meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thực trạng hệ sinh thái Proptech Việt Nam hiện nay?

Thứ ba, 18/10/2022-09:10
Công nghệ bất động sản (proptech) là một trong những lĩnh vực ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng tại Việt Nam hiện nay bởi lợi thế về dân số trẻ đông đảo và sự đam mê công nghệ mới của những người trẻ tuổi. Vậy thực trạng hệ sinh thái Protech Việt Nam như thế nào?

Bức tranh về hệ sinh thái Protech Việt Nam 

Proptech (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Property Technology) là việc ứng dụng công nghệ thông tin và kinh tế nền tảng vào trong thị trường kinh doanh bất động sản, gọi tắt là công nghệ bất động sản. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về Proptech là gì và ứng dụng của proptech trong thực tiễn.

Trên thế giới, proptech đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Còn tại Việt Nam, các công ty khởi nghiệp proptech đã và đang góp phần làm thay đổi sâu sắc nhịp độ thị trường bất động sản bằng cách sử dụng những mô hình, kiểu mẫu kinh doanh mới phù hợp nhất với nhu cầu, mong muốn của đối tượng thế hệ khách hàng mới. 

Theo báo cáo mới đây của JLL Việt Nam–công ty hoạt động trong dịch vụ tư vấn bất động sản, Proptech đang phát triển một cách vô cùng mạnh mẽ, nhanh chóng tại Việt Nam do tỷ lệ dân số trẻ cao và họ ngày càng hiểu biết, sành sỏi về công nghệ thông tin. Cũng theo JLL, Proptech Việt Nam hiện phát triển mạnh nhất ở trong phân khúc các khu dân cư và các tòa nhà văn phòng, với hơn 50% số lượng những công ty proptech đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh này.

Khi lĩnh vực Proptech ngày càng tăng tốc phát triển, những công ty trong ngành hiện có thể dễ dàng nhận ra xu hướng mới của thời đại: các công ty Proptech liên kết với những công ty công nghệ tài chính Fintech nhằm mục đích tối ưu hóa và nâng cao tối đa trải nghiệm của người dùng.

Ví dụ dễ thấy để minh chứng cho điều này là việc rất nhiều những ứng dụng quản lý tài sản Proptech hiện nay đang dần kết nối và tích hợp với ứng dụng ví điện tử để nhằm nâng cao tối đa chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm của các khách hàng.

Các ứng dụng đăng tin, rao bán bất động sản như Batdongsan.com.vn, MeeyLand.com, Homedy, nhadat.net, Nhadat24h.net… hợp tác cùng với ứng dụng ví điện tử hoặc ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc thu phí từ người dùng.


Công nghệ Protech dần phổ biến tại Việt Nam
Công nghệ Protech dần phổ biến tại Việt Nam

Theo FinREI Investment JSC–một công ty khởi nghiệp công nghệ chủ yếu tập trung hoạt động vào mảng thị trường bất động sản, ở thời điểm hiện tại đang có 156 công ty Proptech đang hoạt động tại Việt Nam, cung cấp các loại hình dịch vụ đăng bán và nền tảng thương mại điện tử đi theo mô hình Marketplace, môi giới điện tử, thực hiện đầu tư và gọi vốn cộng đồng, quản lý các loại hình tài sản và mạng lưới quản lý thiết bị kết nối mạng Internet, văn phòng chia sẻ làm việc chung (co-working spaces), xây dựng và những công trình thiết bị nhiều tiện ích, thực tế ảo, định giá và phân tích, cho thuê tòa nhà văn phòng, quản lý khách sạn.

Theo báo cáo của JLL, 80% các công ty hoạt động ở thị trường nội địa hiện nay là các công ty nước ngoài hoặc là sở hữu vốn đến từ những nhà đầu tư của nước ngoài.FinREI đã nghiên cứu số liệu, tổng kết thành một bức tranh thể hiện góc nhìn toàn cảnh về hệ sinh thái Proptech ở Việt Nam.

Theo biểu đồ, phân khúc cho thấy sự phát triển mạnh nhất thuộc về co-working spaces với tổng cộng là 14 công ty. Các công ty lớn nhất trong lĩnh vực này bao gồm có DreamPlex, Saigon Co-working, Start và Toong.

Toong được thành lập vào thời điểm năm 2015 và cho đến nay được mở rộng phạm vi hoạt động trong 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Ông lớn đến từ Hoa Kỳ là Wework cũng đã chính thức mở được địa điểm đầu tiên tại Việt Nam vào thời điểm tháng 12/2018.

Một phân khúc khác cũng ghi nhận sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực Proptech là đăng tin rao bán và kinh doanh thương mại điện tử bất động sản. Các nền tảng bán bất động sản như Batdongsan, MeeyLand, Homedy và MuaBanNhaDat đã giúp cho người dùng có thể dễ dàng thực hiện việc đăng bán hoặc cho thuê các loại hình bất động sản.

DiaOcOnline hiện tại đang là công ty chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu về mạng lưới bất động sản được tiến hành đầu tư bởi IDG Ventures Vietnam, bao gồm việc tìm kiếm thông tin, hệ thống sàn giao dịch mua bán bất động sản ngoại tuyến, thực hiện quảng cáo tiếp thị và phân phối các loại hình tài sản, quản lý và cho thuê các loại hình tài sản bất động sản.


Hệ sinh thái Proptech Việt Nam có sự góp mặt của nhiều thành phần
Hệ sinh thái Proptech Việt Nam có sự góp mặt của nhiều thành phần

Bên cạnh các công ty Proptech, hệ thống sinh thái của ngành công nghệ bất động sản Proptech tại Việt Nam hiện nay còn bao gồm có thêm những trung tâm hỗ trợ (Accelerator) và những trung tâm xây dựng cộng đồng hỗ trợ các công ty khởi nghiệp ở trong ngành.

Các trung tâm này hiện bao gồm có: Startup.vn, Topic Founder Institute, Zone Startups Vietnam, Vietnam Silicon Valley cũng như các Hub startup tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh như Saigon Innovation Hub, trung tâm hỗ trợ và đầu tư trong giai đoạn đầu cho khoảng hơn 500 Startups Vietnam.

Triển vọng số hóa cho thị trường bất động sản ở Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Đính – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định: “Việt Nam hiện là thị trường vô cùng năng động và có nhiều động lực để bứt phá, phát triển nhất khu vực châu Á. Dân số tại các khu vực đô thị của Việt Nam hiện nay là khoảng 44 triệu người, chiếm tỷ lệ là 45% dân số. Việt Nam hiện tại có tổng cộng 862 đô thị. Năm 2025 dự báo dân số của các vùng đô thị sẽ tăng lên vào khoảng 52 triệu người, chiếm tỷ lệ đến 50% dân số, với số lượng là khoảng 1.000 đô thị”.

Trong khi đó, bất động sản là loại hình hàng hóa có tính chất vô cùng đặc biệt, thanh khoản chậm, dịch chuyển chậm, thực hiện giao dịch thông qua nhiều bước, dữ liệu thông tin rất nhiều, khối lượng rất lớn, việc kinh doanh, mua bán, sang tên chuyển nhượng… trải qua nhiều công đoạn với những thủ tục vô cùng phức tạp, mất nhiều thời gian, do vậy sẽ rất cần đến việc thực hiện chuyển đổi số nhanh.


Proptech Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức
Proptech Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức

Được thúc đẩy bởi quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, mạnh mẽ cùng với tiềm năng bùng nổ phát triển của thị trường bất động sản tại Việt Nam, thế hệ Proptech Việt Nam 2.0 đã và đang bùng nổ với hàng loạt những công ty khởi nghiệp Startup tham gia vào những hoạt động nằm trong chuỗi giá trị bất động sản.

Không chỉ đơn thuần dừng lại ở việc đăng tin, rao vặt, Proptech còn giải quyết được triệt để những vấn đề về quản lý, vận hành bất động sản, đầu tư và cho thuê tài sản, dịch vụ môi giới giữa người bán và người mua, chia sẻ không gian và cả dịch vụ tài chính bất động sản…

Theo báo cáo của JLL và Tech in Asia, Proptech Việt Nam là thị trường giàu triển vọng trong làn sóng đầu tư vào Startup công nghệ tại Đông Nam Á và toàn khu vực Châu Á. Các công ty Proptech tại khu vực Đông Nam Á hiện đã huy động được số vốn tổng cộng là 72,9 triệu USD, dẫn đầu về số lượng thu hút đầu tư với 11 trên tổng số 38 thương vụ thành công trong năm 2019 tại Châu Á.

Trong năm 2021, các công ty Startup Proptech Việt Nam đã gây sốt trên thị trường với thương vụ trị giá 30 triệu USD của công ty Homebase và khoản đầu tư trị giá 10,2 triệu USD của công ty Rever. Trước đó, công ty Propzy cũng đã kêu gọi vốn thành công với số vốn lên đến 25 triệu USD.

Việc thu hút được nguồn vốn đầu tư trị giá lên đến hàng chục triệu USD trong thời gian qua đã phần nào chứng minh cho tính hiệu quả cao của mô hình công nghệ Proptech tại Việt Nam. Tuy nhiên, với một thị trường non trẻ mà việc chuyển đổi số đang ở trong những bước đầu tiên như bất động sản thì chỉ có vốn đầu tư lớn và công nghệ hiện đại thôi vẫn sẽ là chưa đủ.

“Các công ty Proptech hiện nay cần phải tham gia sâu vào trong quá trình giao dịch mua bán địa ốc cũng như cung cấp ra những giải pháp mang tính hiệu quả cao nhất cho cộng đồng dịch vụ, các nhà môi giới bất động sản” (ý kiến của ông Dương Hoàng Anh Nguyên, cựu đồng sáng lập và CEO của DiaocOnline.vn).

Những khó khăn, thách thức đối với Protech Việt Nam

Nhìn vào tổng thể bức tranh Proptech Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thị trường này mới chỉ đang trong giai đoạn chớm phát triển, vẫn còn khá sơ khai và phân mảnh.

Bài toán cần giải đáp sau khi gọi vốn thành công vẫn chưa được các công ty startup giải quyết một cách triệt để, cách thức vận hành “đốt tiền” quá nhiều trong khi khả năng tạo ra nguồn lợi nhuận trên cuộc đua đường dài vẫn chưa chắc chắn… Đây là những điểm yếu chung đại đa số các công ty khiến nhiều proptech phải dừng cuộc chơi chỉ sau một thời ngắn tham gia thị trường.

Không ít đơn vị vẫn còn trụ lại trong lĩnh vực mới mẻ này ở Việt Nam đang phải cố gắng vật lộn một cách khó khăn để tìm ra được cách thức cân bằng giữa những hoạt động môi giới trực tuyến và môi giới trực tiếp.

Bà Huỳnh Giang, Trưởng khối Tư vấn ứng dụng khoa học dữ liệu S22M, Savills Việt Nam, đưa ra nhận định, trong một quãng thời gian dài, với chi phí vận hành là rất cao và luôn phải làm mới, thay đổi, tối ưu hóa công nghệ, việc này sẽ làm cho các công ty startup phải đối diện với những mặt rủi ro về chiến lược. Kéo theo đó cũng sẽ là những vấn đề rủi ro về tầm nhìn, không thực sự chắc chắn về tương lai và chật vật trong quá trình tìm kiếm ra định hướng đúng đắn. 

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay, thị trường bất động sản thứ cấp có sự đóng góp rất lớn vào số lượng các giao dịch mua bán được ghi nhận và quyết định rất lớn đến tính thanh khoản.

Sự phức tạp của cách thức giao dịch truyền thống này, cộng với tính rõ ràng, minh bạch của thị trường bất động sản còn hạn chế là thách thức to lớn cho các công ty proptech.


Các công ty Protech nỗ lực để phát triển
Các công ty Protech nỗ lực để phát triển

Thị trường bất động sản thứ cấp ở Việt Nam hiện nay vẫn là một thành trì mà công nghệ thông tin không thể thâm nhập chỉ trong thời gian một sớm một chiều. Mức hoa hồng trị giá 1% trên mỗi sản phẩm bất động sản thứ cấp (giá trung bình khoảng 3 tỷ đồng/căn) là một khoản chi phí cao nên rất nhiều người sẵn sàng làm công việc đó khiến cho công nghệ Protech không có không gian để phát huy.

Dù được đánh giá là rất tiềm năng nhưng proptech Việt Nam vẫn tồn tại rất nhiều rào cản chưa thể thực sự bứt phá. Bất động sản vẫn là một loại tài sản có giá trị cao vì vậy người mua muốn “chứng kiến tận mắt” để đánh giá cụ thể về tài sản và giao dịch chủ yếu vẫn là bằng tiền mặt. Việc chuyển đổi hình thức giao dịch này thông qua công nghệ kỹ thuật số vẫn khiến cho nhiều người cảm thấy nghi ngại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước