Nhiều quốc gia quay lại dùng nhiên liệu “bẩn nhất thế giới” vì thiếu hụt năng lượng
Trading Economics cho biết cảng Newcastle của Australia, nhà cung cấp chính cho châu Á đang ghi nhận giá than tương lai ở mức 403 USD/tấn, thấp hơn so với đỉnh lịch sử 13/7 khoảng 7% nhưng cao hơn 63% so với cùng thời điểm năm ngoái. Mức giá hiện tại này cũng cao hơn 60% so với hồi đầu năm.
WSJ cho biết nhiều nước đang trở lại với nguyên liệu được coi là ô nhiễm nhất thế giới - đó là than đá vì đang trong tình trạng thiếu dầu và khí đốt tự nhiên do những tác động của xung đột tại Ukraine. Than đá bị coi là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất bởi lẽ lượng CO2 từ than tính từ năm 2020 là 14 tỷ tấn, trong khi dầu và khí đốt lần lượt là hơn 11 tỷ tấn và hơn 7 tỷ tấn. Như vậy, có thể thấy than thải ra lượng CO2 phát thải ra môi trường gấp đôi so với khí đốt. Ngoài ra, mức giá của than đá bị đẩy lên mức cao kỷ lục trong năm nay là do toàn cầu đang cạnh tranh về mặt hàng này vốn bị sụt giảm nguồn cung do thiếu đầu tư cho các mỏ trong những năm qua.
Nguồn cung thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi xung đột tại Ukraine. Nga là quốc gia xuất khẩu than chiếm 14,3% tổng nợ toàn cầu, đứng thứ 3 thế giới với kim ngạch 17,6 tỷ USD, theo tính toán của World Top Exports.
Nhiều quốc gia quay lại dùng than đá
Ngày 27/6, Bộ năng lượng Pháp đã đưa ra tuyên bố rằng có thể sử dụng nhà máy điện than tại Saint-Avold, Moselle trong mùa đông năm nay. Đây là biện pháp phòng ngừa với tình hình chiến sự tại Ukraine cũng như những căng thẳng đang xảy ra trên thị trường năng lượng. Trước đó, nhà máy đã đóng cửa và ngày 31/3.
Theo Bộ Năng lượng nước này, điện được sản xuất bằng than vẫn sẽ ở dưới mức 1% trong tổng lượng được sử dụng tại pháp cho dù cơ sở trở lại hoạt động. Ngoài ra, Pháp sẽ không sử dụng mặt hàng này từ Nga.
Ngày 20/6, Bộ trưởng Khí hậu và Năng lượng Hà Lan, ông Rob Jetten đã đưa ra thông báo rằng nước này sẽ giảm tiêu thụ khí đốt bằng cách gỡ bỏ tất cả các hạn chế đối với nhà máy điện than. Theo bộ trưởng, các doanh nghiệp cần khẩn trương tiết kiệm năng lượng nhiều nhất có thể trước khi mùa đông tới.
Để đối phó với tình trạng khủng hoảng năng lượng, Hà Lan đã kích hoạt giai đoạn “cảnh báo sớm” trong kế hoạch ứng phó khẩn cấp khủng hoảng năng lượng.
Ngày 19/6, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết Đức sẽ hạn chế dùng khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện vì thiếu hụt nguồn cung từ Nga.
Áo cũng cho biết sẽ vận hành trở lại nhà máy nhiệt điện than Mellach vốn đã đóng cửa vào năm 2020.
Ở một mặt khác, tháng 6 năm nay, nhà nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới là Ấn Độ đã ghi nhận lượng than nhiệt nhập cao kỷ lục. Theo đó, quốc gia này đã nhập khẩu 19,2 triệu tấn trong tháng 6 vừa qua, tăng 35% so với tháng 5 và 56% so với cùng kỳ năm 2021.
Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu rẻ hơn - chất lượng thấp hơn từ thị trường Indonesia và đã giảm lượng nhập khẩu từ Úc trong những năm qua.
Các quốc gia trên thế giới đang đổ xô đi tìm kiếm nguồn than để có thể đáp ứng nhu cầu trong nước do thị trường năng lượng toàn cầu đang biến động mạnh.