CEO WiGroup: Thách thức năm 2023 đến từ lạm phát, tăng trưởng kinh tế và vấn đề của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
BÀI LIÊN QUAN
Mặt bằng lãi suất huy động tăng trung bình 300 - 400 điểm cơ bản so với cuối năm 2021 Lộ diện “nạn nhân” đầu tiên của Fed trước áp lực lãi suất thế chấp tăng mạnhFed tiếp tục tăng lãi suất thêm 0,75%, ra tín hiệu sẽ “nhẹ tay” hơn vào tháng 12Nhằm kiềm chế lạm phát, hàng loạt ngân hàng trung ương có xu thế gia tăng lãi suất. Các chuyên gia dự báo, lãi suất điều hành của Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng lên mức 10% vào năm tới. Đồng thời, các chuyên gia cũng phân tích rằng, dù lãi suất của Việt Nam đang trên đà tăng chậm nhưng sẽ khó có thể tránh khỏi xu hướng gia tăng lãi suất đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.
Ngày 2/11 vừa qua (theo giờ địa phương) đã diễn ra cuộc họp chính sách, ngay trong cuộc họp này Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định gia tăng lãi suất thêm 0,75 điểm %, đưa lãi suất liên bang lên mức 3,75-4%. Được biết, đây là lần Fed tăng 0,75 điểm phần trăm thứ tư liên tiếp, đồng thời cũng là lần tăng lãi suất lần thứ 6 kể từ tháng 3 năm nay.
Đến trưa ngày 3/11 theo giờ địa phương, nối gót Fed Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cũng đã công bố quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm % lên 3% sau cuộc họp của Uỷ ban Chính sách Tiền tệ (MPC) thuộc BoE. Đáng chú ý, kể từ năm 1989 thì đây được coi là lần tăng lãi suất lớn nhất của BoE.
Mới hồi đầu tháng 11 này, nhóm chiến lược gia của JPMorgan cũng đã dự báo về việc Fed sẽ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,5 điểm % trong tháng 12 tới, đến quý đầu năm sau sẽ tiếp tục tăng thêm 0,25 điểm % trước khi chấm dứt chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của mình. Cụ thể, báo cáo của JPMorgan có ghi rõ: “Chu kỳ tăng lãi suất hàng loạt cũng như mạnh nhất trong vòng 40 năm qua sẽ chính thức chấm dứt vào đầu năm sau. Nhiều tín hiệu cho thấy, nhịp độ thắt chặt của các ngân hàng trung ương đã đạt đỉnh, bất kỳ một đợt tăng lãi suất nào trong thời gian tới cũng sẽ có những bước nhảy nhỏ hơn”.
Năm 2023, lãi suất huy động có thể ở mức 10%
Đưa ra bình luận về diễn biến thị trường tài chính trên thế giới, ông Trần Ngọc Báu - CEO của WiGroup chỉ ra, quan điểm của Fed trong buổi phát biểu vừa qua chủ yếu tập trung vào 3 thông điệp chính đó là: Sẽ tiếp tục tăng lãi suất, tốc độ tăng sẽ chậm lại và duy trì lâu dài hơn. Cũng theo như phân tích của CEO WiGroup, Fed nhiều khả năng sẽ tiếp tục gia tăng lãi suất, tuy nhiên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ không tăng sốc mà chia thành nhiều lần tăng, mỗi lần chỉ tăng khoảng 25-50 điểm, sau đó tiếp tục duy trì mức lãi suất cao cho đến hết năm 2023.
Khi nhận định về thị trường trong nước, ông Trần Ngọc Báu dự báo rằng, lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại trong năm tới sẽ ở mức xấp xỉ 10%. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay cũng khó có thể duy trì được như mặt bằng hiện tại mà chắc chắn sẽ cao dần lên. CEO WiGroup lý giải rằng, một khi Fed duy trì lãi suất ở mức 5% đến 5,5%, chắc chắn lãi suất qua đêm của liên ngân hàng Việt chắc chắn không thể thấp hơn mức 5,5% mà tăng lên khoảng 7-8% thay vì mức 6-7% giống như thời điểm hiện tại. Bên cạnh đó, lãi suất điều hành cũng sẽ giao động trong khoảng 4,5% đến 6%. Còn một điểm khác cần phải chú ý đó là, biên độ lãi suất giữa trần và sàn hiện nay vẫn còn đang khá hẹp, Ngân hàng Nhà nước liên tục phải bơm – hút ròng.
Với những yếu tố trên, đại diện WiGroup nhận định: “Từ nay cho đến cuối năm, nhiều khả năng vẫn có một đợt tăng lãi suất từ 0,5-1% với mục đích đưa lãi suất chính sách về trạng thái ổn định, sau đó giữ ở mức cao trong năm 2023”.
Liên quan đến vấn đề này, mới đây Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nhiều khả năng sẽ điều chỉnh tăng lãi suất điều hành thêm ít nhất từ 0,5 đến 1 điểm % trong quý cuối năm nay và đầu năm sau. Thời điểm hiện tại, lãi suất điều hành đã quay về thời điểm trước dịch, tương đương với cuối năm 2019. Chính vì thế, dư địa tăng tiếp lãi suất điều hành chủ yếu phụ thuộc vào diễn biến áp lực của các yếu tố bên ngoài như Fed, diễn biến chỉ số DXY, đồng NDT; ngoài ra còn tùy thuộc vào tình hình lạm phát trong nước cũng như áp lực mất giá của tiền đồng (gồm cung-cầu ngoại tệ, triển vọng cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối cũng như thanh khoản tiền đồng).
Vì thế, theo các chuyên gia, cả ba yếu tố ở trên đều đang hỗ trợ khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất điều hành trong thời gian tới.
Tốc độ tăng lãi suất nhiều khả năng sẽ chậm lại
Ông Trần Ngọc Báu cũng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước thời điểm hiện tại sẽ không cần phải tăng lãi suất trong bối cảnh tỷ giá đã bớt áp lực hơn trước. Dù có phải tăng lãi suất, tốc độ tăng trong những tháng tới sẽ chậm hơn rất nhiều. Nguyên nhân bởi, lãi suất tại thị trường hiện chỉ còn cách lãi suất kỳ vọng 0,5-1%, xấu nhất là 1,5-2%. Ngân hàng Nhà nước sẽ tính đến việc tăng lãi suất để ổn định kinh tế vĩ mô cũng như cố gắng giữ mặt bằng lãi suất thấp trong bối cảnh áp lực quá lớn.
Đáng chú ý, những áp lực trong thị trường một cùng với các vấn đề trái phiếu đã và đang gây áp lực đáng kể đến kỳ vọng tăng lãi suất của người dân. Vì thế, Ngân hàng Nhà nước hiện đang phải giảm kỳ vọng này thông qua việc dừng phát tín hiệu tăng lãi suất mạnh, cố gắng ổn định tâm lý thị trường. CEO WiGroup nhận định: “Chúng ta vẫn sẽ tăng lãi suất nhưng trong bối cảnh bên trên kẹp bởi lãi suất, bên dưới kẹp bởi tỷ giá, căng thẳng thị trường môt và trái phiếu nên vùng điều hành của Ngân hàng Nhà nước không đủ rộng”.
Thời điểm hiện tại, dù diễn biến bên ngoài đã bớt áp lực hơn, thế nhưng ông Báu nhận định, diễn biến bên trong thị trường tài chính Việt đang chuyển biến xấu một cách nhanh chóng do bị ảnh hưởng bởi lạm phát và trái phiếu. Đối với yếu tố lạm phát, có nhiều yếu tố tác động khiến mặt bằng giá cả tăng lên, đặc biệt đến cuối năm sẽ càng rõ ràng hơn và dự kiến sẽ duy trì sang cả năm tới. Trong thị trường tài chính, tổng vốn tín dụng cũng đã vượt qua tổng vốn huy động; đồng thời áp lực từ việc tăng lãi suất là vô cùng rõ rệt.
Cuối năm nay, thị trường trái phiếu sẽ đáo hạn một lượng lớn, đến năm sau cũng đáo hạn khoảng 300.000 – 400.000 tỷ đồng, điều này cho thấy nhu cầu tín dụng vẫn còn khá cao khiến mặt bằng lãi suất khó có thể giảm. Theo đánh giá của ông Báu, vấn đề của tỷ giá trong năm nay đến từ bên ngoài, nhưng sang năm 2023 sẽ là vấn đề về lạm phát, tăng trưởng kinh tế và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.