meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào, hồ sơ gồm những gì?

Thứ năm, 03/11/2022-14:11
​​​​​​​Thế chấp là một thủ tục giao dịch dân sự của một bên cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với bên cho vay. Tài sản thế chấp có nhiều loại trong đó quyền sử dụng đất thường được xem là tài sản có giá được người vay sử dụng thế chấp với ngân hàng.

Hỏi:

Thế chấp là một quy trình không thể thiếu đối với người thực hiện vay vốn. Bởi vì, dù bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng hoặc cá nhân đều phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, nếu không đăng ký thế chấp sẽ không có hiệu lực. Vậy Hồ sơ để thực hiện thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

Trả lời:

Liên quan đến câu hỏi của anh/chị, luật sư Luật sư Vũ Thị Quyên - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội xin tư vấn như sau:

 1. Thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

 Căn cứ Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 giải thích thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

 Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.


Thế chấp quyền sử dụng đất (ảnh minh họa)
Thế chấp quyền sử dụng đất (ảnh minh họa)

 Tài sản thế chấp được thể hiện ở các hình thức sau đây:

 Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

 2. Trường hợp nào phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất?

 Các trường hợp buộc phải đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 07/2019/TT-BTP bao gồm:

 - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất;

 - Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất.

 - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất.

 - Đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

 - Đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai.

 - Đăng ký thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình xây dựng không phải là nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khác theo quy định của pháp luật.

 - Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký.

 - Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp đã đăng ký thế chấp.

 - Xóa đăng ký thế chấp.

 3. Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

 Hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Điều 39 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hoặc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đồng thời với tài sản gắn liền với đất hoặc đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất sau đây:

 (1) Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính).

 (2) Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp pháp luật quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).

 (3) Bản chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

 (4) Đối với tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai không phải là nhà ở, thì phải bổ sung giấy tờ sau đây:

 - Giấy phép xây dựng.

 - Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (01 bản sao không có chứng thực).

 (5) Văn bản thỏa thuận có công chứng, chứng thực giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất về việc tạo lập tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thế chấp tài sản gắn liền với đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

 Như vậy, để đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất thì người thế chấp và bên cho vay cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định trên và gửi đến văn phòng đăng ký đất đai theo quy định. Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là rất quan trọng vì nó ghi lại sự thỏa thuận giữa các bên qua đó thực hiện đúng các quy trình để nhà nước quản lý về đất đai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất nhận chuyển nhượng năm 2008 chưa có sổ đỏ thì có được sang tên quyền sử dụng đất không?

Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Hỏi về điều kiện, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng thửa đất có nhiều mục đích sử dụng?

Không có di chúc có được nhận thừa kế không? Thủ tục khai nhận di sản như thế nào?

Ủy Ban nhân dân xã có quyền ra quyết định giải quyết tranh chấp đất đai không?

Hỏi về quyền và lợi ích của chủ sở hữu đất 

Đất đang sử dụng không có sổ đỏ từ năm 1978 có được bồi thường khi bị thu hồi không?

Hỏi về quyền sử dụng đất của mẹ khi bố đã mất không để lại di chúc

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước