Châu Âu và châu Á đang cạnh tranh nguồn cung khí đốt ngày càng khốc liệt
BÀI LIÊN QUAN
Người dân châu Âu chịu những áp lực lớn vì khủng hoảng năng lượng: Từ việc đeo cà vạt đến nỗi lo sợ lớn nhấtChâu Âu với kế hoạch năng lượng mong manh, liệu có đảm bảo khí đốt cho mùa đông đang tới? Cuộc chiến khí đốt giữa Nga và EU: Liệu châu Âu có thể sống nếu thiếu năng lượng của Nga?Theo VnEconomy, cuộc chiến cạnh tranh nguồn cung khí đốt giữa châu Âu và châu Á đang ngày một căng thẳng hơn, điều này đã khiến cho giá khí đốt có nguy cơ tăng cao, “tiếp lửa” cho lạm phát giá sinh hoạt vốn dĩ đang rất nghiêm trọng ở rất nhiều quốc gia.
Theo tiết lộ của các nhà giao dịch khí đốt với tờ Financial Times, hai quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai, thứ ba trên thế giới. Hiện tại, đang phải gồng mình xoay xở để có thể đảm bảo nguồn cung cho những tháng mùa đông đang đến và cả sau đó. Hai quốc gia này đang lo ngại không thể cạnh tranh về giá với các nước châu Âu, khi nhu cầu khí đốt của các nước này đang ngày một tăng mạnh.
Sự cạnh tranh giữa các nước châu Á với các nước châu Âu về khí hóa lỏng LNG, trong bối cảnh loại năng lượng này được vận chuyển trên biển bằng những con tàu khổng lồ, đang nhận được nhu cầu lớn của châu Âu khi các nước này đang cố gắng dùng LNG để thay thế cho lượng khí đốt từ nhiên nhập khẩu từ Nga qua đường ống dẫn khí Nord Stream.
Giá khí đốt trong thời gian gần đây ở châu Âu đã tăng gấp khoảng 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái, điều này đã đẩy chi phí năng lượng tăng vọt đã đưa người tiêu dùng và các công ty cung cấp khí đốt-điện-sưởi nhiệt trong khu vực này rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng thấy.
“Những gì chúng ta đang chứng kiến chính là cuộc chiến để có được những lô khí hóa lỏng LNG cho cuối năm nay và cả năm 2023”, CEO một công ty khí đốt ở châu Á cho biết và nói thêm rằng nỗ lực này đang diễn ra sớm hơn thường lệ. “Sự giành giật nguồn cung này đến nay vẫn chưa phản ánh nhiều vào giá khí đốt, tuy nhiên, khi đó cuối cùng cũng sẽ xảy ra vì người tiêu dùng là những người sẽ phải hứng chịu tất cả những gánh nặng này”.
Theo ông Toby Copson, trưởng bộ phận giao dịch và tư vấn toàn cầu đến từ công ty giao dịch khí đốt Triden LNG, các công ty Hàn Quốc và Nhật Bản đang đẩy mạnh việc mua những lô LNG được giao vào tháng 11, 12/2022 và tháng 1/2023. Đáng chú ý ở đây chính là việc họ giành các hợp đồng khí đốt với những hàng được giao liên tiếp trong các tháng này để có thể chốt được mức giá trong toàn bộ khoảng thời gian này.
Nhật Bản và Hàn Quốc đang “có vấn đề về an ninh năng lượng. HIện tại, họ đang lo ngại về những gì có thể xảy ra trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, ông Copson nói. “Tôi nghĩ trong thời gian còn lại trong năm nay và quý I năm sau, các nhà nhập khẩu LNG từ châu Âu và châu Á sẽ liên tục cạnh tranh với nhau bằng cách đưa ra các mức giá chào mua cao hơn”.
Từ lâu, châu Á đã là một thị trường LNG sôi động với 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản Hàn Quốc có lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới hàng năm. Giá tiêu chuẩn của LNG ở châu Á thường cao hơn so với giá thị trường ở châu Âu.
Tuy nhiên, giá tiêu chuẩn của LNG tại châu Âu (TTF) hiện đang cao hơn đáng kể so với giá ở thị trường châu Á trong thời gian gần đây do nhu cầu LNG ở châu Âu đang tăng đáng kể, trong bối cảnh các nước trong khu vực này đang phải tìm kiếm nguồn năng lượng thay thế khí đốt của Nga ngày càng giảm bớt. Từ cuối tháng 7 vừa qua, lượng khí đốt mà Nga cung cấp tới châu Âu qua đường ống Nord Stream 1 đã giảm đi chỉ còn 20% công suất. Giới chức châu Âu đang lo ngại, có nhiều khả năng khí đốt mà Nga cung cấp sang châu Âu sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Giá khí đốt ở châu Âu tăng lên đồng nghĩa với các công ty giao dịch năng lượng có thêm động lực để có thể bán các lô hàng LNG sang những thị trường có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Chênh lệch giá giữa các thị trường lớn đến nỗi có một số trường hợp, nhà giao dịch có thể phá hợp đồng dài hạn đã ký kết với các khách hàng châu Á, họ chấp nhận tiền phạt nhưng vẫn được hưởng lợi khi bán lại những lô khí LNG đó cho khách ở thị trường châu Âu.
Hiện tại, châu Âu và châu Á đang tranh nhau những lô khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ. Trong 4 tháng đầu năm 2022, có khoảng 74% LNG của Mỹ là xuất khẩu sang thị trường châu Âu, tăng cao gấp gần 2 lần so với mức bình quân 34% của cả năm 2021, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Tổ chức này còn cho biết thêm, trong năm 2020 và 2021, châu Á vẫn là thị trường chính xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ.
Đối với các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, do nền kinh tế phát triển, có khả năng hấp thụ mức giá khí đốt cao hơn ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, đối với những quốc gia đang phát triển ở châu Á thì đã và đang gặp phải nhiều khó khăn và thách thức khi giá đốt leo thang. Tình hình thị trường hiện nay đồng nghĩa là “sẽ có những thời điểm châu Á sẽ phải chấp nhận trả giá cao hơn so với giá trị thực” để có thể nhập khẩu được những lô LNG này, theo nhận định của một nhà giao dịch.
Vị này cũng cho biết, hiện chưa nhận thấy có những biểu hiện như vậy trên thị trường. Tuy nhiên, “khả năng là hoàn toàn có thể khi mùa đông đang đến gần” vì vẫn còn nhiều sự bấp bênh liên quan đến tình hình khí đốt ở châu Âu và nguồn chung LNG đến từ dự án Sakhalin 2 của Nga. Dự án này đang chiếm khoảng 10% lượng nhập khẩu khí đốt của Nhật Bản và mới đây đã bị Nga giành quyền kiểm soát hoàn toàn từ các đối tác liên doanh.
Trong khi đó, nước nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới là Trung Quốc hiện nay chưa có những động thái tranh giành nguồn cung nhiên liệu này, tuy nhiên, tình hình này sẽ trở nên khó đoán hơn khi mùa đông đang đến gần, một nhà giao dịch khác cho nhận xét. Nhu cầu khí đốt của Trung Quốc hiện đang ở mức thấp hơn do nền kinh tế nước này đang giảm tốc vì đại dịch Covid-19. Ngoài ra, theo nhà phân tích Alex Simon đến từ công ty tư vấn ICIS, Trung Quốc “đã làm rất tốt sự phụ thuộc của mình và nguồn cung LNG giao ngay, đến mức mà nhu cầu LNG hiện nay của Trung Quốc gần như hoàn toàn phụ thuộc vào những hợp đồng dài hạn”. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang bán bớt LNG của mình để có thể giúp giải tỏa một phần sự thắt chặt trên thị trường khí đốt toàn cầu.
Tuy nhiên, một nhà giao dịch khác nói rằng, thị trường nhận thức rõ về khả năng các công ty Trung Quốc “sẽ xuất hiện vào phút cuối cùng” để mua được những lô khí hóa lỏng (LNG).
“Khi mùa đông đang đến gần, những người như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ phải tăng dự trữ LNG. Cùng với đó, nếu hoạt động kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu tăng cao trở lại thì cán cân LNG có thể sẽ có sự dịch chuyển lớn. Nếu lượng LNG phương Tây có thể mua giảm xuống thì khu vực này sẽ phải chờ nhu cầu trong khu vực sụt giảm khi giá cả tăng cao, đây cũng là một giải pháp để giải quyết vấn đề”, theo nhận định của chuyên gia Samantha Dart của ngân hàng Goldman Sachs.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng cảnh báo rằng, Pháp sẽ phải gồng mình để có thể cắt giảm hoàn toàn khí đốt tự nhiên của Nga. Theo ông, để có thể giải quyết được tình trạng thiếu khí đốt, Chính phủ Pháp sẽ chuẩn bị một kế hoạch nhằm hạn chế sử dụng năng lượng. Ông cũng đưa ra lưu ý rằng, ngành công nghiệp điện hạt nhân lớn nhất của nước Pháp hiện đang ít bị tổn thương hơn so với một số nước láng giềng ở châu Âu.
Mối lo về suy thoái kinh tế và khả năng phải dùng đến biện pháp phân phối khí đốt theo định mức đang bao trùm khắp nước Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Các nhà chức trách đức cũng đang lo ngại về một xã hội bất ổn nếu tình trạng thiếu năng lượng diễn ra dài hạn dẫn đến vượt ngoài tầm kiểm soát. Đức thậm chí còn không thể dựa vào Pháp, nơi các lò phản ứng hạt nhân bị lỗi đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng khí đốt. Hiện nay, giá điện ở cả Pháp và Đức đều tăng lên mức đáng kể trong thời gian gần đây.