Khủng hoảng năng lượng ở nhiều nước châu Á do giá khí hóa lỏng tăng đột biến
BÀI LIÊN QUAN
Pháp khẩn trương kêu gọi giảm tiêu thụ điện dù từng tuyên bố không thiếu năng lượng nhờ điện hạt nhânNhiều quốc gia quay lại dùng nhiên liệu “bẩn nhất thế giới” vì thiếu hụt năng lượngTrong cơn sốt chuyển đổi năng lượng, những kẻ gây ô nhiễm được "hô biến" thành anh hùngTheo Nikkei Asia, giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) trên thị trường giao ngay châu Á đã tăng gần 10 lần so với trung bình vào mùa hè các năm trước. Điều này đã gây ra tình trạng thiếu nguồn cung trầm trọng ở các nước mới nổi vốn không có nguồn ngoại tệ dồi dào.
Giá khí hóa lỏng (LNG) trên thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nền kinh tế lớn ở châu Á hiện đang dao động trên dưới 40 USD cho 1 triệu BTU (đơn vị nhiệt Anh). Hôm thứ 4 tuần trước vào 27/7, mức giá này đã tăng vọt lên 50 USD, đây là mức cao chưa từng thấy kể từ đầu tháng 3 năm trước, thời điểm ngay sau khi chiến tranh ở Ukraine nổ ra.
Vì nhu cầu khí hóa lỏng (LNG) thường đạt đỉnh vào mùa đông, giá giao ngay thường rẻ hơn vào mỗi mùa hè. Cho đến trước năm 2020, giá khí hóa lỏng giao ngay đạt bình quân khoảng 5 triệu USD/một triệu BTU.
Giá khí đốt đã tăng vọt ở châu Âu cũng ảnh hưởng đến giá cả tại thị trường châu Á. Trong thời gian cuối tháng 7, Nga đã cắt giảm 80% lượng khí đốt cung cấp cho Đức với lý do đường ống Nord Stream 1 gặp vấn đề kỹ thuật.
Giá khí đốt trên sàn TTF của Hà Lan, mức chuẩn ở châu Âu, có thời điểm đã tăng lên đến gần 65 USD/một triệu BTU, giá này đã tăng gấp 2,7 lần so với mức thấp của tháng 6.
Theo đó, các quốc gia châu Á mua khí hóa lỏng (LNG) của Mỹ và một số nguồn khác đã phải nâng giá mua hàng để giành được nguồn cung của châu Âu.
Tại Nhật Bản và Hàn Quốc, hai thị trường nhập khẩu lượng lớn khí hóa lỏng, thời gian gần đây chi phí sản xuất điện đã tăng lên gây ra những tác động xấu đến nền kinh tế. So sánh với các nước mạnh như Nhật Bản và Hàn Quốc thì các nước mới nổi không có nguồn ngoại tệ dồi dào đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn.
Theo dữ liệu từ Kepler, từng tháng 1 đến tháng 7 năm 2022, quốc gia mới nổi Pakistan đã nhập khẩu được 4,25 triệu tấn khí hóa lỏng, lượng nhập khẩu này đã giảm 18% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài ra, đất nước này cũng đã ngừng bỏ thầu mua 10 lô hàng khí hóa lỏng dự kiến sẽ được nhập khẩu trong giai đoạn tháng 7-9 do giá cả tăng cao.
“Pakistan không đủ khả năng tài chính để có thể nhập khẩu khí hóa lỏng ở mức cao như hiện tại do sự hạn chế trong nguồn dự trữ ngoại tệ để có thể phân bổ cho nhiên liệu”, Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif đã phát biểu tại một cuộc họp thảo luận về tình hình năng lượng trong nước vào tháng 8.
Nhập khẩu LNG của Ấn Độ, Bangladesh và một số quốc gia mới nổi khác cũng đã giảm xuống dưới mức của cùng kỳ năm trước.
“Ngoại trừ Ấn Độ, nơi than vẫn đang chiếm phần lớn hoạt động sản xuất điện, thì việc giảm nhập khẩu khí đốt có thể trực tiếp dẫn đến một cuộc khủng hoảng điện”, theo nhận định của ông Yutaka Shirakawa, giám đốc dự án của Tập đoàn Dầu, Khí đốt và Kim loại Quốc gia Nhật Bản.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA), khí đốt đã chiếm 46% hoạt động sản xuất điện của Pakistan trong năm 2019, trong khi đó tỷ lệ này ở Bangladesh là 81%. Thiếu khí đốt dẫn đến tình trạng mất điện kéo dài tới nửa ngày đang ảnh hưởng đến nhiều khu vực ở cả hai quốc gia này.
Tình trạng thiếu khí đốt và thiếu điện đã giáng một đòn mạnh vào các ngành công nghiệp tại những quốc gia này. Sản lượng ngành dệt may của Pakistan đã giảm một nửa trong tháng trước, gây thiệt hại cho nền kinh tế nước này ít nhất 1 tỷ USD.
Theo Hiệp hội các nhà dệt may của Pakistan, nước này đang có nguy cơ lớn mất đi nhiều khách hàng trong thời gian tới. Điều này sẽ dẫn đến một vòng luẩn quẩn nếu nguồn ngoại hối của nước này tiếp tục giảm, chính vì thế việc mua năng lượng của nước này lại càng khó khăn hơn.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế được công bố vào tuần trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á năm nay xuống dưới 4,6%, trong khi dự báo đưa ra hồi tháng 4 là 5,4%.
“Tình trạng thiếu năng lượng sẽ cướp đi nguồn sức mạnh kinh tế của các nước này. Việc này kéo dài đã gây ra những tác động tồi tệ hơn lên các nền kinh tế mới nổi”, theo nhận định của nhà kinh tế trưởng Osamu Tanaka của Viện nghiên cứu Dai-ichi Life.
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nước có mức tiêu thụ LNG lớn nhất ở châu Á. Trước đây, những nước này đã hạn chế nhu cầu để phản ứng lại với việc giá LNG tăng cao. Tuy nhiên, gần đây các nước này đang đẩy mạnh mua hàng để sẵn sàng cho mùa đông tới”, theo nhận định của công ty nghiên cứu năng lượng Rim Intelligence có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản).
Theo một nguồn tin của Nikkei Asia, Korea Gas của Hàn Quốc và một số nước lớn khác cũng đang mua một lượng lớn khí hóa lỏng (LNG). Việc này khiến cho các nước có nền kinh tế mới nổi có ít cơ hội hơn nữa với khả năng tiếp cận đến mặt hàng này.
Một cơ quan giám sát độc lập ở Australia trong đầu tuần này đã đề xuất Chính phủ nước này đã áp đặt hạn chế xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG). Hiện tại, vẫn cần chờ đợi xem Chính phủ Australia liệu có hành động theo khuyến nghị này hay không. Tuy nhiên, thông tin này đã khiến cho tình trạng thiếu hụt LNG toàn cầu ngày càng tăng cao đồng thời có thể gây ra những xung đột ngoại giao lớn nếu các nước mới nổi tìm đến Nga để nhập khẩu khí hóa lỏng (LNG).