Anh nông dân Sơn La đầu tư 5.000m2 đất trồng bí xanh, thu nhập mỗi năm 200 triệu đồng
BÀI LIÊN QUAN
Đầu tư 8.000m2 đất nuôi gà giống, anh nông dân Thái Nguyên thu lãi 300 triệu đồng/nămAnh nông dân Hà Tĩnh quyết "viết" lại cuộc đời: Xây dựng trang trại nuôi vịt thu lãi tiền tỷMua đất trồng chè, anh nông dân bỗng trở thành đại gia nghìn tỷ khi đất tăng giá gấp 30 lầnNgười dân vùng cao chọn bí xanh để phát triển kinh tế
Theo Dân Việt, khu vực xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La trước đây từng được xem là thủ phủ của cây ngô, cây sắn nhưng cũng chính những cây trồng này lại giúp cho người dân có thêm một phần thu nhập. Tuy nhiên thì trải qua nhiều năm canh tác, đất đai cũng đã dần thoái hóa, bạc màu cùng với đó là thời tiết càng khắc nghiệt, lúc nắng lúc mưa hay có những lúc lạnh thấu xương nên việc canh tác các loại cây trồng trên nương của người dân ở đây ngày càng gặp nhiều khó khăn, thu nhập cũng từ đó mà bị giảm đi nhiều. Đó là chưa kể đến những năm gần đâu giá ngô, giá sắn bấp bênh và không có sự ổn định.
Cũng giống như nhiều hộ nông dân khác trong bản, không khuất phục trước những khó khăn và quyết tâm tìm cho bản thân một hướng đi mới. Anh Điêu Chính Thật - sống tại bản Sơn Pha, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã thành công với mô hình trồng bí xanh, mỗi năm cho thu nhập đến 200 triệu đồng.
Anh Điêu Chính Thật nói: "Gia đình tôi đã đầu từ khoan giếng nước để phục vụ tưới tiêu, mạnh dạn chuyển đổi gần 5000m2 đất trồng ngô, sang trồng bí xanh. Với diện tích đó, một năm gia đình tôi canh tác 2 vụ bí xanh, năng xuất đạt gần 60 tấn, mang lại thu nhập khoảng 200 triệu đồng".
Bí quyết trồng bí xanh cho thu nhập cao của người nông dân Sơn La
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây bí xanh, anh Điêu Chính Thật cho hay: "Vụ chính khi trồng cây bí xanh thường từ tháng 3 – 7 hàng năm. Thế nhưng gia đình anh trồng sớm hơn 1 tháng, bắt đầu trồng từ tháng 2, vì trái vụ như vậy giá bán cao hơn chính vụ". Để cho cây bí xanh phát triển tốt thì người trồng phải nắm vững được kỹ thuật chăm sóc. Sau khi trồng thì người dân cần phải bón thúc 3 lần, lần 1 là khi cây có lá, bón hoặc tưới đạm kết hợp với việc vun xới vào góc. Bón thúc lần hai là khi cây có 5 - 6 lá. Bón thúc lần 3 sẽ là khi chuẩn bị làm giàn.
Khi cây bí dài khoảng 1 mét trở lên thì sẽ cho leo giàn, dây leo cần để ở tư thế tự nhiên. Mỗi cây sẽ để 2 - 3 nhánh chính, mỗi nhánh chỉ để 2 - 3 quả. Ngoài ra, việc vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ lá già, lá bệnh để tạo điều kiện cho môi trường thông thoáng. Đồng thời cũng thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây để phát hiện kịp thời sâu bệnh hại và có biện pháp phòng trừ.
Bí xanh sau khi được xuống giống cho đến lúc thu hoạch lứa đầu chỉ mất thời gian 55 - 60 ngày. Với diện tích 5.000m2 đất nếu như chăm sóc tốt thì sẽ cho sản lượng từ 25 - 30 tấn/vụ, giá bán trung bình cả vụ khoảng 5.000 đồng/kg thì 5.000m2 sẽ cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/vụ, cao hơn nhiều so với trồng ngô, trồng sắn". Anh Thật cho hay: "Vụ trước, giá bí xanh chỉ giao động từ 6.000– 10.000/kg. Nhưng vụ này, do trái vụ, thị trường đang khan hiếm, vì thế giá bán sẽ cao".
Chủ tịch Hội Nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La - ông Lò Văn Tiện cho biết: "Bí xanh mới được người dân trên địa bàn đưa vào trồng trong vài năm trở lại đây đã mang lại khoản thu nhập tương đối ổn định cho người dân. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ tiếp tục tuyên truyền về hiệu quả của mô hình này cho nông dân ở địa phương".
Không những thế, xã sẽ tiến hành phối hợp với các ngành chức năng tập huấn chuyển giao kỹ năng kỹ thuật cho hội viên Hội Nông dân và tham mưu cho cấp ủy trong việc định hướng quy hoạch lại đất sản xuất với các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp từ đó giúp cho người dân tăng thu nhập và phát triển theo mô hình kinh tế bền vững. Và nhờ vào việc chọn được hướng đi đúng mà bí trái vụ đã trở thành cây hàng hóa mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân trên địa bàn xã Cò Nòi. Đồng thời cũng góp phần đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở địa phương.
Bí xanh là loại thực vật thuộc họ bầu bí dạng dây leo, trái ăn được và thường dùng nấu lên như một loại rau. Nguồn gốc của bí xanh là ở vùng Đông Nam Á nhưng hiện nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á. Cây bí xanh sẽ cần sức nóng mới mọc nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp và có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí xanh chỉ mọc một năm đến đông thì tàn.
Thành phần dinh dưỡng của bí xanh phần lớn là nước, không chứa lipid và hàm lượng natri rất thấp. Cứ 100g bí xanh sẽ có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19 mg canxi, 12 mg photpho, 0,3 mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C,… Bên cạnh đó, bí xanh cũng chứa hàm lượng dầu thực vật cao rất có lợi cho da và tóc. Hạt bí, vỏ bí, lá bí, dây bí, hoa bí đều có thể làm thuốc và là thức ăn hằng ngày rất tốt. Ngoài ra, bí xanh còn có tác dụng trong phòng, chữa một số bệnh như: táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn…