Thị trường bất động sản liệu có "nóng sốt" khi Chính Phủ kích thích kinh tế bằng gói hỗ trợ hàng chục nghìn tỷ đồng?
BÀI LIÊN QUAN
Bất động sản phía Nam duy trì sức nóng trong năm 2022"Con cưng" mới của ngành bất động sản nhà ở cao cấp gọi tên các ông hoàng tiền điện tửBất động sản Tân Uyên cất cánh bay cao nhờ đòn bẩy képChính Phủ ban hành Nghị quyết về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Ngày 30/1/2022, Chính Phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của chương trình này chính là phục hồi và phát triển nhanh chóng hoạt động sản xuất, kinh doanh đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu trong giai đoạn 2021 - 2025. Đó chính là tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm, chỉ tiêu nợ công dưới mức cảnh báo Quốc hội cho phép tại Nghị quyết số 23/2021/QH15, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới mức 4%. Bên cạnh đó là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung và dài hạn; Tiết kiệm chi phí, hỗ trợ dòng tiền và đảm bảo tính chủ động, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức và đời sống của người dân; phòng chống dịch COVID-19 hiệu quả; bảo đảm an sinh xã hội và đời sống người dân nhất là người lao động nghèo và người yếu thế, các đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Hơn nữa đó chính là đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội.
Theo đó, đối tượng hỗ trợ bao gồm:
- Người dân và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh;
- Doanh nghiệp và hợp tác xã, hộ kinh doanh các ngành, lĩnh vực tạo động lực phục hồi và phát triển cho nền kinh tế.
Thời gian hỗ trợ chủ yếu được thực hiện trong 2 năm là 2022 và 2023, tuy nhiên, một số chính sách có thể kéo dài và bổ sung nguồn lực thực hiện tùy theo diễn biến của dịch bệnh.
Bên cạnh đó, đối với việc hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh thì Chính Phủ sẽ giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với các tổ chức, đơn vị. doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 phải ngừng sản xuất, kinh doanh.
Song song với đó, Chính Phủ cũng sử dụng khoảng 135 nghìn tỷ đồng cho việc gia hạn thời hạn tiền thuê đất trong năm 2022. Còn đối với việc đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm thì Chính Phủ đã sử dụng khoảng 6,6 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu và tiết kiệm ngân sách trung ương năm 2021 để có thể hỗ trợ 3 tháng tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ tại các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc các khu vực kinh tế trọng điểm. Trong đó, mức hỗ trợ dành cho đối tượng lao động quay lại với thị trường lao động là 1 triệu đồng/tháng và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp là 500 nghìn đồng/tháng. Thời gian được thực hiện là trong 6 tháng đầu năm 2022.
Không những thế, Chính Phủ còn tiến hành cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; Xây dựng hoặc sửa chữa, cải tạo nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội được quy định tại Điều 16 Nghị định số 100/2015/ND-CP, Khoảng 10 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP và các văn bản có liên quan khác. Theo đó, tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Chính Phủ còn tiến hành hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại dành cho cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua. Điều kiện để hỗ trợ chính là thuộc đối tượng thụ hưởng, đã được vay vốn hoặc đáp ứng các điều kiện vay vốn và được ngân hàng thương mại chấp thuận.
Thị trường bất động sản liệu có "sốt nóng"
Theo một số chuyên gia kinh tế nhận định, các gói hỗ trợ kích thích kinh tế là một trong những động lực quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất - kinh doanh, tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng có ý kiến tỏ ra quan ngại các gói hỗ trợ sẽ làm nóng thị trường bất động sản.
Về thị trường bất động sản trong những cơn sốt đất vừa qua cũng như dự báo về thị trường năm 2022, Bộ Xây dựng cho rằng: "Đến nay, theo báo cáo của các địa phương thì hiện tượng tăng giá đất nền đã hạ nhiệt và nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, đây vẫn có thể là sự khởi phát của hiện tượng sốt giá bất động sản trong năm 2022. Đặc biệt hơn là khi Nhà nước sử dụng các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sau giai đoạn giảm phát cũng có thể làm cho thị trường bất động sản phát triển nóng nếu không có sự kiểm soát tốt".
Ông Nguyễn Mạnh Khởi - Phó Cục trưởng cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) nói rằng: "Các gói hỗ trợ trên có thể tác động đến thị trường bất động sản nhưng sẽ không lớn. Với lo ngại cò đất mượn thông tin để đẩy giá thị tường thì gói hỗ trợ nên tập trung chủ yếu cho các ngành, hoạt động sản xuất và kinh doanh thiết yếu. Hơn nữa, ba loại hình sẽ tập trung chủ yếu là nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ". Theo đó, Bộ Xây dựng cũng đã có đề xuất dành một phần cho các doanh nghiệp đầu tư vay vốn với lãi suất ưu đãi để có thể xây dựng ba loại hình trên. Đối với gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng mà Bộ đề xuất sẽ chỉ tập trung vào người mua, người thuê nhà ở xã hội và nhà ở công nhân.
Còn đối với nhà ở xã hội dành cho công nhân thì mới đây, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các địa phương rà soát các dự án hiện nay đang triển khai mà có nhu cầu vốn hoặc sẽ tiến hành triển khai nhưng phải đủ điều kiện thực hiện trong thời gian tới.
Cũng theo ông Khởi thì các dự án được hưởng gói ưu đãi trên chắc chắn không phải là các dự án đang làm thủ tục mà chính là các dự án đã xong thủ tục và có thể sẽ khởi công vào giữa hoặc cuối năm 2022. Điều này nhằm thúc đẩy chuyển tiền vào thực hiện dự án trong giai đoạn năm 2022 - 2023. Đặc biệt là các dự án đang triển khai và sớm hoàn thiện để có thể hỗ trợ cho người mua sớm tiếp cận gói vay.