Đẩy mạnh tính năng của hợp đồng điện tử trong việc chuyển đổi số
BÀI LIÊN QUAN
Châu Á “vật lộn” trong cơn khát năng lượng sau khi hợp đồng LNG trước năm 2026 đã bán hếtMua nhà ở xã hội theo hợp đồng ủy quyền, vi bằng: Rủi ro thuộc về bên muaMôi giới bất động sản kể chuyện trong nghề: Chủ nhà vui vẻ ký hợp đồng nhưng đến lúc tính hoa hồng lại “viện lý do” để không trả phí!Hợp đồng điện tử là gì?
Hiện nay doanh nghiệp đã và đang áp dụng hợp đồng điện tử trong hoạt động kinh doanh. Hợp đồng điện tử có thể hiểu là hợp đồng được lưu trữ trên các phương tiện điện tử, kỹ thuật số hay các phương tiện điện tử khác. Hợp đồng điện tử là hợp đồng giữa các bên thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ gửi đi, nhận lại.
Như vậy đây là loại hợp đồng có giá trị pháp lý giống như các hợp đồng bằng văn bản như truyền thống nhưng được thao tác, lưu trữ, gửi, nhận… trên môi trường điện tử trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Một số hình thức của hợp đồng điện tử như thông điệp điện tử được tạo, gửi, nhận, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Đó có thể là chứng từ, điện, điện tín, email hay fax…
Các bên có thể thực hiện giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử thông qua thông điệp dữ liệu. Thông điệp này có giá trị pháp lý như đối với cách sử dụng văn bản truyền thống.
Để thực hiện ký kết bằng hợp đồng điện tử thì người dùng bắt buộc phải sử dụng các phần mềm ký hợp đồng điện tử được cung cấp bởi các nhà cung cấp đã đăng ký và được cấp phép cung cấp dịch vụ. Hiện nay tại Việt Nam, hành lang pháp lý cho hoạt động chứng thực hợp đồng điện tử đã hoàn thiện, được bảo vệ bởi Luật pháp và theo quy định của Luật Giao dịch điện tử hiện hành.
“Cánh tay phải” đắc lực trong giao dịch tại các doanh nghiệp
So với các hợp đồng truyền thống thì hiện nay khi giao dịch bằng hợp đồng điện tử các doanh nghiệp không chỉ bảo mật được thông tin mà còn hạn chế tối đa những rủi ro, tránh rách hỏng, thất lạc hay hỏa hoạn cháy nổ do sự cố,… đồng thời việc tra cứu thông tin hợp đồng cũng dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện hơn.
Đối với hợp đồng truyền thống, doanh nghiệp thường phải mất từ 5 đến 8 ngày làm việc và bỏ ra chi phí 50.000 đến 80.000 VNĐ (bao gồm chi phí in ấn, lưu trữ, vận chuyển…) để hoàn thành một bộ hợp đồng. Trong khi với hợp đồng điện tử, chỉ mất từ vài giây cho việc trình ký và ký kết hợp đồng. Bên cạnh đó, với tính năng ký đồng loạt nhiều hợp đồng cũng giúp doanh nghiệp thúc đẩy nhanh quá trình ký kết, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Khi các doanh nghiệp đã sử dụng công nghệ này rộng rãi cũng là thể hiện tầm nhìn cũng như sự tân tiến về công nghệ. Hơn nữa, hợp đồng điện tử có thể giúp doanh nghiệp tiếp cận, giao dịch và trao đổi thông tin với nhiều đối tác trong cùng một thời gian. Đối với các đối tác nước ngoài, thì vấn đề địa lý, múi giờ sẽ được xóa nhòa , việc kết nối sẽ được thúc đẩy nhanh chóng, hiệu quả, tận dụng tối đa mọi cơ hội trong kinh doanh.