Thấu tỏ lời Đức Phật dạy về “sự tranh chấp”: Người càng tranh đấu càng bị thiệt thòi
BÀI LIÊN QUAN
Bí quyết “thoát nghèo” theo lời Đức Phật dạy: Không ai nghèo đến mức không có một hạt cơm để bố thí cho con kiến!Hiểu 8 chữ “khó” theo lời Đức Phật dạy: Dễ nhưng không phải ai cũng làm được!Vì sao ngọn đèn không tắt: Câu trả lời của Đức Phật khiến ai cũng ngỡ ngàng!Theo Phật giáo, nếu hai người đều cho mình đúng nên mới có sự tranh chấp. Nếu như anh ấy cho là đúng và tôi tự mình nghĩ là đúng thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Họ tranh chấp thì bạn nhường, tranh cãi vì thế không dấy lên. Đánh nhau thì phải do hai người đánh đấm, nếu như một người đánh một người nhường thì chẳng còn đánh nhau nữa. Mắng chửi cũng thế, hai người đánh lộn hoặc chửi mắng nhau thì chứng tỏ hai người ngang hàng. Nếu như một người cao, một người thấp thì sẽ chẳng thể nào cãi nhau được. Những người có trình độ cao hơn sẽ nhường và không còn tranh cãi nữa, Chỗ này chúng ta cũng cần học hỏi, hễ học được thì ở trong đời này sẽ có nhiều hạnh phúc. Khi mà chúng ta muốn cùng với người khác cãi vả và tự mình phải sanh lòng hổ thẹn. Vì sao thế? Tôi muốn được như họ - không giống nhau thì làm sao mà cãi vã cho bằng được.
Bỏ túi 3 cảnh giới lớn nhất theo lời Đức Phật dạy: Hiểu được sẽ thọ ích cả đời, cuộc sống toàn màu hồng tươi đẹp!
Theo đó, 3 cảnh giới lớn nhất của nhân sinh chính là thiện tâm, từ bi và khoan dung. Trong đó, từ bi có thể cảm hóa được trời đất. Hãy lắng nghe lời Đức Phật dạy để cho thấy cuộc sống này trở nên nhẹ nhàng và an nhiên hơn.Cảm niệm lời Đức Phật dạy về “sự vĩnh cửu”: Nhớ để buông bỏ mà cải biên số mệnh!
Có thể thấy, lời Đức Phật dạy về sự vĩnh hằng cho rằng, thế gian này không có điều gì là vĩnh cửu và trường tồn mãi theo thời gian. Sống ở trên đời này, ai chẳng có thời điểm sẽ rơi vào tình trạng đau khổ và tuyệt vọng. Khi biết buông bỏ thì ắt số mệnh sẽ được cải biên theo chiều hướng tốt.Chính vì thế, đừng bao giờ cho mình là đúng và đừng bao giờ nghĩ rằng mình là người rất tài giỏi, chớ nghĩ mình thông minh nhất. Nếu như nghĩ như thế sẽ dẫn đến sự thị phi và sẽ rất dễ dính vào nhiều việc phiền phức. Nó cũng giống như trong xã hội hiện thời thường nói, chúng ta cần phải giữ lấy náu mình - như thế mới là tốt nhất. Chớ nên tranh cãi với kẻ khác. Nhất là khi học Phật, khởi sự từ đâu đến.
Chẳng tranh với người và chẳng cầu nơi đời. Có thể thấy, vô tranh vô cầu chính là buông xuống hết thảy, hết thảy đều không chấp trước và niệm Phật vãng sanh không còn chướng ngại. Niệm Phật không được vãn sanh là vì chúng ta còn có tranh giành thì chúng ta vẫn còn đòi hỏi và còn tranh còn cầu thì chính mình chịu thiệt thòi và thiệt thòi quá lớn. Không thể vãn sanh thì vẫn phải tiếp tục trôi lăn trong lục đục luân hồi - vậy thì phiền phức to lớn hay không? Khi thiệt thòi quá lớn, vì thế chúng ta cần phải học vô tránh (không tranh). Có một đệ tử Đức Phật là tôn giả Tu Bồ Đề đối với hết thảy người - sự - vật đều chẳng hề tranh giành. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng thường khen ngợi Ngài, Ngài đã đắc Vô Tránh Tam-muội. Thế Tôn cũng thán Ngài và biểu dương Ngài là khuôn mẫu và dạy cho chúng ta nên học theo Ngài - dụng ý là ở điểm này.