meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cảng Hải Phòng làm ăn như thế nào trước khi bị hủy niêm yết?

Thứ bảy, 10/09/2022-12:09
Được biết, kể từ khi niêm yết trên sàn HNX, Cảng Hải Phòng đã giữ vững được doanh thu đều đặn trên 2.000 tỷ đồng còn lợi nhuận là trên 500 tỷ đồng nhưng không có quá nhiều sự tăng trưởng. Đặc biệt là biên lợi nhuận gộp của công ty này thuộc vào TOP đầu các doanh nghiệp khai thác vận hành cảng biển. Trong năm 2021, Cảng Hải Phòng còn vượt cả Gemadept để chỉ xếp sau Cảng Sài Gòn và công ty con là Cảng Đình Vũ.

Nguyên nhân nào khiến Cảng Hải Phòng bị hủy niêm yết?

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, vào ngày 31/8 vừa qua là ngày hủy niêm yết bắt buộc của gần 327 triệu cổ phiếu PHP của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Thời điểm trước đó, ngày 17/8, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu PHP bởi báo cáo tài chính đã kiểm toán có ý kiến ngoại trừ liên tiếp trong thời gian 3 năm 2019, 2020, 2021. 

Và trên báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC cũng đã đưa ra ý kiến ngoại trừ về chỉ tiêu tài sản cố định hữu hình chính là các tài sản thuộc cầu cảng số 4,5 cùng bãi container Cảng Chùa Vẽ với tổng nguyên giá ghi nhận là 279,7 tỷ đồng và giá trị còn lại là hơn 149 tỷ đồng. Đây chính là tài sản thuộc dự án cải tạo, nâng cấp PHP giai đoạn 2 do Bộ giao thông Vận tải làm chủ đầu tư được sử dụng nguồn vốn vay ODA Nhật Bản cùng vốn đối ứng của Chính Phủ. Đến thời điểm hiện tại, công ty đang trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án thuê khai thác các dự án này. 



Vào ngày 31/8 vừa qua là ngày hủy niêm yết bắt buộc của gần 327 triệu cổ phiếu PHP của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Trước đó, ngày 17/8, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu PHP bởi báo cáo tài chính đã kiểm toán có ý kiến ngoại trừ liên tiếp trong thời gian 3 năm 2019, 2020, 2021
Vào ngày 31/8 vừa qua là ngày hủy niêm yết bắt buộc của gần 327 triệu cổ phiếu PHP của Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng. Trước đó, ngày 17/8, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã ban hành quyết định về việc hủy bỏ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu PHP bởi báo cáo tài chính đã kiểm toán có ý kiến ngoại trừ liên tiếp trong thời gian 3 năm 2019, 2020, 2021

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đã yêu cầu kiểm tra lại quá trình cổ phần hóa, trong đó điều kiện hồ sơ quyết toán giá trị vốn Nhà nước ở thời điểm cổ phần hóa của PHP chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Và do không thể xác định được ảnh hưởng của quá trình kiểm tra nên đơn vị kiểm toán không thể nào xác định được liệu có cần phải điều chỉnh các khoản mục có liên quan hay không. 

Và theo yêu cầu của Bộ Tài chính, PHP đã tiến hành tạm nộp ngân sách Nhà nước một số khoản có liên quan đến dự án nêu trên bao gồm khoản khấu hao từ năm 2014 đến ngày 31/12/2018 (tương đương 44,8 tỷ đồng) và chi phí lãi vay ODA Nhật Bản tạm trích trước là 149,3 tỷ đồng. 

Nhằm thực hiện theo Nghị quyết HĐQT ngày 12/6/2020, Công ty dã dừng việc trích khấu hao đồng thời cũng dừng nhận chi phí lãi vay kể từ ngày 1/1/2020 với các tài sản thuộc nhóm tài sản trên và đang chờ phê duyệt để có thể quản lý chính thức. Mặc dù vậy, công ty cũng chưa ghi nhận và phản ánh khoản chi phí thuê các tài sản này trên báo cáo tài chính hợp nhất. Và đây cũng chính là vấn đề khiến cho công ty mẹ là Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines - Mã: MVN) cho rằng việc quyết toán vốn nhà nước ở PHP kéo dài trong nhiều năm qua và đến hiện tại vẫn chưa xong. 



Kết quả kinh doanh của Cảng Hải Phòng theo năm. Đơn vị tính: Tỷ đồng
Kết quả kinh doanh của Cảng Hải Phòng theo năm. Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cảng Hải Phòng là đơn vị cảng biển có thị phần nằm trong TOP đầu khu vực phía Bắc, vốn điều lệ lớn nhất trong nhóm cảng biển 

Theo tìm hiểu, PHP do Pháp xây dựng từ năm 1974 và đến tháng 7/2014 thì được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 5, hoàn tất việc chuyển đổi từ công ty TNHH MTV  với 100% vốn nhà nước sang hình thức công ty cổ phần với số vốn điều lệ ghi nhận là 3.269,6 tỷ đồng, trong đó Vinalines đã nắm hơn 92% vốn điều lệ (tính đến cuối tháng 6/2022). Bên cạnh đó, PHP cũng là công ty có vốn điều lệ lớn nhất trong nhóm các doanh nghiệp cảng biển và đạt gần 3.270 tỷ đồng.

PHP nằm trong khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và là một trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm của Việt Nam đồng thời cũng là cảng có lưu lượng hàng hóa thông quan lớn nhất khu vực phía Bắc Việt Nam. Chính vì thế, PHP có nhiều khả năng để có thể tận dụng được dòng chảy thương mại toàn cầu sôi động. 

Có đóng góp lớn nhất vào tổng doanh thu của PHP chính là hoạt động bốc xếp hàng hóa (ghi nhận chiếm khoảng 70% tổng doanh thu) và kế tiếp là hoạt động lưu kho bãi. 


Biên lợi nhuận của các công ty vận hành cảng biển theo năm
Biên lợi nhuận của các công ty vận hành cảng biển theo năm

Kể từ thời điểm niêm yết trên sàn HNX thì PHP đều duy trì được doanh thu trên ngưỡng 2.000 tỷ đồng còn lợi nhuận ghi nhận trên 500 tỷ đồng và chỉ xếp sau Gemadept trong cùng nhóm, thậm chí còn vượt qua Cảng Đồng Nai, Cảng Sài Gòn tại phía Nam. 

Nếu như xét về biên lợi nhuận gộp trong thời gian 5 năm trở lại đây, nếu như kết quả của PHP xếp sau nhiều doanh nghiệp như Cảng Đình Vũ (đây là công ty con của PHP), Cảng Sài Gòn và Gemadept trong giai đoạn năm 2018 - 2020 thì đến năm 2021, PHP đã vượt mặt Gemadept để có thể soán ngôi vị trí thứ ba về tỷ suất lợi nhuận gộp trong 7 doanh nghiệp khai thác cảng được thống kê. 

Trong 6 tháng đầu năm 2022, PHP đã tiếp tục duy trì phong độ trong nhóm vận hành cảng biển kinh doanh hiệu quả với mức tăng trưởng doanh thu mặc dù đi ngang nhưng lợi nhuận gộp đạt gấp đôi so với cùng kỳ nhờ vào lãi chênh lệch tỷ giá bởi đánh giá lại số dư vào cuối kỳ. 

Đưa ra nhận định về triển vọng của ngành cảng biển, Chứng khoán SSI cho rằng sản lượng qua các cảng có thể tiếp tục đà tăng trưởng cao trong nửa cuối năm 2022, so với cùng kỳ tăng 10% bởi mức so sánh thấp trong cùng kỳ năm 2021. 

Mặc dù vậy, ngành cảng biển vẫn có nhiều triển vọng tăng trưởng dài hạn nhờ vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Và việc dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc sang các nước lân cận đã khiến cho một số công ty chuyển hoạt động sản xuất sang thị trường Việt Nam. Dù vậy, nhiều nhà máy vẫn phụ thuộc vào linh kiện nhập khẩu từ chuỗi cung ứng Trung Quốc từ đó làm gia tăng việc luân chuyển hàng hóa ra vào Việt Nam trong thời gian dài hạn. 

Và theo các chuyên gia, Cảng Cái Mép và Cảng Hải Phòng đặc biệt là các cảng nước sâu sẽ được hưởng lợi chính bởi cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh (cảng Cát Lái) đã hoạt động hết công suất. Dù vậy thì PHP vẫn thừa cung với sản lượng qua cảng mới đạt mức 75% tổng nguồn cung trong năm 2022 dẫn đến việc cạnh tranh gay gắt. Không những thế, Cảng Cái Mép cũng có lợi thế tốt nhất để tăng trưởng vượt trội trong giai đoạn khó khăn này. 

Trong năm 2022, PHP cũng đã xác định đây chính là năm cạnh tranh khốc liệt về giá cước dịch vụ và thị phần hàng hóa. Mặt hàng container cũng chịu tác động lớn của Cảng Quốc tế Tân Cảng - Hải Phòng (HITCT) - đây chính là cảng nước sâu đầu tiên của khu vực kinh tế kinh tế trọng điểm phía Bắc cùng hàng container bị ảnh hưởng bởi chủ trương xây dựng cầu Nguyễn Trãi. 

Ngoài ra, chính sách của nhà nước, giá nhiên liệu, nguyên vật liệu biến động bất thường cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của cảng. 

Tiến hành đầu tư bến cảng 3 và 4 ở khu vực Lạch Huyện và dự kiến sẽ dời Cảng Hoàng Diệu

Trong năm 2022, PHP sẽ tiến hành đầu tư triển khai xây dựng bến cảng 3, 4 ở khu vực Lạch Huyện thuộc cửa ngõ cảng quốc tế Hải Phòng. Dự án này dự kiến sẽ hoàn thành thi công trong quý 3/2024. 

Trong cập nhật mới nhất, vào hồi tháng 7/2202, dự án xây dựng bến container số 3 và 4 đã được triển khai thi công. Và theo PHP, đây chính là một bước tiến quan trọng trong quá trình công tác đầu tư mở rộng của cảng theo xu hướng tiến xa ra biển và hướng đến việc đón những chuyến tàu tải trọng điểm đến 100.000 DWT từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh và khẳng định được vị trí chủ lực của PHP trong hệ thống cảng biển khu vực phía Bắc. 



6 tháng đầu năm 2022, PHP đã tiếp tục duy trì phong độ trong nhóm vận hành cảng biển kinh doanh hiệu quả với mức tăng trưởng doanh thu mặc dù đi ngang nhưng lợi nhuận gộp đạt gấp đôi so với cùng kỳ nhờ vào lãi chênh lệch tỷ giá bởi đánh giá lại số dư vào cuối kỳ
6 tháng đầu năm 2022, PHP đã tiếp tục duy trì phong độ trong nhóm vận hành cảng biển kinh doanh hiệu quả với mức tăng trưởng doanh thu mặc dù đi ngang nhưng lợi nhuận gộp đạt gấp đôi so với cùng kỳ nhờ vào lãi chênh lệch tỷ giá bởi đánh giá lại số dư vào cuối kỳ

Ở chiều hướng ngược lại, cũng do quy hoạch nên PHP sẽ phải thực hiện việc di dời Cảng Hoàng Diệu. Đây cũng là một trong ba bến cảng của PHP có vai trò quan trọng của khu vực phía Bắc với công suất đạt khoảng 10 triệu tấn/năm và là cảng duy nhất trong cả nước có hệ thống đường sắt kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia (gồm Hải Phòng - Hà Nội - Việt Trì - Lào Cai) để có thể vận chuyển loại hàng rời ví dụ như lưu huỳnh, quặng, apatit đến tỉnh Lào Cai. 

Trong giai đoạn 1, cầu cảng số 9, 10,11 cũng đã tạm ngừng khai thác và đã được di dời để phục vụ cho việc triển khai xây dựng cầu Hoàng Văn Thụ. Và trong giai đoạn 1 tiến hành di dời theo tiến độ cầu Nguyễn Trãi của Thành phố Hải Phòng và tiến độ xây dựng hai bến container số 3 và số 4 Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện. 

Cũng vì di dời Cảng Hoàng Diệu nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng có văn bản đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thêm các cảng biển khác (bao gồm các bến thuộc cảng biển Quảng Ninh) ngoài bến cảng Chùa Vẽ và các bến cảng tổng hợp, container hiện hữu ở trên sông Cấm về khả năng tiếp nhận các tàu biển có trọng tải từ 40.000 - 50.000 DWT. Điều này cũng sẽ giúp giảm tải tình trạng đang khai thác tại bến cảng Hoàng Diệu và hạn chế phải nạo vét vũng quay tàu cùng vũng nước trước bến cảng Chùa Vẽ. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

17 giờ trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

2 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

3 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

3 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

3 ngày trước