meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Hiệu ứng sụt giảm niềm tin từ thị trường BĐS đã lan rộng khiến kênh huy động trái phiếu không thể giúp doanh nghiệp thu hút được nhà đầu tư

Chủ nhật, 13/11/2022-22:11
Theo ban IV, hiệu ứng sụt giảm niềm tin từ thị trường đối với các doanh nghiệp bất động sản đã lan rộng đến mọi loại hình doanh nghiệp khác và khiến cho kênh huy động trái phiếu không thể giúp doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư trong thời gian ngắn hạn để có thể giải quyết được các bài toán cấp bách.

Thiếu vốn, doanh nghiệp gặp khó khăn chưa từng có

Mới đây, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) đã vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nêu rõ các thách thức lớn của doanh nghiệp vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Theo Ban IV thì khó khăn về dòng tiền, bao gồm vốn lưu động và vốn đầu tư trung - dài hạn đang đặt doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vào những tình thế hết sức cấp bách và khó khăn, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nhiều ngành cũng như lĩnh lực và nội tại của nền kinh tế trong nước. 

Bên cạnh việc đơn hàng và thị trường sụt giảm khiến cho dòng tiền vào giảm mạnh ở nhiều ngành và doanh nghiệp thì còn gặp thách thức đặc biệt lớn bởi vì thách thức về việc tiếp cận nguồn vốn để có thể duy trì sản xuất và kinh doanh cũng như trong việc duy trì các kênh huy động vốn trung - dài hạn để có thể mở rộng đầu tư và phục hồi doanh nghiệp. 

Phân tích cụ thể, Ban IV cho biết có thách thức rất lớn trong việc tiếp cận nguồn vốn khiến cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động sản xuất và kinh doanh, thu mua hay chuẩn bị nguyên vật liệu cho các kỳ sản xuất năm 2023 hay duy trì công ăn việc làm cho người lao động. Và vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi dòng tiền của các doanh nghiệp đã cạn kiệt sau thời gian 2 năm dịch bệnh. 



Bên cạnh việc đơn hàng và thị trường sụt giảm khiến cho dòng tiền vào giảm mạnh ở nhiều ngành và doanh nghiệp thì còn gặp thách thức đặc biệt lớn bởi vì thách thức về việc tiếp cận nguồn vốn để có thể duy trì sản xuất và kinh doanh
Bên cạnh việc đơn hàng và thị trường sụt giảm khiến cho dòng tiền vào giảm mạnh ở nhiều ngành và doanh nghiệp thì còn gặp thách thức đặc biệt lớn bởi vì thách thức về việc tiếp cận nguồn vốn để có thể duy trì sản xuất và kinh doanh

Bên cạnh đó, doanh nghiệp ở một số ngành cũng đã phản ánh khó khăn chưa từng có trong hoạt động sản xuất kinh doanh bởi thiếu vốn. Trong đó thì doanh nghiệp ngành thép đang phải đối diện với khủng hoảng lớn khi mà cung vượt mạnh cầu, đơn hàng xuất khẩu cùng đơn hàng trong nước cũng đã đồng loạt giảm mạnh. Cũng có nhiều doanh nghiệp phải bán sản phẩm thấp hơn với giá vốn 30 - 40% để có dòng tiền hoạt động với chi phí lãi vay rất cao, trong lúc chờ đợt phân bổ chỉ tiêu tín dụng tiếp theo. 

Còn doanh nghiệp của các ngành công nghiệp hỗ trợ trước đây cũng có thể sử dụng hợp đồng đã ký kết hoặc thế chấp bất động sản để vay vốn, nhưng hiện nay thì các ngân hàng không giải ngân bởi áp lực về room tín dụng nén các doanh nghiệp cũng không thể tiếp nhận và ký kết hợp đồng mới. 

Chiều hướng khác, đối với một số thị trường khó tính, bởi vì những cải tiến về quy mô, cam kết môi trường và chất lượng của sản phẩm, khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành đầu tư máy móc, công nghệ mới nhưng thiếu vốn và doanh nghiệp cũng không thể nào đáp ứng được yêu cầu này đã dẫn đến nguy cơ không thể duy trì được vị trí ở trong chuỗi. 

Còn doanh nghiệp nông nghiệp cũng có phản ánh thiếu vốn để thu mua nguyên liệu, trong khi đó một số nông sản (đáng chú ý là cá loại hạt nguyên liệu) lại có kỳ thu mua tập trung ở các tháng cuối năm và đầu năm 2023. Thời gian thu mua gấp và lượng vốn cần lớn nhưng doanh nghiệp Việt Nam lại không thể nào tiếp cận được với tín dụng nên dự báo rất khó để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). 

Đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bị dừng hầu hết hợp đồng cung ứng vật liệu cho các công trình hay các hợp đồng đã hoàn tất lại không thể nào thanh toán bởi chủ đầu tư cũng không có dòng tiền và không vay được ngân hàng để chi trả cho doanh nghiệp cung ứng vật liệu. Ngoài ra, việc xây dựng bằng vốn đầu tư công cũng đang bị đình trệ khiến cho nhóm doanh nghiệp này thực sự khủng hoảng. 

Hiệu ứng giảm niềm tin từ thị trường bất động sản đã lan rộng

Có thể thấy, sau thời gian 2 năm chịu những tác động tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19, ở thời điểm hiện tại đang gặp khó khăn đặc biệt về vốn cùng các khó khăn mang tính hệ thống trước nay của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam về nền tảng quản trị và công nghệ đã khiến cho phần lớn doanh nghiệp Việt đối diện với tình thế chông chênh để có thể duy trì một phần hoạt động trước khi có thể tính đến việc phục hồi. 

Trong khi đó thì các doanh nghiệp FDI vốn có nền tảng quản trị hiệu quả và khoa học hơn và chịu ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19 lại không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn từ các ngân hàng ở trong nước đang có nhiều lợi thế trong bối cảnh hiện nay. 

Theo số liệu xuất khẩu tháng 9/2022 từ Tổng cục Thống kê, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước đã giảm 1,6% so với cùng kỳ, trong khi đó các doanh nghiệp FDI vẫn giữ cho mình được tốc độ tăng 14,1% so với cùng kỳ. 

Ban IV nhận định rằng: “Tình trạng này nếu kéo dài sẽ tạo ra những khoảng cách và sự chênh lệch ngày càng lớn giữa hai thành phần kinh tế, làm sụt giảm sức cạnh tranh thực chất của doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam”. 

Nói về những thách thức trong việc duy trì các kênh huy động vốn trung và dài hạn để có thể mở rộng việc đầu tư, phục hồi doanh nghiệp thì Ban IV cho biết, hiệu ứng sụt giảm niềm tin từ thị trường đối với các doanh nghiệp bất động sản đã lan rộng đến mọi loại hình doanh nghiệp khác, khiến cho kênh huy động trái phiếu không thể giúp cho doanh nghiệp thu hút được các nhà đầu tư trong ngắn hạn để có giải quyết các bài toán cấp bách. 



Đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bị dừng hầu hết hợp đồng cung ứng vật liệu cho các công trình hay các hợp đồng đã hoàn tất lại không thể nào thanh toán bởi chủ đầu tư cũng không có dòng tiền và không vay được ngân hàng để chi trả cho doanh nghiệp cung ứng vật liệu
Đối với doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng bị dừng hầu hết hợp đồng cung ứng vật liệu cho các công trình hay các hợp đồng đã hoàn tất lại không thể nào thanh toán bởi chủ đầu tư cũng không có dòng tiền và không vay được ngân hàng để chi trả cho doanh nghiệp cung ứng vật liệu

Thị trường chứng khoán theo đó cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh, làm khó khăn về vốn của doanh nghiệp thêm trầm trọng. Nhiều doanh nghiệp lớn thì phải bố trí nguồn vốn để mua lại trái phiếu trước hạn. 

Trong bối cảnh niềm tin của thị trường xuống thấp và cạn vốn lưu động, cạn dòng đầu tư thì các tài sản của doanh nghiệp đã có nguy cơ bị bán tháo. Hay thậm chí là thông tin từ doanh nghiệp và hiệp hội cho thấy, có thể xuất hiện các làn sóng bán các nhà máy/cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp Việt cho các nhà đầu tư nước ngoài (điển hình như các doanh nghiệp Thái Lan đang tiến hành nhiều thương vụ đàm phán mua các nhà máy dệt may cùng sản xuất các lĩnh vực khác). Và đây cũng chính là thách thức không chỉ với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế vĩ mô. 

Đề xuất tính đến giải pháp cho Ngân hàng thương mại mua lại trái phiếu sắp đến hạn

Để có thể hỗ trợ nỗ lực phục hồi của doanh nghiệp và đặc biệt là với các doanh nghiệp tư nhân ở trong nước trong bối cảnh doanh nghiệp đối diện với với khó khăn rất lớn về dòng tiền, Ban IV đã đề xuất Chính phủ xem xét kéo dài đến hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đã phát huy được hiệu quả thiết thực trong giai đoạn COVID-19 ví dụ như: chính sách giảm thuế 2% thuế VAT, chính sách hoãn và giảm áp dụng biểu giá thuê đất mới theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP của Chính phủ hay các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ,...

Và đề xuất giải quyết những thách thức có liên quan đến thị trường tài chính, Ban IV cũng đã cho rằng Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tiến hành tham vấn các chuyên gia tài chính, chính sách uy tín ở trong nước và quốc tế để đánh giá bối cảnh cũng như nhận diện giải pháp. 

Còn trong trường hợp cần thiết, đề xuất tính đến các giải pháp đặc biệt ở trong giai đoạn nhất định với mục đích giải nguy cho doanh nghiệp và nền kinh tế như cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia vào việc mua lại các trái phiếu sắp đến hạn đồng thời xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường bởi vì lượng trái phiếu sắp đến hạn có giá trị vượt rất nhiều khả năng mua lại của một số tổng công ty nhà nước như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam (DATC) và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).



Thị trường chứng khoán theo đó cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh, làm khó khăn về vốn của doanh nghiệp thêm trầm trọng, nhiều doanh nghiệp lớn thì phải bố trí nguồn vốn để mua lại trái phiếu trước hạn
Thị trường chứng khoán theo đó cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh, làm khó khăn về vốn của doanh nghiệp thêm trầm trọng, nhiều doanh nghiệp lớn thì phải bố trí nguồn vốn để mua lại trái phiếu trước hạn

Ngoài ra, để có thể gia tăng được hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023 giúp cho dòng vốn hỗ trợ được cho doanh nghiệp ở nhiều ngành và lĩnh vực, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm việc với các ngân hàng thương mại để tiến hành nghiên cứu và thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành và lĩnh vực sản xuất chủ lực ở trong nước, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để không triệt tiêu đi năng lực doanh nghiệp. 

Ở chiều hướng khác, với chính sách siết tín dụng với bất động sản thì cần thiết phải phân tách các loại bất động sản để cho các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, trường học, bệnh viện hay các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất,... không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung để từ đó tạo ra cơ hội cho nhiều nhóm doanh nghiệp liên quan.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước