Vẫn "nín thở" với áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2023
BÀI LIÊN QUAN
Chiết khấu giá bán trái phiếu nhưng nhà đầu tư vẫn không thấy lực cầuThị trường trái phiếu cần được "gỡ rối" như thế nào?Mở lối "hạ cánh mềm" trái phiếu doanh nghiệp khi thị trường rơi dần vào trạng thái tắc nghẽn thanh khoảnDoanh nghiệp tích cực mua lại trái phiếu trước hạn
Số liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam cho thấy, 9 tháng đầu năm 2022 đã có 142.000 tỷ đồng trái phiếu được các doanh nghiệp mua lại, tăng 67% so với cùng kỳ. Trong đó ngân hàng và doanh nghiệp bất động sản là hai nhóm đi đầu mua lại trái phiếu.
Tính tới hết quý 3/2022, số dư trái phiếu doanh nghiệp chỉ còn ở mức 1,3 triệu tỷ đồng, giảm 200 ngàn tỷ đồng so với cuối năm 2021, trong đó trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chỉ chiếm 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng, hiện có số lưu hành là 455 ngàn tỷ đồng.
Vì sao nghiên cứu chỉ ra đầu tư vào LEGO thu lợi vượt xa vàng, chứng khoán hay trái phiếu?
Hiện nay, LEGO đang có xu hướng tăng giá lên đến 11% mỗi năm và hiện đã trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn bên cạnh các hướng đầu tư truyền thống.Chuyên gia nhận định: Trái phiếu không phải sản phẩm tiết kiệm, cần phải khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư
Theo các chuyên gia, trái phiếu doanh nghiệp vẫn có những rủi ro nhất định và các nhà đầu tư cá nhân cũng cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp cũng như các cách thức quản trị rủi ro.CEO WiGroup: Thách thức năm 2023 đến từ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Theo như nhìn nhận của ông Trần Ngọc Báu - CEO WiGroup, vấn đề của tỷ giá trong năm nay đến từ bên ngoài, nhưng sang năm 2023 sẽ là vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Vì thế, nhiều khả năng lãi suất huy động năm 2023 có thể sẽ tăng lên mức xấp xỉ 10%.Trên chuyên trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp của HNX, loạt doanh nghiệp triển khai mua lại trái phiếu trước hạn mới đây, cũng ghi danh tiếp nhiều công ty bất động sản.
Mới đây, trang thông tin trái phiếu doanh nghiệp của HNX đã thông báo mua lại trái phiếu trước hạn của Hải Phát Retail. Cụ thểm lô trái phiếu công ty này huy động vào cuối năm 2021 với trị giá 100 tỷ đồng, kỳ hạn 15 tháng đã được mua dần mỗi đợt vài tỷ đồng vừa tiếp tục hoàn tất thêm đợt mua 4 tỷ đồng, hạ khối lượng theo mệnh giá xuống 54.900, tương đương 54,9 tỷ đồng.
Một đơn vị khác là Sunshine Homes cũng đã phê duyệt mua lại trước hạn toàn bộ trái phiếu riêng lẻ phát hành ngày 30/12/2020 và đáo hạn ngày 30/12/2022 có mã SSHCH2022001 có khối lượng phát hành 2.000 tỷ đồng, khối lượng lưu hành là 500 tỷ đồng. Theo Sunshine, Ngân hàng SCB, đơn bị bảo lãnh thanh toán đối với trái phiếu bị đặt dưới sự kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước dẫn tới tổ chức phát hành là Sunshine phải mua lại trước hạn bắt buộc.
CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (AGG) cũng thông tin về việc mua lại trái phiếu trước hạn 300 tỷ đồng. Lô trái phiếu AGG mua lại nằm trong đợt phát hành huy động giá trị 600 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng có loạt doanh nghiệp khác cũng đã có kết quả mua lại trái phiếu trước hạn như: CTCP Bất động sản Vinaconex đã mua lại trái phiếu trước hạn 550 tỷ đồng; WTOC - Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng mua lại trái phiếu trước hạn 69,6 tỷ đồng trong giá trị phát hành 600 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Đắk Lắk cũng mua lại hơn 66 tỷ đồng trái phiếu trước hạn của lô trái phiếu 600 tỷ đồng;
Theo các chuyên gia, doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều khó khăn do dòng vốn tín dụng bị siết chặt, doanh nghiệp phải chật vật xoay sở. Nhiều doanh nghiệp phải cắt lỗ, giảm lợi nhuận, tăng chiết khấu,… để có dòng vốn xử lý các lô trái phiếu đến hạn.
Việc mua lại trái phiếu trước hạn được đánh giá có mặt tích cực bởi khi mua lại trái phiếu, doanh nghiệp sẽ giảm hệ số nợ/ số vốn chủ sở hữu đồng thời không phải trả chi phí lãi vay đang ở mức khá cao. Qua đó, doanh nghiệp có thể cải thiện các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên, nó cũng có mặt tiêu cực là doanh nghiệp bị suy giảm dòng tiền và trong bối cảnh doanh nghiệp cần vốn nhưng các kênh đều rất khó khăn thì điều này sẽ rất bất lợi.
Trong khi đó, hoạt động phát hành trái phiếu đang có đà giảm sút đã tạo tác động kép khiến số dư trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành giảm đi đáng kể và khiến rủi ro với hệ thống tài chính được kiểm soát. Tuy nhiên, việc phát hành mới cũng khiến doanh nghiệp phải gánh chi phí cao hơn trong bối cảnh lãi suất đã tăng cao so với giai đoạn trước. Bên cạnh đó, khả năng chào bán và phân phối trái phiếu cũng không còn dễ dàng như trước đây.
Chưa thể "thở phào"
Đánh giá về hoạt động mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho rằng, điều này sẽ giảm áp lực rủi ro nợ đáo hạn, đồng thời giảm đáng kể áp lực vỡ nợ dây chuyền. Tuy nhiên, thời gian tới, lượng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn còn rất lớn.
Báo cáo mới đây của Công ty chứng khoán VNDirect cho thấy, trong quý 4/2022, ước tính tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đáo hạn đạt mức 58.840 tỷ đồng, giảm 9,1% so với quý 3 nhưng lại tăng 87,7% so với cùng kì năm 2021. Bất động sản vẫn là nhóm ngành chiếm tỷ trong lớn nhất về giá trị trái phiếu đáo hạn với 20.071 tỷ đồng tương đương 34,1%. Con số này giảm 40,3% so với quý 3 nhưng tăng 65,2% so với cùng kì. Trong đó CTCP Bách Hưng Vương (2.980 tỷ đồng), CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (3.000 tỷ đồng) là những doanh nghiệp có giá trị đáo hạn cao nhất.
Còn theo ước tính của CTCK VCBS, trong năm 2023 và năm 2024, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn ước khoảng 790 nghìn tỷ đồng, chiếm gần một nửa khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành, có thể kéo theo nhu cầu phát hành để đảm bảo nhu cầu vốn của các doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, VCBS cho rằng, cần theo dõi khối lượng đáo hạn, khá năng trả gốc và lãi trái phiếu và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Đồng nghĩa, có thể tăng rủi ro thanh khoản với thị trường tài chính nếu không có các biện pháp kiểm soát tốt.
Theo VDSC, riêng ngành bất động sản trong năm 2023 sẽ có khoảng 139 ngàn tỷ đồng trái phiếu sẽ đáo hạn, chiếm khoảng 36% tỷ trọng giá trị đáo hạn năm 2023, tương đương 9% dư nợ tín dụng ngân hàng tăng thêm trong năm 2022.
VDSC đánh giá, do nhà đầu tư nắm trái phiếu chủ yếu là các cá nhân hiện nay tiềm tin đang bị ảnh hưởng, cùng với bối cảnh các quy định chặt chẽ hơn của NĐ 65/2022 NĐ-CP và hạn chế trong tiếp cận vốn vay bị ảnh hưởng nên khả năng đảo nợ trái phiếu của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các rủi ro về nợ xấu và tăng lãi suất của thị trường từ khả năng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới cũng rất đáng chú ý.
Chuyên gia Kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển dự báo, do Nhà nước tiếp tục xử lý và làm lành mạnh hệ thống ngân hàng nên nhiều khả năng, dòng tiền sẽ tiếp tục khó khăn trong ba tháng tới. Khó khăn sẽ giảm dần trong quý 1/2023 và có thể ổn định trở lại trong quý 2/2023. Về phía doanh nghiệp bất động sản, TS Đinh Thế Hiển cho rằng, nhóm doanh nghiệp này sẽ phải mất ít nhất 6 tháng nữa đối đầu với khó khăn của dòng tiền. Đây là tình trạng chung vì vậy, doanh nghiệp bất động sản cần quản lý dòng tiền, đồng thời cân bằng giữa khả năng huy động và khả năng sử dụng dòng tiền.
Còn theo TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, làn sóng tháo chạy khỏi thị trường trái phiếu vẫn chưa dừng lại thì việc doanh nghiệp bất động sản đảo nợ trái phiếu sẽ còn khó khăn.
Từ đó, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, nhà đầu tư cần bình tĩnh, không hành động theo tâm lý đám đông. Đồng thời, cơ quan quản lý cũng cần tham gia hỗ trợ, lên tiếng để ngăn tình trạng này tiếp diễn.
Bên cạnh đó, việc thiếu thông tin cũng là một trong các nguyên nhân khiến nhà đầu tư tháo chạy khỏi trái phiếu. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phát hành đầu tiên phải minh bạch thông tin, cung cấp các đánh giá độc lập để khẳng định vị trí cũng như hoạt động của doanh nghiệp mình.