meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tesla, BYD, Rivian làm ăn như thế nào trong quý 3/2022?

Thứ tư, 05/10/2022-10:10
Có thể thấy, các công ty xe điện hàng đầu như Tesla, BYD, Rivian đã trải qua một quý 3 tương đối thành công và bất chấp những vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng, lạm phát ví dụ giá hàng hóa tăng cao.

Hiện nay, xu hướng xe điện đã bùng nổ trên toàn cầu trong suốt năm qua, điều này cũng đã tạo điều kiện cho các công ty chuyên về sản xuất xe điện có thể từng bước bắt kịp hay thậm chí là vươn lên so với các nhà sản xuất ô tô truyền thống chỉ tính riêng trên thị trường xe điện. 

Và điều này cũng đã một lần nữa thể hiện qua kết quả kinh doanh cũng như sản lượng sản xuất của các công ty xe điện hàng đầu trên thế giới trong thời gian vừa qua, đáng chú ý là trong quý 3 khi mà nhiều doanh nghiệp đã công bố doanh số cho đến sản lượng sản xuất phá kỷ lục của công ty. 

Tesla

Có thể thấy, trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 thì Tesla đã phải đối mặt với một số vấn đề như giá hàng hóa tăng vọt hay sự thay đổi bộ máy điều hành với sự ra đi đáng chú ý của nhà lãnh đạo AI Andrej Karpathy vào hồi tháng 7 cùng những khó khăn ngày càng tăng ở các nhà máy mới của họ tại Đức và Mỹ. Tesla vẫn duy trì được thói quen không báo cáo doanh số cụ thể ở từng khu vực nhà máy của công ty. 

Và vào hồi tháng 7/2022, Tesla đã phải tạm dừng phần lớn hoạt động sản xuất của nhà máy tại Thượng Hải để có thể tiến hành nâng cấp nhà máy. Mặc dù vậy thì đến tháng 8, hoạt động sản xuất cũng như giao hàng của công ty ở Trung Quốc cũng đã phục hồi. 


Tesla
Tesla

Trong khi đó, tại thị trường Mỹ, vào cuối quý 2, công ty do tỷ phú Elon Musk điều hành đã sa thải toàn bộ văn phòng AI và thực hiện các đợt cắt giảm nhân sự khác. Elon Musk cũng đã yêu cầu tất cả nhân viên Tesla phải làm việc ở văn phòng công ty ít nhất là 40 giờ mỗi tuần và ngay cả khi trước đây họ được phép làm từ xa. 

Sau đó thì một số nhân viên bị sa thải cũng những người khác lựa chọn cách từ chức và trong khi những người quay trở lại văn phòng nhận thấy được tình trạng quá tải kéo dài suốt thời gian ba tháng đã khiến cho công việc khó thành một cách bình thường ở một số cơ sở của công ty bao gồm nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên của Tesla tại Fremont, California cũng như và nhà máy pin bên ngoài Reno, Nevada.

Mặc dù vậy, những khó khăn này không thể cản bước được Tesla. Và theo kết quả kinh doanh trong quý 3, công ty do tỷ phú Elon Musk điều hành đã bán được tổng cộng là 343.830 xe điện ở trên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 so với cùng kỳ năm 2021. 

Tờ New York Times cho biết, mặc dù không đạt được doanh số như kỳ vọng của các chuyên gia phố Wall thì đây vẫn là một con số kỷ lục, ngay cả khi các nhà sản xuất xe điện của Mỹ đang phải đối mặt với những thách thức liên tục trong quá trình sản xuất, chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, công ty cũng đã sản xuất được 365.923 xe điện trong cùng giai đoạn và tăng cao hơn nhiều so với con số 237.823 xe trong cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, nhà sản xuất xe điện cũng đã mở hai nhà máy lớn vào đầu năm nay tại Texas - Mỹ và Berlin - Đức. 

BYD

BYD chính là nhà sản xuất xe điện có trụ sở chính được đặt tại Trung Quốc và được Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett mới đây được đầu tư đã công bố danh sách bán xe điện trong tháng 9 đạt mức 201.259 chiếc, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần gấp 3 lần, qua đó cũng đã thể hiện được sự phổ biến của xe điện ở thị trường ô tô lớn nhất trên thế giới. 

Có thể thấy, doanh số bán hàng của công ty trong thời gian 9 tháng đầu năm nay cũng đã tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 1,18 triệu xe. Và sức mạnh từ nguồn cung pin cũng đã giúp cho BYD có thể vượt qua được những khó khăn ở thị trường Trung Quốc khi mà nhiều thành phố của đất nước đã phải chịu cảnh phong tỏa để phòng tránh dịch bệnh COVID-19 trong quý 2. Dù không phải là một cái tên phổ biến ở trên toàn cầu như Tesla nhưng BYD cũng đã đẩy mạnh việc mở rộng ra thị trường nước ngoài trong năm 2022 với những nỗ lực tại Nhật Bản và Thái Lan. 


BYD
BYD

Như thế, các nhà sản xuất điện nhỏ hơn ở Trung Quốc đó là NIO và Li Auto cũng đã báo cáo mức tăng doanh số trong tháng 9 so với cùng kỳ năm 2021. 

Và hoạt động kinh doanh tổng thể của BYD cũng đã đa dạng hơn so với các đối thủ khác. Hơn thế, BYD cũng có nhiều khách hàng nổi tiếng như Dell, Apple, Xiaomi và Huawei. BYD cũng xếp thứ 579 trong bảng xếp hạng Forbes Global 2000 về các công ty giao dịch niêm yết hàng đầu thế giới vào đầu năm 2022.

Rivian

Có thể thấy, startup nổi tiếng Rivian Automotive - đây là đơn vị được gã khổng lồ Amazon đầu tư mới đây đã công bố kết quả kinh doanh quý 3/2022. Theo đó, ở trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 thì công ty cũng đã sản xuất hơn 7.000 xe điện - đây là con số cao nhất theo quý từ trước đến hiện tại. 

Được biết, cổ phiếu của Rivian đã tăng khoảng 7% ngay sau khi công ty chính thức công bố kết quả kinh doanh quý 3. Phía công ty cho biết trong một tuyên bố quý 3 họ đã sản xuất được tổng cộng 7.363 xe ở nhà máy ở Illinois và 6.584 xe đã được giao cho khách hàng trong thời gian này.


Rivian
Rivian

Hiện, Rivian đang sản xuất xe bán tải R1T và xe SUV R1S, xe tải giao hàng cho Amazon ở nhà máy của hãng ở Normal, Illinois. 

Lúc đầu, Rivian dự kiến sẽ sản xuất 50.000 xe vào năm 2022 nhưng sau đó cũng đã giảm một nửa mục tiêu vào hồi tháng 3. Nguyên nhân dẫn đến điều này đó là vấn đề về chuỗi cung ứng ở trên toàn cầu. Tính đến hết quý 3/2022, Rivian đã sản xuất được 14.317 xe.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước