Khởi công xây dựng nhà máy LEGO 1 tỷ USD: Đồ chơi “made in Việt Nam” sẽ xuất xưởng vào năm 2024
Theo VnExpress, lễ khởi công có sự góp mặt của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Việt Nam Phạm Bình Minh và Thái tử Frederik - người kế vị Hoàng gia Đan Mạch.
Nhà máy được đặt tại khu công nghiệp VSIP 3 (tỉnh Bình Dương) với tổng diện tích là 44ha (tương đương với 62 sân bóng đá), tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD. Đây là nhà máy thứ 6 trên thế giới và thứ 2 tại châu Á của LEGO, cũng là khoản đầu tư lớn nhất của nhà đầu tư Đan Mạch vào Việt Nam từ trước tới nay, dự kiến sẽ tạo ra 4.000 việc làm cho người lao động.
Doanh thu của Lego đạt kỷ lục bất chấp dịch bệnh và lạm phát
Trong giai đoạn đại dịch, hiếm có công ty nào như Lego ghi nhận mức lợi nhuận tăng trưởng cao. Lego gây ấn tượng mạnh về lợi nhuận nhờ các mô hình đồ chơi lắp ghép thú vị đã thu hút được người dùng ở mọi lứa tuổi. Họ vốn đang tìm những cách để giải trí trong giai đoạn phải ở nhà giãn cách.Chân dung “gã khổng lồ” Lego: Khởi đầu từ xưởng mộc nhỏ phá sản đến doanh nghiệp được ví như "Apple của thế giới đồ chơi"
Có thể thấy, chỉ trong thời gian 12 năm mà gã khổng lồ đồ chơi Lego đã đi từ bờ vực phá sản để có thể trở thành thương hiệu quyền lực nhất trên thế giới.Amazon, Lego... chọn Việt Nam, đón tiền tỷ USD hàng nghìn ha đất tăng giá
Theo Nikkei Asia, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Amazon Web Services (AWS) Phil Davis cho biết, Amazon có kế hoạch bổ sung mạng lưới các trung tâm dữ liệu khổng lồ của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng cách xây dựng các trung tâm dữ liệu khu vực.Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO - Ông Niels B. Christiansen cho biết: “Ngày hôm nay sẽ là một dấu mốc quan trọng đối với Tập đoàn LEGO khi thành công tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà máy thứ 6 trên toàn cầu, đây cũng là nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của LEGO.
Điều này đã cho phép chúng tôi mang những phương pháp học tập qua việc vui chơi tới nhiều trẻ em hơn và tạo được sự phát triển lâu dài tại châu Á - Thái Bình Dương, đồng thời giúp LEGO sớm thích nghi và đáp ứng sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng.
Chúng tôi rất biết ơn tất cả những sự hỗ trợ mà LEGO đã và đang nhận được giúp tập đoàn hiện thực hóa những kế hoạch sản xuất. Cùng với đó, chúng tôi hy vọng được hợp tác với các cấp chính quyền và những đối tác trong quá trình xây dựng nhà máy này và tạo được những tác động tích cực tới nền kinh tế và cộng đồng khu vực”.
Dự án nhà máy sản xuất LEGO được xây dựng trên khu đất quy mô 44ha, kích thước tương đương với 62 sân bóng đá tiêu chuẩn. Dự án được giới thiệu là điểm áp dụng những công nghệ tối tân nhất giúp tạo khuôn, xử lý và đóng gói sản phẩm.
Đây là nhà máy đầu tiên mà LEGO thiết kế thành cơ sở trung hòa carbon. Không chỉ có các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái mà nhà máy còn có trang trại điện mặt trời được đặt tại khu đất lân cận, đáp ứng tổng nhu cầu sử dụng năng lượng mỗi năm.
Nhà máy này được sử dụng những thiết bị sản xuất tiết kiệm năng lượng hiện đại cũng như được xây dựng để đáp ứng mức tiêu chuẩn tối thiểu của LEED Gold - chứng chỉ công trình xây dựng xanh toàn cầu.
Tập đoàn dự kiến bắt đầu hoạt động sản xuất từ năm 2024. Nguồn lao động chính là nhân công địa phương có tay nghề cao đã được đào tạo vận hành những thiết bị công nghệ hiện đại để đảm bảo mỗi bộ phận lego được sản xuất đạt độ chính xác bằng 1/10 độ dày của một sợi tóc. trong vòng 15 năm tới, nhà máy dự kiến tạo việc làm cho khoảng 4.000 người.
Điểm khác biệt của nhà máy LEGO tại Bình Dương so với những nhà máy trước đó là “nhà máy bền vững nhất “ của tập đoàn. Bởi dự án được thiết kế để trở thành cơ sở trung hòa carbon.
Theo chia sẻ từ Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Lego, có ba lý do khiến tập đoàn chọn Việt Nam để xây dựng nhà máy mới. Một là, Việt Nam có đội ngũ nhân sự trẻ lành nghề cần thiết. Hai là, chính phủ Việt Nam đã đưa ra cam kết cao tại COP26 về trung hòa carbon vào năm 2025, phù hợp với sự tìm kiếm của tập đoàn. Ba là, Việt Nam đang có lợi thế lớn về quan hệ thương mại trong khu vực và quốc tế, là “cánh cửa” để tập đoàn quốc tế thâm nhập sâu rộng vào thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
“Việc nhà máy này sẽ đóng góp bao nhiêu cho doanh số của tập đoàn là điều khó ước lượng chính xác tại thời điểm này. Nhưng nói chung, mục tiêu chính của nó là để phục vụ thị trường châu Á - Thái Bình Dương, nơi đây có số lượng trẻ em tiềm năng, nên sẽ đóng góp lớn là điều có thể xảy ra” - Ông Niels B. Christiansen cho hay.
Chưa kể, nhà máy này cũng góp phần phục vụ chính thị trường Việt Nam. “Mục tiêu của chúng tôi là hướng tới việc sản xuất gần người tiêu dùng nhất có thể nhằm hạn chế việc phải phục thuộc vào khâu vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Hy vọng việc đặt nhà máy lớn tại Việt Nam sẽ giúp thương hiệu của chúng tôi có cơ hội phát triển nhiều hơn trong khu vực” - Ông Niels B. Christiansen chia sẻ.
Về Bình Dương, đây là một khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của tỉnh kể từ sau đợt dịch Covid - 19. Đại diện LEGO cho biết, tập đoàn đã phải nghiên cứu trong khoảng thời gian dài về địa điểm đặt nhà máy tại Việt nam. Kết quả là chọn Bình Dương vì điều quan trọng là sẽ có một nhà máy điện mặt trời được xây dựng ngay cạnh dự án nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo. Chính sách thu hút đầu tư và được địa phương hỗ trợ cũng được đánh giá rất cao. Tập đoàn cho biết đã sẵn sàng những bên cung ứng nội địa cho nhà máy này khi đi vào vận hành.
Tập đoàn LEGO được thành lập bởi ông Ole Kirk Kristiansen vào năm 1932 tại thị trấn Billund, Đan Mạch. Ban đầu đây chỉ là một gia đình làm mộc, chuyên sản xuất đồ chơi gỗ và yoyo. Cái tên LEGO được bắt nguồn bởi hai từ trong tiếng Đan Mạch là Leg và Godt, có nghĩa là "Chơi vui". Cho tới nay, họ vẫn duy trì là một công ty gia đình với trụ sở chính được đặt tại Billund. Sản phẩm đồ chơi LEGO hiện nay được bày bán tại hơn 130 quốc gia và là đồ chơi rất được ưa chuộng với cả trẻ em và những người trẻ tuổi.