meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thành công trong chuyển đổi số thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam

Thứ sáu, 10/02/2023-20:02
Thời gian gần đây từ khóa chuyển đổi số liên tục được nhắc đến tại Việt Nam, mặc dù chỉ mới đang ở giai đoạn thử nghiệm, ứng dụng vào thực tế và tháo gỡ khó khăn nhưng đến nay quá trình chuyển đổi số tại nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng cho thấy tiềm năng phát triển rất lớn. 

Cột mốc đầu tiên 

Theo vnexpress.net, vào năm 2019, khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho thấy có 40,6% đơn vị tham gia khẳng định đã sẵn sàng nguồn lực và 23,6% đang triển khai các hoạt động chuyển đổi số. Thời điểm đó, có tới 30,7% nói đã tìm hiểu nhưng chưa biết cần phải làm gì, 38% băn khoăn chuyển đổi số nên bắt đầu từ đâu, hay chưa hiểu tin học hóa khác với chuyển đổi số ra sao.

Quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam chính thức được triển khai mạnh mẽ từ tháng 6/2020 khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Kể từ đó, hàng loạt chính sách mới được ban hành, đánh dấu năm khởi đầu của quốc gia trên con đường chuyển đổi số. 


Ngày 10/10/2022, lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Ngày 10/10/2022, lần đầu tiên tổ chức Ngày Chuyển đổi số quốc gia.

Kế hoạch chuyển đổi số bao gồm quá trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia, chính phủ kỹ thuật số, nền kinh tế kỹ thuật số và xã hội kỹ thuật số. Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm khoảng 30% GDP, với mức tăng trưởng ổn định hàng năm dự kiến là 7%.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã trở thành “cú huých trăm năm” khiến quá trình chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn, trở thành điều kiện sống còn của các doanh nghiệp, tổ chức, giải quyết những “nỗi đau” của xã hội thời điểm đó.

Trong Hội nghị giao ban quản lý nhà nước hồi tháng 5/2020, Bộ Trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: “Việt Nam với lợi thế có nhiều doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin mạng, đây là lúc phát huy đưa đất nước bứt phá, thay đổi thứ hạng".

Thành tựu đáng chú ý

Năm 2020 được coi là năm đánh thức quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam thì đến năm 2021 là năm của những hành động, trải nghiệm về chuyển đổi số đầu tiên trong bối cảnh đại dịch. Chuyển đổi số tại Việt Nam ghi nhận nhiều bước tiến lớn. 

Một trong những dấu ấn lớn là từ 1/7/2021, Bộ Công an đã xây dựng và thành công triển khai Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chính thức đưa vào vận hành. Đến nay đã có 98 triệu thẻ căn cước công dân đã được số hóa hoàn toàn, đồng thời đã cấp 98 triệu thẻ căn cước gắn chíp; 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử được kích hoạt. Đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia sớm ứng dụng định danh điện tử và phổ cập danh tính số trên thế giới. 

Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 8/2022, sau hơn một năm triển khai thí điểm, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu người. Số lượng người dùng tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa đã đạt hơn 1,5 triệu người, chiếm 70%. 

Cơ sở dữ liệu của các cơ quan chính phủ tại 53/63 quận hành chính đã được tạo hoặc đăng trong quá trình hoàn thiện. Trong 8 tháng đầu năm 2022, đã có 4,78 triệu tài liệu được xử lý, gấp 3 lần so với trước đây. 


Đến nay đã có 98 triệu thẻ căn cước công dân đã được số hóa hoàn toàn, đồng thời đã cấp 98 triệu thẻ căn cước gắn chíp.
Đến nay đã có 98 triệu thẻ căn cước công dân đã được số hóa hoàn toàn, đồng thời đã cấp 98 triệu thẻ căn cước gắn chíp.

Trong năm 2022, doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Đóng góp vào GDP của lĩnh vực Công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 34,336 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021.

Như vậy, trong suốt 5 năm qua, doanh thu công nghiệp ICT Việt Nam liên tục tăng trưởng cao từ mức gần 103 tỷ USD năm 2018 lên hơn 124,67 tỷ USD vào năm 2020 và 136,15 tỷ USD vào năm 2021.

Tại một hội thảo về chuyển đổi số tổ chức vào tháng 10/2022, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục chuyển đổi số quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, đã đạt những kết quả quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột là Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. 

Về Chính phủ số, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã đạt hơn 97,3%; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ đạt 67,8% và tỷ lệ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến là 43,2%.

Về kinh tế số, trong 6 tháng đầu năm 2022, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đạt 10,41%, tăng so với mức 9,6% hồi cuối 2021. Trong 8 tháng đầu năm 2022, có hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến trị giá hơn 117 triệu USD, gấp 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2022, gần như 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Doanh thu thương mại điện tử đạt 11,4% tổng mức bán lẻ và 66% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán (vượt 1% so với mục tiêu Chương trình Chuyển Đổi Số).


Tính đến hết tháng 8/2022, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu người.
Tính đến hết tháng 8/2022, tổng số người đăng ký và sử dụng tài khoản Mobile Money đạt gần 2,2 triệu người.

Về xã hội số, số lượt người dùng hàng tháng trên các nền tảng số di động Việt Nam đã tăng hơn 100 triệu lượt so với cùng kỳ năm 2021. Số lượng người dùng điện thoại thông minh ước đạt 106 triệu người, tăng 1,4% so với năm trước. Tổng số lao động trên thị trường dịch vụ truyền thông năm 2022 là 1,5 triệu người, (+5%), năng suất lao động ước đạt 648 triệu đồng (+6,7%).

Mục tiêu mới cần chinh phục

Không chỉ dừng lại ở những kết quả đó, trong năm 2023 và những năm tiếp theo được xác định quá trình chuyển đổi số sẽ được diễn ra ở mọi lĩnh vực. 

Theo định hướng phát triển ngành Thông tin và Truyền thông năm 2023 và giai đoạn 2024- 2025, trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, đặt chỉ tiêu năm 2023, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử- viễn thông đạt 165 tỷ USD. Đến năm 2024 đạt 175 tỷ USD và đến năm 2025 đạt 185 tỷ USD.

Trong 3 năm tới, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp công nghệ số vào GDP của cả nước đạt từ 6 - 6,5% mỗi năm. Trong đó, xuất khẩu công nghệ thông tin sẽ đạt 137 tỷ USD trong năm 2023, đến năm 2024 tăng lên 148 tỷ USD, đến năm 2025 đạt mức 160 tỷ USD. 

Bộ Thông tin và Truyền thông xác định trong tháng 6/2023, sẽ hoàn thiện cơ bản cơ sở dữ liệu doanh nghiệp công nghệ số ở Việt Nam. Tháng 12/2023 hoàn thành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm IoT, AI tại một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa- Vũng Tàu. 


Đặt chỉ tiêu năm 2023, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử- viễn thông đạt 165 tỷ USD.
Đặt chỉ tiêu năm 2023, tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử- viễn thông đạt 165 tỷ USD.

Ngoài ra, thúc đẩy các hoạt động thu hút đầu tư R&D trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ số, kết nối doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp đầu chuỗi, các BigTech lớn như Samsung, LG; tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Trong giai đoạn tiếp theo từ 2024 - 2025 sẽ tập trung thúc đẩy nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, trong tâm là các công nghệ số mới như: AI, IoT, BigData, điện toán đám mây, 5G… Xây dựng và phát triển các chương trình, đề án phát triển hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số như 5G, IoT phủ sóng chuyên sâu trong các đô thị, khu công nghiệp, cảng, nhà máy…

Trong lĩnh vực tài chính, ưu tiên phát triển các ứng dụng di động trong hệ sinh thái cho các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu đưa tỷ trọng giao dịch kỹ thuật số lên hơn 50% tổng khối lượng thanh toán trong nước. 

Lĩnh vực sản xuất công nghiệp được coi là xương sống của nền kinh tế hiện đại của đất nước là đối tượng quan trọng để thực hiện số hóa. Với mục tiêu chính là tạo ra nền sản xuất “sạch” bền vững cho thị trường. 

Bên cạnh đó, cần có thêm những chương trình đào tạo nhân sự đáp ứng với xu thế chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề. Đặc biệt thúc đẩy giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị cho họ làm việc trong các lĩnh vực chiến lược mới và ưu tiên của nền kinh tế.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Thu phí vào nội đô: Liệu có chuyển từ ùn tắc giao thông sang áp lực về mật độ dân cư?

2 giờ trước

Chuyên gia không bất ngờ với nhà tập thể cũ có giá gần 10 tỉ đồng ở Hà Nội

2 giờ trước

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

2 giờ trước

Dòng vốn ngoại ngày càng "khắt khe" với các dự án nhà ở

3 giờ trước

Chuyên gia: Vàng là kênh đầu tư kém hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay

1 ngày trước