meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản còn nhiều điểm nghẽn

Thứ ba, 13/12/2022-16:12
Nằm trong xu thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, bất động sản cũng sẽ phải chuyển mình mạnh mẽ. Bởi chỉ có chuyển đổi số trong chặng đường này thì các bất động sản mới có cơ hội vô giá để phát triển. Và Proptech (Property technology) chính là công cụ, phương thức tối ưu nhất.

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu

Kể từ khi Việt Nam tiến hành Đổi mới 1986, thị trường bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đồng thời thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Bất động sản tạo ra nhu cầu về lao động và thúc đẩy các ngành khác phát triển như xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và nhà ở kết nối với thị trường đất đai và các dịch vụ môi giới, pháp lý và định giá. Cụ thể, theo thống kê, đóng góp của ngành xây dựng và bất động sản trong GDP các năm gần đây ngày càng tăng và chiếm khoảng 11% (trong đó, ngành bất động sản trực tiếp và gián tiếp thông qua các lĩnh vực khác khoảng 4,5%). Theo tính toán, tỷ lệ tác động lan tỏa của bất động sản là 1,3 - 1,4, tức là cứ 1% tăng trưởng bất động sản sẽ tạo ra 1,3 - 1,4% tăng trưởng GDP nền kinh tế. Nhìn rộng ra khu vực, bất động sản là một thị trường rất năng động và có nhiều động lực phát triển ở châu Á, đang duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 15% mỗi năm. 


Thị trường bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đồng thời thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Thị trường bất động sản đã có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đồng thời thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó, Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng 4.0) đã và đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ trên toàn cầu, làm thay đổi toàn bộ mô hình, phương thức phát triển của các quốc gia. Tại Việt Nam, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 52 – NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Số. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17/4/2020 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW…. Những chủ trương đó đã khẳng định chuyển đổi số trở thành xu hướng tất yếu, chứ không còn là sự lựa chọn. 

Theo thống kê và dự báo của nhiều tổ chức, riêng khu vực ASEAN, nếu áp dụng thành công chương trình chuyển đổi số có thể đóng góp tăng trưởng 1.000 tỉ USD vào tổng GDP của ASEAN trong 10 năm tới, giúp ASEAN vươn lên dẫn đầu về khả năng cạnh tranh toàn cầu với vị thế là một trong những trung tâm sáng tạo số hàng đầu thế giới. Tại Việt Nam, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã đạt 10,41%, tăng mạnh so với mức 9,6% tại cuối năm 2021.

Tuy nhiên, thẳng thắn mà nói chuyển đổi số nói chung, và trong thị trường bất động sản nói riêng dù có cơ hội rất lớn, song vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc biệt, “cơn sốt” trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ vừa qua, cùng với ách tắc trong huy động nguồn vốn, cơ chế và chính sách chưa đầy đủ… khiến thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản, dự án bị đình trệ, đóng băng; hàng trăm nghìn lao động và cán bộ, nhân viên mất việc làm. Bên cạnh đó, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, năm 2021, cả nước có 282.105 giao dịch bất động sản thành công, trong đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ là 111.640 giao dịch. Lượng giao dịch tăng nhưng lại chủ yếu là cáo giao dịch trực tiếp truyền thống, gây tốn kém chi phí, thiếu công khai, minh bạch và tốn rất nhiều thời gian. 

Thực trạng đó buộc chúng ta phải có phương thức mới, cách làm mới sáng tạo, đột phá hơn để tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả; đảm bảo sự phát triển minh bạch, bền vững cho thị trường bất động sản. 

Nằm trong xu thế của Cách mạng công nghiệp 4.0, bất động sản cũng sẽ phải chuyển mình mạnh mẽ. Bởi chỉ có chuyển đổi số trong chặng đường này thì các bất động sản mới có cơ hội vô giá để phát triển. Và Proptech (Property technology) chính là công cụ, phương thức tối ưu nhất để chúng ta sử công nghệ giúp cá nhân, doanh nghiệp nghiên cứu, giao dịch, mua bán, thuê, cho thuê và quản lý trong lĩnh vực bất động sản. Với Proptech, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm 30% thời gian, và tối đa hóa chi phí lợi nhuận. Khách hàng chỉ cần vài cú nhấp chuột có thể mua nhà, mua đất trong “chớp mắt”. 

Thực tế, trong vài năm qua, các công ty khởi nghiệp của Proptech trong ngành bất động sản đã mang đến nhiều sản phẩm mới; các ứng dụng ưu việt, hiện đại đã và đang ra đời, phát triển hết sức đa dạng, sôi động. Tuy nhiên, cũng có không ít các “startup” Proptech gặp khó khăn, kêu gọi vốn lên tới cả hàng chục triệu USD song vẫn phải rời bỏ thị trường. Điều đó cho thấy thách thức vô cùng lớn, bên cạnh cơ hội vàng của Proptech. 

Về nguyên nhân đã được đề cập rất nhiều từ thiếu vốn, thiếu cơ chế chính sách, thiếu nhân lực, yếu về công nghệ... Vì vậy, việc tháo gỡ những khó khăn này, đồng thời đưa ra các giải pháp đúng đắn là nhiệm vụ rất lớn của Chính phủ, cũng như các thành viên tham gia thị trường. 

Chuyển đổi số bất động sản giúp cung - cầu gần nhau


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh

Phát biểu tại Diễn đàn bất động sản 2022 với chủ đề Proptech - Xu hướng tất yếu của thị trường tổ chức chiều nay 13.12, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết, chuyển đổi số được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua. Trong 2 năm dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp rất tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, vì thế dù giãn cách xã hội nhưng kinh doanh bất động sản vẫn sôi động.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, riêng lĩnh vực bất động sản, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ chủ trì xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu về nhà ở, công sở; thông tin về các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội được cấp phép hàng năm, chỉ số giá một số loại bất động sản tại các đô thị...

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, Bộ Xây dựng đang quản lý, vận hành hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản tại địa chỉ batdongsan.xaydung.gov.vn.

Đây là dữ liệu đầy đủ tin cậy liên quan đến số lượng dự án, giao dịch, các dự án hoàn thành được mở bán cũng như thông tin giá cả, cơ cấu. Trong thông tin này còn cập nhật cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan tác động đến thị trường bất động sản.


Diễn đàn bất động sản năm 2022: Proptech - xu hướng tất yếu của thị trường có sự tham gia đồng hành của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT
Diễn đàn bất động sản năm 2022: Proptech - xu hướng tất yếu của thị trường có sự tham gia đồng hành của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT

Bên cạnh đó, hệ thống có các thông tin số dự án khởi công trong năm, diện tích nhà ở xã hội hoàn thành hàng năm, chỉ số bất động sản, một số dịch vụ kinh doanh bất động sản... Nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đã tích cực triển khai chuyển đổi số trong quản trị doanh nghiệp, quản lý hệ thống thông tin khách hàng, giao dịch khách hàng...

“Chúng ta đã chứng kiến thời điểm dịch bệnh trong 2 năm qua, các doanh nghiệp rất tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, nhất là các sàn giao dịch điện tử để giới thiệu sản phẩm. Dù giãn cách xã hội nhưng kinh doanh bất động sản vẫn sôi động, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”, ông Sinh nói.

Một số doanh nghiệp như Vingroup, Sungroup, Đất Xanh, TNR Holdings, Meey Land... tham gia vào chuyển đổi số bất động sản theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, không chỉ thuận lợi cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho người dân, khiến cung - cầu giữa người dân - doanh nghiệp gần nhau hơn, đáp ứng yêu cầu thiết thực và hiệu quả hơn.


Các đại biểu tham gia diễn đàn
Các đại biểu tham gia diễn đàn

Theo ông Sinh, mặc dù có nhiều chuyển biến trong lĩnh vực chuyển đổi số bất động sản, nhưng cũng còn nhiều hạn chế bất cập. Hệ thống thông tin còn nhiều bất cập, chưa công khai, ảnh hưởng đến tính minh bạch của thị trường, còn phân tán ở nhiều tổ chức khác nhau với các mục tiêu khác nhau.

Đây là một trong những hạn chế rất lớn, bên cạnh đó thể chế chưa cụ thể hoá, chuẩn hoá hệ thống dữ liệu thị trường nhà ở... Cần có sự điều chỉnh, từ rà soát lại quy định pháp luật, đảm bảo dữ liệu thông tin chính xác, minh bạch, khách quan, giúp cơ quan quản lý, người dân được tiếp cận thông tin đúng, đủ.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, việc kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu đất đai, nhà ở với cơ sở dữ liệu dân cư còn chưa đầy đủ, thiếu rất nhiều, dẫn đến thiếu tính minh bạch cũng như cái nhìn tổng thể. Việc ứng dụng chuyển đổi trong đầu tư xây dựng các dự án bất động sản cũng chưa được sâu rộng.

Việc phân cấp quản lý tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công sở…) cũng dẫn đến việc ứng dụng công nghệ số trong việc quản lý nhà nước từ T.Ư đến địa phương chưa được triển khai đồng bộ, chưa có cơ sở dữ liệu quản lý tập trung.


Toàn cảnh Diễn đàn bất động sản 2022 với chủ đề Proptech - Xu hướng tất yếu của thị trường tổ chức chiều nay 13.12
Toàn cảnh Diễn đàn bất động sản 2022 với chủ đề Proptech - Xu hướng tất yếu của thị trường tổ chức chiều nay 13.12

Vì vậy, khi triển khai Đề án 06 của Chính phủ thì việc kết nối, chia sẻ thông tin dữ liệu về nhà ở với cơ sở quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai còn chậm. Các thông tin về nhà ở, công sở từ năm 2009 trở về trước sẽ phải rà soát, cập nhật để làm giàu dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu quốc gia về đất đai.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực bất động sản còn chậm hơn so với các lĩnh vực khác; nguồn nhân lực chất lượng cao về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bất động sản còn hạn chế; các nền tảng ứng dụng được nghiên cứu, thiết lập chỉ đáp ứng một phần của chu trình giao dịch bất động sản, thiếu các thông tin, dữ liệu có độ tin cậy và các khó khăn liên quan đến vấn đề về con người, công nghệ.

Các chủ thể tham gia vào thị trường bất động sản chưa có nhận thức đầy đủ về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ. Bất động sản là mặt hàng có giá trị lớn nên việc thay đổi tư duy, thói quen từ trực tiếp sang trực tuyến của người dân cần có thời gian.

Để góp phần giúp cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị diễn đàn cần tập trung nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản gắn với yêu cầu của nhiệm vụ chuyển đổi số, trong đó có các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bất động sản.

Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung luật Kinh doanh bất động sản, trong đó hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành về nhà ở, thông tin về các dự án nhà ở thương mại, nhà ở xã hội được cấp phép hàng năm, chỉ số giá một số loại hình bất động sản, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch, đất đai... Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được tiếp cận các nguồn thông tin công khai, minh bạch, đủ độ tin cậy về thị trường bất động sản.

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, cần tiếp tục đẩy mạnh việc trao đổi, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; thay đổi tư duy, thói quen từ trực tiếp sang trực tuyến; chủ động thích ứng và có chiến lược chuyển đổi số phù hợp; tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm về chuyển đổi số.

Các ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ tài chính (fintech) và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để phổ biến rộng rãi tới người dân sử dụng trong quá trình giao dịch bất động sản; đồng thời hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm hiện đại, đáng tin cậy...

Diễn đàn bất động sản năm 2022: Proptech - xu hướng tất yếu của thị trường có sự tham gia đồng hành của Bộ Xây dựng, Bộ TT-TT, Bộ TN-MT… các chuyên gia uy tín của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT … và cộng đồng doanh nghiệp tiên phong trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 như các Tập đoàn FPT, Meey Land, One Mount, TNR Holdings…
KHÁNH HÀ
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Chính thức hết thời "phải mua bảo hiểm mới được giải ngân"

Chuyển đổi số - Bước đột phá của doanh nghiệp bất động sản 

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

Tin mới cập nhật

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

15 giờ trước

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

15 giờ trước

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

21 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

21 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

21 giờ trước