Thị trường bất động sản sẽ được “rót” thêm 40.000 tỷ đồng
Ngày 5/12, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tín dụng định hướng năm 2022 khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các ngân hàng thương mại. Như vậy, mức tăng 1,5 - 2% sẽ tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung cấp thêm cho toàn nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục hướng dòng tiền vào các lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, nhất là phục vụ trong lĩnh vực có vai trò là động lực giúp nền kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đánh giá về vấn đề này, Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV - TS. Cấn Văn Lực cho rằng, động thái của Ngân hàng Nhà nước đã củng cố niềm tin cho các doanh nghiệp, người dân và nhà đầu tư sẵn sàng “xuống tiền” ở giai đoạn này, đồng thời kích thích dòng tiền khác để tạo động thái tích cực hơn cho nền kinh tế.
Thủ tướng Chính phủ: Cho vay, giải ngân nhanh chóng dự án bất động sản đủ điều kiện
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1164 về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở.Yếu tố khiến thị trường bất động sản công nghiệp miền Bắc “sôi động”
Giới chuyên gia cho rằng, bất động sản công nghiệp khu vực miền Bắc có sức hấp dẫn khá lớn, nên trong giai đoạn vừa qua có khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến đã khiến cho phân khúc bất động sản công nghiệp này phát triển “sôi động”.Thị trường địa ốc năm 2023 sẽ ra sao: Những dự báo trái chiều
Giá bất động sản sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh gam màu tươi sáng lạc quan vẫn vắng bóng. Chuyên gia dự báo giá bất động sản năm 2023 có thể còn giảm mạnh hơn. Song cũng có ý kiến nhận định thị trường bất động sản sẽ hồi phục dần từ quý III/2023.Bên cạnh đó, khi Ngân hàng Nhà nước nới thêm room tín dụng, giả định tỷ lệ vốn tín dụng bình quân vào bất động sản đạt khoảng 20%, thì ước tính có thêm gần 40.000 tỷ đồng bơm vào thị trường này.
Nhận định riêng về thị trường bất động sản năm nay, vị chuyên gia cho rằng đang có 3 thách thức chính. Một là thị trường hiện nay đang điều chỉnh mạnh hơn sau hai năm liền tăng trưởng nóng. Thứ hai, câu chuyện về vấn đề pháp lý vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thứ 3 là liên quan tới nguồn vốn, Nhà nước đang lo ngại dòng tiền chảy vào phân khúc đầu cơ thay vì chảy vào nhu cầu thực.
TS. Cấn Văn Lực nhận định rằng, dòng vốn được cấp thêm sẽ đi vào cuộc sống, sản xuất kinh doanh, trong đó sẽ có cả lĩnh vực bất động sản. Vị chuyên gia cũng chỉ ra 3 lý do giúp nguồn tiền có thể chảy tới đúng đối tượng có nhu cầu thực.
“Trước hết là các hồ sơ đang chờ được giải ngân đã được các ngân hàng kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng trong thời gian qua. Những hồ sơ này sẽ phải được đảm bảo những điều kiện tốt về pháp lý và có nhu cầu thực. Nếu ngân hàng cho vay để đầu cơ thì cả người vay lẫn người cho vay đều sẽ gặp rủi ro.
Hai là bài học kinh nghiệm cho toàn hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp đã tích lũy được trong suốt thời gian qua. Do đó họ biết nên giải ngân như thế nào cho hợp lý, đáp ứng được yêu cầu.
Ba là những chỉ đạo rất quyết liệt của Thủ tướng, yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính quan tâm tới lĩnh vực bất động sản, nhất là lĩnh vực người dân mua nhà ở xã hội và nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống thực” - Ông Cấn Văn Lực cho hay.
Nhanh chóng giải ngân cho các dự án bất động sản đủ điều kiện
Ngày 14/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký công điện để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của thị trường bất động sản và phát triển nhà ở lành mạnh, ổn định, bền vững.
Cụ thể, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ trưởng Bộ Xây dựng chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tiếp tục làm việc và cùng các địa phương, doanh nghiệp tích cực, chủ động rà soát những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện những dự án bất động sản.
Tập trung hướng dẫn, đôn đốc các địa phương nhằm giải quyết và tháo gỡ những nội dung thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp. Bộ Xây dựng cùng các địa phương và doanh nghiệp phải tổng hợp kết quả làm việc của tổ công tác, sau đó xử lý theo thẩm quyền, đề xuất được giải pháp cụ thể vượt thẩm quyền.
Dựa trên công điện, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, phối hợp cùng hướng dẫn các địa phương, ngân hàng thương mại và những chủ thể có liên quan tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng về việc tiết kiệm chi phí, cắt giảm thủ tục hành chính, tăng cường số hóa nhằm cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại cho vay, giải ngân nhanh chóng, đúng trọng điểm, trọng tâm, đúng đối tượng với các doanh nghiệp và dự án bất động sản đạt đủ điều kiện theo quy định pháp luật. Thủ tướng lưu ý thêm, nên ưu tiên cho vay đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và nhà ở thương mại có giá bán phù hợp, khả thi trên thị trường, cùng các loại hình bất động sản phục vụ mục đích an sinh xã hội, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.
Thủ tướng cũng chỉ đạo lãnh đạo các địa phương cả nước khẩn trương rà soát, thành lập danh sách các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và bất động sản khác trên địa bàn. Tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý, thủ tục chuẩn bị đầu tư cho dự án bất động sản, dự án nhà ở nhằm tăng thêm nguồn cung cho thị trường…
Những doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp có liên quan cần chủ động, tích cực cơ cấu lại danh mục khách hàng, sản phẩm, giá thành, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán,.. sao cho hợp lý, thuận lợi cho khách hàng, người dân, đặc biệt là với các đối tượng có nhu cầu ở thực và có tính khả thi.
Vào ngày 17/11, Thủ tướng quyết định thành lập tổ công tác để rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trên thị trường. Đồng thời triển khai thực hiện những dự án bất động sản cho các chủ đầu tư, các địa phương trên cả nước.