Vì sao nghiên cứu chỉ ra đầu tư vào LEGO thu lợi vượt xa vàng, chứng khoán hay trái phiếu?
BÀI LIÊN QUAN
Năm 2024, lô hàng đồ chơi Lego đầu tiên sản xuất tại Việt Nam ra mắt thị trường Chân dung “gã khổng lồ” Lego: Khởi đầu từ xưởng mộc nhỏ phá sản đến doanh nghiệp được ví như "Apple của thế giới đồ chơi"Doanh thu của Lego đạt kỷ lục bất chấp dịch bệnh và lạm phátLEGO có giá trị hơn cả vàng?
Trong một nghiên cứu thời gian gần đây được xuất bản bởi Tạp chí Research in International Business and Finance đã đưa ra một quan điểm nghiêm túc về lời khuyên đầu tư. Cụ thể, các nhà kinh tế học ở Đại học Kinh tế cao cấp (HSE) ở Nga đã phát hiện ra rằng những bộ LEGO nhằm mang đến lợi tức đầu tư cao hơn hầu hết các lựa chọn đầu tư khác để thay thế.
Cũng theo đó, đội ngũ tác giả của nghiên cứu này cũng đã tiến hành phân tích của hơn 2000 bộ Lego nguyên seal và được bán ra từ năm 1987 đến năm 2015. Họ cũng nhận thấy rằng giá thị trường của các bộ LEGO đã ngừng sản xuất và tăng ít nhất là 11% mỗi năm khi được bán ở trên những thị trường thứ cấp. Con số này cũng đã cao hơn lợi nhuận trung bình mà vàng, cổ phiếu và trái phiếu hay những hình thức đầu tư khác mang đến.
Phía sau câu chuyện nhà máy LEGO 1 tỷ USD tại Bình Dương: Chậm chuyển đổi năng lượng sẽ bị đào thải
Ngày 3/11, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã tổ chức buổi khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 6 của LEGO trên toàn cầu và là nhà máy đầu tiên trung hòa carbon của tập đoàn.Khởi công xây dựng nhà máy LEGO 1 tỷ USD: Đồ chơi “made in Việt Nam” sẽ xuất xưởng vào năm 2024
Sáng ngày 3/11, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) chính thức khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trị giá 1 tỷ USD tại tỉnh Bình Dương. Đây là dự án có mức đầu tư lớn nhất tại Việt Nam của doanh nghiệp đến từ Đan Mạch và là một phần của chiến lược mở rộng chuỗi cung ứng của Tập đoàn.Theo Victoria Dobrynskaya - giáo sư kinh tế và tài chính tại HSE đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu cho thấy, chúng ta vẫn cho rằng mọi người sẽ thường mua những món trang sức hay những món đồ cổ cùng các tác phẩm nghệ thuật giống như một khoản đầu tư tốt về dài lâu. Mặc dù vậy thì vẫn còn đó rất nhiều sự lựa chọn thay thế khác, ví dụ như sưu tập đồ chơi. Ở trên thị trường LEGO thứ cấp thì có đến hàng chục nghìn giao dịch đã được phát sinh. Và dù có nhiều bộ xếp hình có giá trị rất nhỏ nhưng rõ ràng rằng đây là một thị trường lớn và là một mảnh đất màu mỡ mà hiếm có các nhà đầu tư truyền thống nào để mắt đến.
Vì sao LEGO lại có giá trị lớn như thế?
Theo các nhà nghiên cứu lý giải về việc vì sao có không ít người sẵn sàng chi tiền để có thể sở hữu cho mình những bộ xếp hình độc đáo của LEGO. Và một trong những lý do lớn nhất chính là có một vài bộ được sản xuất với số lượng siêu có hạn và không phải ai cũng có được nhu cầu bán đi những món đồ chơi của mình sau khi đã mua được chúng.
Không những thế, LEGO cũng đã tiến hành sản xuất mẫu xếp hình của mình từ những năm 1960 đến tận ngày nay. Và trải qua nhiều thập kỷ thăng trầm thì họ cũng đã sở hữu được cho mình lượng người hâm mộ hùng hậu và họ cũng đã sở hữu cho mình lượng người hâm mộ hùng hậu và trong đó không thiếu những người trưởng thành - những người mà thường có xu hướng tìm nhà mua sản phẩm cũ để có được cảm giác hoài niệm về tuổi thơ của họ.
Những điều cần biết trước khi xuống tiền đầu tư là gì?
Cũng tương tự như bất kỳ một khoản đầu tư nào thì điều quan trọng nhất là phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về yếu tố mà bản thân sắp đầu tư vào.
Đầu tiên chính là mức giá của những bộ xếp hình LEGO ở trên thị trường thứ cấp đã thay đổi rất nhiều so với mức giá niêm yết và có thể giảm đến 5)% hoặc là sẽ tăng đến 600%/năm. Thông thường thì con số này cũng sẽ tăng lên sau khoảng thời gian từ 2 - 3 năm kể từ khi bộ LEGO đó ngừng sản xuất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư LEGO cũng sẽ phải tính đến cả chi phí lưu trữ những bộ đồ chơi này để chờ cho đến lúc được giá.
Điều thứ hai chính là các nhà nghiên cứu cũng cho biết giá trị của những bộ LEGO có kích thước nhỏ hoặc lớn cũng sẽ tăng nhanh so với những bộ sở hữu kích thước trung bình. Bên cạnh đó thì những mẫu xếp hình có tốc độ tăng trưởng vượt trội nhất ở trên thị trường thứ cấp sẽ thường liên quan đến chủ đề như tòa nhà, phim ảnh hay các lễ hội quy mô lớn và nổi tiếng. Không những thế, các sản phẩm có phiên bản giới hạn hay chỉ được bán ở những sự kiện đặc biệt cũng sẽ thường được rao bán với mức giá rất cao.
Và dù buôn bán LEGO có thể là một khoản đầu tư tuyệt vời nhưng đây cũng không phải là một thị trường mà ai cũng có thể nhảy vào. Theo Giáo sư Dobrynskaya thì mặc dù lợi nhuận của các bộ LEGO ở trên thị trường thứ cấp nói chung là rất cao nhưng không phải là tất cả các bộ đều thành công tương tự nhau.
Ông nói thêm rằng, không chỉ dừng ở đấy, nếu như muốn đầu tư LEGO cũng phải vào chơi và có kiến thức về những bộ xếp hình. Đến thời điểm hiện tại có hàng vạn set LEGO đang được bán ra ngoài thị trường nhưng sau cũng chỉ có những fan chân chính mới biết phân tích thị trường cũng như quyết định mạo hiểm với những set có tiềm năng sẽ thu về rất nhiều ở trong tương lai.
Tập đoàn LEGO đã tiến hành khởi phát trong phân xưởng của Ole Kirk Christiansen (7/4/1891 – 11/3/1958), ông vốn dĩ là một thợ mốc đến từ Billund, Đan Mạch và đã bắt đầu làm các đồ chơi bằng gỗ từ năm 1932. Đến năm 1934, công ty của ông đã chính thức đổi tên thành LEGO.
LEGO chính là chữ viết tắt của từ “Leg Godt”, ở trong tiếng Đan Mạch có nghĩa là chơi hay còn ở trong tiếng Latin là nó lại có nghĩa rằng “tôi xếp chúng lại với nhau”. Đồ chơi LEGO đã bao gồm những thanh nhựa hình viên gạch nhiều màu được cài vào nhau, hình nhân dạng mini và nhiều bộ phận khác nữa.
Được biết, những viên gạch LEGO có thể sẽ được lắp ráp và kết nối theo nhiều cách để có thể tạo ra được nhiều đồ vật ví dụ như xe cộ, tòa nhà và cả những robot làm việc,...