, bản thân doanh nghiệp phải tìm được phương án cơ cấu lại và tìm phương án trả nợ. Nhà đầu tư, người dân cần tìm được phương thức đối thoại với doanh nghiệp. Thời điểm này, nếu hàng loạt doanh nghiệp không cơ cấu lại, không tìm được phương thức trả nợ cho nhà đầu tư, đối thoại bất thành thì nguy cơ vỡ nợ có thể “domino” chứ không dừng lại ở vài trường hợp đơn lẻ. Thị trường bất động sản gắn liền với hơn 40 ngành, lĩnh vực rồi sẽ ra sao?

Có lẽ, câu chuyện trái phiếu doanh nghiệp không chỉ riêng ở doanh nghiệp bất động sản. Các doanh nghiệp các ngành khác như ngân hàng, công ty sản xuất, năng lượng, dịch vụ,… cũng đã và đang phải thu xếp để mua lại trái phiếu trước hạn.

Mới đây, Trung Quốc cũng đã phải chi hơn 30 tỷ USD giải cứu – mua trái phiếu doanh nghiệp trực tiếp sau một thời gian để mặc thị trường thu xếp.

Rõ ràng, cần khôi phục lại niềm tin của thị trường bằng các hành động cụ thể, nếu không sẽ khó để thị trường trái phiếu phát triển ổn định và trở về đúng vị trí là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp như mục tiêu đề ra của các cơ quan quản lý.

Nói như Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, nguyên nhân sụt giảm cần đánh giá kĩ nhưng quan trọng nhất đó là niềm tin của thị trường đang bị mất đi. Vì vậy, điều quan trọng là phải dần lấy lại niềm tin cho thị trường.

Tăng lòng tin của nhà đầu tư

Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM Công ty Chứng khoán DSC cho rằng, thời gian qua, thị trường chứng khoán là vấn đề của dòng tiền còn thị trường trái phiếu là vấn đề của niềm tin. Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng của niềm tin trên thị trường trái phiếu. Một trong những nguyên nhân đó là do thiếu thông tin tới nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân. Tuy chúng ta chưa có vỡ nợ trái phiếu nào xảy ra nhưng nỗi sợ vô hình rất lớn. Cả thị trường vẫn có trái phiếu tốt. Nhưng nỗi sợ chung khiến nhà đầu tư sợ cả thị trường trái phiếu. Trong tổng thể thị trường, chúng ta cần lo ngại nhưng phải lo ngại cụ thể. Điểm thứ hai đó là thị trường thiếu tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín nhận định các cổ phiếu rủi ro, không rủi ro cùng với đó là các tiêu chí điều kiện phát hành trái phiếu minh bạch, chặt chẽ.


Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM - Công ty Chứng khoán DSC.
Ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP.HCM - Công ty Chứng khoán DSC.

Nhiều chuyên gia đặt vấn đề, thời gian qua, liên tục các app huy động vốn và một số vụ vỡ nợ, mất vốn rất rủi ro mà nhà đầu tư vẫn “lao” vào. Trong khi đó thị trường trái phiếu vẫn có những trái phiếu tốt và trái phiếu không tốt nhưng tỷ lệ mã chưa tốt rất nhỏ. Không nên vì những rủi ro nhỏ mà mất lòng tin với cả thị trường và nguy cơ sụp đổ cả thị trường. Điểm mấu chốt đó là nhà đầu tư cần phải biết sàng lọc, phân biệt, xem xét để lựa chọn trái phiếu của các doanh nghiệp uy tín, có thể lựa chọn trái phiếu phát hành từ ngân hàng, nhóm trái phiếu này lãi suất thấp hơn doanh nghiệp nhưng độ an toàn cao hơn. Bên cạnh đó cần tìm hiểu, xem xét giá trị thương hiệu, phương án, kết quả kinh doanh, phân tích dòng tiền của doanh nghiệp. Ngoài ta, các doanh nghiệp lớn, uy tín, có thâm niên trên thị trường cũng có thể đầu tư, vì với định hướng phát triển hàng chục thậm chí hàng trăm năm, chắc chắn họ sẽ không thể đánh đổi một vài khoản nợ mà thất tín với nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, về hành lang pháp lý cũng cần có lộ trình, dẫn dắt, đi đến đích là tạo lập thị trường thực sự là tín nhiệm, là lòng tin chứ không phải đặt ra điều kiện kinh doanh.

Bên cạnh việc lấy lại niềm tin, danh nghiệp, nhà đầu tư, người dân đang vô cùng mong ngóng những chính sách, thông điệp ổn định thị trường.

Mới đây, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã chính thức được thành lập do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm Tổ trưởng với nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp. 

"Cộng đồng doanh nghiệp, khách hàng, nhất là người mua nhà và nhà đầu tư đều rất kỳ vọng Tổ công tác sẽ khẩn trương xem xét, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết để sớm tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án bất động sản, đô thị, nhà ở thương mại để góp phần phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định xã hội.

Bởi lẽ, thị trường bất động sản là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, đóng góp khoảng 11-13% GDP, liên quan đến hơn 35 ngành nghề thuộc hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và góp phần bảo đảm an sinh xã hội về nhà ở cho người dân", ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết. 

HÀ PHƯƠNG
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước