meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Phía sau câu chuyện nhà máy LEGO 1 tỷ USD tại Bình Dương: Chậm chuyển đổi năng lượng sẽ bị đào thải

Thứ bảy, 05/11/2022-17:11
Ngày 3/11, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) đã tổ chức buổi khởi công xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trị giá 1 tỷ USD tại Bình Dương. Đây là nhà máy thứ 6 của LEGO trên toàn cầu và là nhà máy đầu tiên trung hòa carbon của tập đoàn. 

Theo Nhịp sống thị trường, trao đổi với báo chí sau buổi lễ, CEO LEGO Christiansen cho biết có 3 nguyên nhân khiến LEGO chọn Việt Nam là điểm đặt nhà máy thứ 6 của mình.

Trước hết, ông tin tưởng Việt Nam có đủ nguồn lao động trẻ được đào tạo để vận hành máy móc công nghệ cao. Hai là việc Chính phủ Việt Nam có tầm nhìn bao quát và mạnh mẽ về sự phát triển bền vững, giảm thải phù hợp với hướng đi của LEGO. Ba là quan hệ giao thương của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rất tốt.


Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO - Niels B. Christiansen giới thiệu mô hình, quy mô nhà máy LEGO
Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn LEGO - Niels B. Christiansen giới thiệu mô hình, quy mô nhà máy LEGO

Vị CEO này cũng cho biết lý do chọn tỉnh Bình Dương là sau khi đã khảo sát và phân tích rất nhiều điểm đến để đặt nhà máy, LEGO sẽ xây dựng một trại năng lượng điện mặt trời nằm ngay cạnh để phục vụ các hoạt động nhà máy. Bình Dương lại có điều kiện thuận lợi để tập đoàn hoàn thiện những tiêu chí này.

Nhà máy LEGO được xây dựng trong khu công nghiệp VSIP III sẽ được sử dụng những thiết bị tiết kiệm năng lượng hiện đại nhất, đáp ứng tiêu chí LEED Gold – chứng chỉ công trình xây dựng xanh được công nhận trên toàn cầu. Từ đó sẽ giảm thiểu 37% lượng khí thải carbon tuyệt đối so với năm 2019 của tập đoàn LEGO vào năm 2032.

Với quỹ đất rộng 44ha, kích thước bằng 62 sân bóng đá, nhà máy LEGo tại Bình Dương được giới thiệu là nơi sở hữu những công nghệ tiên tiến nhất để tạo khuôn, sử lý, đóng gói sản phẩm LEGO.

Có thể thấy rõ xu hướng của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn toàn cầu hiện tại thông qua sự kiện này của LEGO. Đó là việc chuyển đổi sang con đường xanh: xây dựng xanh, năng lượng xanh, sản xuất xanh, sử dụng liệu nguyên liệu xanh.

Năng lượng tái tạo (Recycled Energy) chính là quá trình thu hồi nhiệt sẽ tiêu tán vào khí quyền và chuyển hóa thành điện năng, nhưng không cần phát thải hay tiêu thụ nhiên liệu. Phát triển năng lượng tái tạo (năng lượng xanh) đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế ổn định tại các quốc gia.

Quá trình chuyển đổi này là nhờ vào sự thay đổi của chính sách, cơ cấu, công nghệ từ hoạt động sản xuất, tiêu thụ những nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống (than, dầu, khí tự nhiên) sang nguồn năng lượng tái tạo (gió, nước, mặt trời, hydro, nhiên liệu sinh học…).


Giám đốc Phân tích công ty chứng khoán VNDirect - Trần Thị Khánh Hiền
Giám đốc Phân tích công ty chứng khoán VNDirect - Trần Thị Khánh Hiền

Giám đốc Phân tích công ty chứng khoán VNDirect - Trần Thị Khánh Hiền cho rằng, các nguyên nhân khiến quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo trở thành xu hướng tất yếu là:

Thứ nhất để đảm bảo an ninh năng lượng. Khi mọi nguồn năng lượng khác chỉ có hữu hạn và khó để tiết kiệm, nguồn cung và giá LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) gặp những biến động thì việc phát triển năng lượng tái tạo chính là giải pháp tốt.

Ước tính của những tổ chức quốc tế, quy mô mảng năng lượng tái tạo trên thế giới có thể đạt 27.000 tỷ USD vào năm 2050.

Phía sau câu chuyện nhà máy LEGO 1 tỷ USD tại Bình Dương: Chậm chuyển đổi năng lượng sẽ bị đào thải - ảnh 3

Nếu muốn nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng trung bình ở mức 6 - 7% GDP thì nhu cầu tiêu thụ điện ước đạt tăng trưởng trên 8% từ nay tới năm 2030. Năng lượng tái tạo chính là giải pháp tháo gỡ cho việc sản xuất điện đáp ứng nhu cầu phát triển này. 

Hai là, vấn đề cạnh tranh về năng lực xuất khẩu và sản phẩm "Made in Vietnam". Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất lớn toàn cầu đều tham gia cam kết Net Zero Carbon vào năm 2050. Vì vậy, có tới 78% nhà sản xuất lớn trên thế giới sẽ không lựa chọn những nhà cung ứng chậm chuyển đổi năng lượng.

Trở lại câu chuyện của LEGO, bà Hiền cho rằng, sau việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên theo cam kết Net Zero Carbon, có thể thấy thông điệp mà các tập đoàn lớn gửi tới lãnh đạo các nước.

"Quốc gia nào có thể đáp ứng về nhu cầu năng lượng sạch cho các tập đoàn quốc tế thì quy mô nguồn vốn, quy mô đơn hàng sản xuất sẽ thuộc về nước đó" - Bà Hiền nói.

Cường độ carbon của sản xuất xuất khẩu Việt Nam hiện đã gấp đôi Trung Quốc và lớn hơn nhiều những nước nhue Thái Lan, Indonesia, Malaysia…

"Điều này nghĩa là nếu chúng ta chậm chuyển đổi năng lượng ngày nào thì năng lực xuất khẩu sẽ suy yếu đi ngày đó và tính cạnh tranh của sản phẩm Made in Viet Nam cũng không cao" - Vị chuyên gia nhấn mạnh.

Cũng chung quan điểm này, tại buổi gặp gỡ các nhà đầu tư vào ngày 3/11 tại TP. HCM, Tổng giám đốc Trung Nam Group (doanh nghiệp tư nhân đang sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất cả nước) - Ông Nguyễn Tâm Tiến khẳng định:

"Xu thế không có cách khác. Lịch sử loài người của chúng ta các anh chị thấy đã trả giá quá nhiều. Mình đã cam kết, mình không theo dòng xoáy đó, mình sản xuất ra mà không ai mua, bởi cấm nhập - xuất. Cái này không xanh thì dừng lại".

Net Zero đạt được khi mà tổng lượng khí nhà kính thải ra được cân bằng lại bằng cách bỏ đi những loại khí này ra khỏi khí quyển thông qua quá trình loại carbon.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là lượng khí thải (phương tiện, nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch…) phải giảm càng gần 0 càng tốt.

Tiếp đó, các loại khí nhà kính sót lại cần được cân bằng với lượng carbon tương đương lượng khí bị loại bỏ. Có thể thông qua những hoạt động như hồi phục rừng, sử dụng công nghệ thu giữ không khí trực tiếp (DACS). 

Hiện tại đang có 137 quốc gia, đại diện cho 88% tổng lượng phát thải thế giới, gồm cả những nước có phát thải lớn như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết hoặc hướng đến mục tiêu Net Zero. Các nước tự đặt mốc thời gian hoàn thành mục tiêu này, phần lớn vào năm 2050, số ít là vào năm 2035 và muộn nhất là năm 2070.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước