Thanh Hóa: Diện tích tối thiểu khu vực đô thị được tách thửa là bao nhiêu?
BÀI LIÊN QUAN
Không còn hộ khẩu giấy, lấy gì để đăng ký biến động đất đai do tách thửa?Hà Nội: Chuẩn bị được phép phân lô tách thửa trở lại, liệu tình trạng sốt đất có tái diễn?Quy định điều kiện tách thửa: Góp phần hạn chế nhà siêu mỏng?Hỏi:
Bố mẹ tôi có một mảnh đất có diện tích 1200 m2 thuộc khu vực đô thị của tỉnh Thanh Hóa. Giờ ông bà muốn tách thửa đất này để chia cho các con cái làm ăn, sinh sống. Theo tôi được biết, địa phương có quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa, xin luật sư tư vấn cho trường hợp của gia đình tôi, với diện tích đó có đủ điều kiện để tách thửa hay không? Xin cảm ơn.
(Anh Ngô Văn Tính, Thanh Hóa).
Trả lời:
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới chuyên mục, vấn đề anh quan tâm luật sư Nguyễn Huy An - Đoàn Luật sư TP Hà Nội xin giải đáp như sau:
1. Việc tách thửa đất tại đô thị sẽ được Ủy ban nhân dân căn cứ vào những nội dung nào?
Căn cứ Điều 144 Luật Đất đai 2013 quy định về đất đô thị như sau:
Đất ở tại đô thị
1. Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.
3. Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.
Theo đó, việc tách thửa đất tại đô thi sẽ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào
- Quy hoạch sử dụng đất;
- Quy hoạch xây dựng đô thị;
- Quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
2. Diện tích tách thửa đất tối thiểu tại Thanh Hóa đối với khu vực đô thị là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Quy định hạn mức giao đất ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở; hạn mức công nhận đất ở và hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ban hành kèm theo Quyết định 4463/2014/QĐ-UBND quy định về diện tích tách thửa như sau:
Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở tại đô thị (theo khoản 4 Điều 144 Luật đất đai 2013).
1. Hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.
a) Tối đa 90 m2/hộ tại phường thuộc thành phố, thị xã;
b) Tối đa 100 m2/hộ tại thị trấn thuộc huyện đồng bằng;
c) Tối đa 120 m2/hộ tại thị trấn thuộc huyện miền núi.
2. Diện tích thửa đất được phép tách thửa, phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa có diện tích và kích thước cạnh tối thiểu (không bao gồm phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông) như sau:
a) Về diện tích là 40 m2;
b) Về kích thước cạnh là 3 m.
Theo quy định trên, đối với việc tách thửa đất tại Thanh Hóa tại khu vực đô thị thì diện tích thửa đất được phép tách thửa, phải đảm bảo thửa đất còn lại và các thửa đất được hình thành sau khi tách thửa đất có diện tích và kích thước cạnh tối thiểu (không bao gồm phần diện tích nằm trong hành lang an toàn giao thông) như sau:
(1) Về diện tích là 40 m2;
(2) Về kích thước cạnh là 3 m.
Anh cần liên hệ với Ủy ban nhân dân và cơ quan tài nguyên môi trường tại địa phương để biết chính xác thông tính thửa đất của mình có được phép tách thửa đất hay không.
3. Phần đất được tách thửa có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?
Căn cứ Điều 99 Luật Đất đai 2013 quy định về các trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:
...
đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;
...
Như vậy, thửa đất được hình thành sau khi tách thửa đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật nêu trên.