meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Kỳ vọng vịnh Đà Nẵng “hóa rồng” nhờ cảng quốc tế Liên Chiểu

Thứ tư, 24/08/2022-09:08
Theo kế hoạch, dự án cảng quốc tế Liên Chiểu sẽ được khởi công vào cuối tháng 9/2022, sau khi hoàn thành dự án này sẽ làm thay đổi diện mào không chỉ với TP Đà Nẵng mà còn là của cả khu vực miền Trung với hàng loạt cơ hội phát triển về logistics, thương mại, dịch vụ. 

Trở thành cảng biển đặc biệt trong tương lai 

Theo vnexpress.net, vào cuối tháng 7/2022, UBND TP Đà Nẵng đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng Liên Chiểu và tuyến đường ven biển nối cảng Liên Chiểu (tỷ lệ 1:500) nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu. Cảng Liên Chiểu được xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu. Tổng diện tích quy hoạch 450 ha.

Dự án cảng Liên Chiểu Đà Nẵng gồm 2 phần, phần cơ sở hạ tầng dùng chung và phần kêu gọi đầu tư. Tổng mức đầu tư dự án này là khoảng 3.426,3 tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 là 2.994,59 tỷ đồng; phần còn lại sử dụng ngân sách của TP Đà Nẵng. Thời gian thực hiện dự án cảng dự kiến từ năm 2021 đến năm 2025.


Phối cảnh dự án cảng Liên Chiểu.
Phối cảnh dự án cảng Liên Chiểu.

Theo quy hoạch cảng Liên Chiểu sau khi hoàn thành sẽ trở thành cảng biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á và trở thành một trong ba cửa ngõ quốc tế của Việt Nam. Cảng quốc tế Liên Chiểu được xây dựng với các khu chức năng như khu bến container tiếp nhận được tàu đến 8.000 TEUS (giai đoạn 1) và định hướng tiếp nhận các tàu đến 18.000 TEUS (tương đương 200.000 DWT) trong dài hạn; quy mô quy hoạch gồm 8 bến container với tổng chiều dài 2.750 m cho tàu từ 30.000 - 200.000 DWT.

Cảng biển có công suất lên đến 50 triệu tấn/năm (tương đương với 2,5 triệu TEU/năm). Mức công suất này sánh ngang với một số cảng biển hàng đầu Đông Nam Á như cảng Bangkok - cảng nước sâu lớn nhất Thái Lan với 2 bến container cùng 9 cầu tàu xếp dỡ hàng, công suất 1,5 triệu TEU/năm, hay cảng Manila (Philippines), cảng Penang (Malaysia) cùng đạt 1,5 triệu TEU/năm.

Bên cạnh đó, cảng quốc Liên Chiểu còn có hệ thống khu bến tổng hợp quy hoạch tiếp nhận được tàu đến 100.000 DWT (phía ngoài) và các tàu cỡ nhỏ hơn khoảng 30.000 DWT (phía trong); tổng số lượng bến là bến có tổng chiều dài 1.550m.

Khu bến thủy nội địa của cảng Liên Chiểu có tổng chiều dài 1.200 m, quy hoạch cho các tàu, sà lan đến 5.000 DWT phục vụ gom hoặc chia hàng cho khu bến container, khu bến tổng hợp đến các cảng biển, thủy nội địa khác trong cả nước.

Khu bến hàng lỏng và khí của cảng Liên Chiểu quy hoạch tiếp nhận tàu đến 30.000 DWT (trong đó có bố trí khu vực để di dời các bến hàng lỏng hiện hữu). Với quy mô gồm 6 bến, bố trí tại khu vực đê chắn sóng, kết nối với đê chắn sóng bằng cầu dẫn; các công trình hàng lỏng và khí được bố trí đủ khoảng cách an toàn đến các công trình khác trong quy hoạch và lân cận. 

Khu kho bãi đường sắt quy hoạch bãi tập kết, bốc xếp hàng hóa phục vụ đường sắt nhằm kết nối trực tiếp khu bến cảng Liên Chiểu với mạng đường sắt quốc gia; vị trí quy hoạch ở phía sau khu bến container.


Cảng Liên Chiểu hướng tới trở thành cảng đặc biệt với công suất lớn.
Cảng Liên Chiểu hướng tới trở thành cảng đặc biệt với công suất lớn.

Với tiềm năng rất lớn, dự án xây dựng cảng quốc tế Liên Chiểu đã thu hút được hàng loạt nhà đầu tư có thực lực trong nước và quốc tế. Điển hình như Tập đoàn BRG liên doanh với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) làm việc với TP Đà Nẵng để đề nghị xây dựng các hợp phần A và hợp phần B cảng Liên Chiểu; Công ty Tư vấn cảng Nhật Bản (JPC) và TP Yokohama mong muốn triển khai nghiên cứu tiền khả thi dự án; Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong việc di dời ga đường sắt làm kho hàng cảng. Hay vào ngày 25/6, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng trao chứng nhận cho phép liên doanh giữa Tập đoàn Adani (Ấn Độ) và Tổng công ty đầu tư xây dựng và thương mại Anh Phát nghiên cứu đầu tư dự án Cảng biển Liên Chiểu.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng đánh giá dự án cảng quốc tế Liên Chiểu và dự án di dời ga đường sắt là 2 dự án quan trọng, có vai trò quyết định then chốt đối với sự phát triển chung của khu vực Tây Bắc Đà Nẵng nói riêng và TP Đà Nẵng nói chung. 

Sở hữu vị trí thuận lợi, hệ thống hạ tầng đạt tầm châu lục và quốc tế cảng Liên Chiểu sẽ trở thành tâm điểm sáng tạo bứt phá của ngành giao thông vận tải, logistics, du lịch, dịch vụ của Đà Nẵng, hình thành mạng lưới thương mại quốc tế đa phương diện. 

Vịnh Đà Nẵng đứng trước cơ hội “hóa rồng”

Vịnh Đà Nẵng là nơi có độ sâu vũng neo tàu từ 15-17m, tương đối kín gió, rất phù hợp với việc xây dựng cảng cho tàu trọng tải lớn (100.000 DWT). Đà Nẵng là cửa ngõ tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC), vị trí rất thuận lợi trong việc kết nối các phương tiện giao thông từ cảng biển với các lĩnh vực vận tải khác như đường sắt, đường bộ và đường hàng không, giảm đáng kể chi phí logistics…


Vịnh Đà Nẵng sở hữu vị trí thuận lợi để trở thành cửa ngõ giao thương với thế giới.
Vịnh Đà Nẵng sở hữu vị trí thuận lợi để trở thành cửa ngõ giao thương với thế giới.

Bên cạnh đó, vịnh Đà Nẵng cũng đang đón nhận hàng loạt tín hiệu vui từ những kế hoạch về hạ tầng và phát triển du lịch để trở thành đô thị biển đóng góp vào sự phát triển của Đà Nẵng nói chung và khu vực Tây Bắc Đà Nẵng nói riêng.

Dự án cảng quốc tế Liên Chiểu góp phần giúp vịnh Đà Nẵng như “hổ mọc thêm cánh” so với các vịnh biển khác của Việt Nam. 

Một số dự án đang được lên kế hoạch và triển khai tại khu vực vịnh Đà Nẵng như gói đầu tư thiết kế cảnh quan nâng cấp tuyến đường Nguyễn Tất Thành với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng; đưa chợ Hòa Khánh thành trung tâm thương mại, dịch vụ trọng điểm phía Tây Bắc của Đà Nẵng,.. Không những vậy, vịnh Đà Nẵng còn sở hữu cung đường biển đẹp nguyên sơ, là cơ sở để thu hút những dự án thương mại, du lịch, dịch vụ mới của TP Đà Nẵng. 

Từ những dự án trên, các chuyên gia bất động sản đánh giá đây là cú hích thúc đẩy phát triển và phục hồi thị trường bất động sản tại đây sau những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trong vòng gần 3 năm qua. Có thể thấy rõ nhất thông qua các dự án của những “ông lớn” bất động sản như dự án Shizen Nami, khu nghỉ dưỡng Nam Ô, Mikazuki Đà Nẵng…

Với dự án cảng quốc tế Liên Chiểu và hàng loạt dự án từ các doanh nghiệp tư nhân với tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD đã tạo thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trở thành sức bật phát triển logistics, công nghiệp, du lịch, dịch vụ để vịnh Đà Nẵng nói riêng và TP Đà Nẵng nói chung trở thành trung tâm kinh tế phát triển đa ngành tại khu vực eo biển miền Trung. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước