Thạc sĩ sinh học thôi việc về Đà Lạt đầu tư 1.000m2 đất trồng nấm hầu thủ, thu được hàng trăm triệu đồng/năm
BÀI LIÊN QUAN
Anh nông dân Sơn La đầu tư 5.000m2 đất trồng bí xanh, thu nhập mỗi năm 200 triệu đồngĐầu tư 7ha đất xây dựng trang trại nuôi tôm, ông nông dân Quảng Nam thu lãi mỗi năm đến 20 tỷ đồngNông dân Hà Tĩnh "hưởng lợi" từ việc "sốt đất": Nhiều gia đình đổi đời khi xây nhà, tậu xe ô tô tiền tỷThạc sĩ sinh học có "duyên nợ" với nấm ăn
Theo Dân Việt, anh Nguyễn Minh Thuận là sinh viên học ngành Sư phạm Sinh học của trường Đại học Đà Lạt, ra trường vào năm 2010. Sau đó, anh Thuận đã tiếp tục học cao học và bảo vệ thành công đề tài về nấm hương và làm việc cho một công ty chuyên về nấm đông cô rồi đến Viện sinh học Tây Nguyên tại Đà Lạt công tác. Trong thời gian công tác tại đơn vị trên, anh Thuận đã có thời gian cũng như cơ hội để nghiên cứu, tìm hiểu về các loại nấm. Đặc biệt, trong điều kiện khí hậu, thời tiết của TP. Đà Lạt cùng các huyện lân cận sẽ rất phù hợp cho các mô hình trồng nấm. Anh Thuận chia sẻ: "Tôi nhận thấy rằng, trên thị trường có rất nhiều loại nấm. Tuy nhiên mọi người chỉ chạy về một số loại nấm phổ biến mà bỏ qua những loại có giá trị cao hơn. Trong thời gian đi làm, mình vô tình tìm hiểu thấy loại nấm hầu thủ có hình dáng khá đẹp. Thế nhưng tại Việt Nam chủ yếu dùng hàng khô hoặc đông lạnh mà thiếu đi phân khúc nấm hầu thủ tươi". Tại trang trại của anh Thuận, những kệ sắt cao 2 mét được lắp đặt một cách chắc chắn để những bịch phôi nấm được xếp ngăn nắp trong khu nhà kính. Theo đó, bên trong nhà kính cũng được rửa sạch sẽ, nền được đổ bê tông để ngăn chặn côn trùng gây hại. Đáng chú ý, loại nấm này không tưới nước trực tiếp lên bịch phôi nấm mà được anh Thuận điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm nhờ vào hệ thống vòi phun nước bên trên mái nhà kính.
Được biết, toàn bộ các bịch phôi nấm của anh Nguyễn Minh Thuận được làm từ gỗ cao su, không sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc. Để chứng minh mức độ sạch của nấm, anh Thuận đã tách một cây nấm đến ngày thu hoạch và ăn sống tại vườn.
Giá thành của nấm hầu thủ khá cao, anh nông dân thu về khoản tiền không hề nhỏ
Theo chân anh Thuận đi thu hoạch những cây nấm hầu thủ trắng muốt, khi thu hoạch chỉ cần cầm cây nấm lắc hai bên trái phải là đã tách ra khỏi bịch phôi. Theo lời anh Thuận, từ khi đặt phôi nấm lên kệ thì chỉ sau khoảng 15 ngày sau là có thể thu hoạch được. Trong trang trại, phôi nấm đã được đặt gối đầu để liên tục có nấm tươi để thu hoạch. Anh Thuận cho biết thêm: "Trung bình 1 người lao động có thể chăm sóc cho khoảng 150m2 nhà xưởng trồng nấm. Diện tích trên tương đương với 16.000 bịch phôi nấm. Với 1.000m2 trồng nấm của tôi, mỗi ngày tôi có thể thu hoạch từ 120-150kg nấm tươi. Thị trường tiêu thụ chủ yếu tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Theo tính toán của tôi thì trồng nấm hầu thủ này có tỷ lệ 1:2. Có nghĩa là nếu mình bỏ ra 9.000 đồng mua 1 bịch phôi nấm thì ta sẽ thu về 18.000 đồng. Trung bình, mỗi phôi nấm sẽ cho thu hoạch khoảng 300-500g nấm. Giá bán ra thị trường dao động từ 120.000-190.000 đồng/kg". Đáng chú ý, tại một số siêu thị có giá bán lên đến 300.000 đồng/kg. Chính vì thế, có thể nói tại thời điểm hiện tại, nấm hầu thủ có hiệu quả kinh tế cao hơn một số loại nấm khác.
Thông thường thì mỗi bịch phôi nấm sẽ cho thu hoạch từ 4 - 5 lần. Sau mỗi lần thu hoạch thì phần đầu của bịch phôi sẽ được vệ sinh lại và lắp phần cổ bằng nhựa để nấm tiếp tục ra. Cho đến lần thứ năm thì anh Thuận sẽ chỉ sử dụng vòng thun để buộc kín, bịch phôi nấm lúc này chỉ cần chọc một lỗ nhỏ trên thân bịch phôi. Phần lỗ được chọc thủng đó sẽ là nơi ra cây nấm cuối cùng. Còn phần phôi khi sử dụng xong thì sẽ được người dân sử dụng để bón cho cây cà phê thay cho phân.
Đến hiện tại, anh Thuận cho biết đã có một số đối tác đặt vấn đề thu mua 1 tấn nấm mỗi ngày. Chính vì thế mà anh Thuận đã chuẩn bị các điều kiện để liên kết với người dân nhằm mở rộng diện tích trồng nấm, tăng sản lượng để phục vụ cho các đối tác. Không chỉ cung cấp sản phẩm nấm hầu thủ cho thị trường, anh Thuận còn sấy gió nấm rồi bán khô cho những khách hàng có đơn đặt hàng. Nấm được sấy gió ở nhiệt độ từ 33 - 37 độ C trong thời gian 48 tiếng. Trung bình, khi sấy 11kg nấm hầu thủ tướng mới thu được 1kg nấm khô, vì thế mà giá bán nấm sấy khô lên đến hơn 1 triệu đồng.
Nấm hầu thủ là một loại dược liệu quý, nó chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Kết quả nghiên cứu của giáo sư Mizuno (Nhật Bản) cho thấy, loại nấm này là một loại thực phẩm bổ dưỡng, cân đối được thành phần, giàu khoáng và vitamin đồng thời có mức cung cấp nhiệt vừa phải. Nấm hầu thủ có hàm lượng acid béo không bão hòa, là thành phần có giá trị dinh dưỡng, phòng chống dịch bệnh tim mạch và ung thư. Loại nấm này cũng là một nguồn khoáng chất phong phú, đặc biệt có Fe - đây là một kim loại cực hiếm có hoạt tính chống ung thư. Bên cạnh đó, nấm này còn chứa nhiều vitamin, B1, B2 có hàm lượng cao, Niacin và A1 ít, Pro Vitamin D có khả năng chuyển hóa thành vitamin D2 nếu như được làm khô, chuyển hóa Calci có khả năng phòng chống bệnh loãng xương. Ngoài ra, nấm hầu thủ còn có hàm lượng chất béo và giá trị năng lượng thấp nhưng hàm lượng sắt, canxi và kali khá cao - nó thích hợp cho những người ăn kiêng mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ đạm cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.