meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Telegraphic transfer là gì? Phương thức thanh toán quốc tế tiện lợi

Thứ năm, 02/11/2023-17:11
Hiện nay, việc buôn bán, giao thương giữa các quốc gia đang rất phát triển. Những thương vụ mua bán này thường có giá trị lớn nên việc thanh toán cũng trở nên phức tạp. Để đáp ứng nhu cầu này, ngân hàng đã cho phép thanh toán bằng phương pháp Telegraphic transfer giúp việc thanh toán trở nên dễ dàng. Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để biết Telegraphic transfer là gì nhé!

Telegraphic transfer là gì?

Trong giao dịch quốc tế, phương thức thanh toán quốc tế là một vấn đề vô cùng quan trọng. Đây cũng là mục đích cuối cùng của quá trình mua bán. Phương thức thanh toán Telegraphic transfer gọi đúng là remittance. Nhưng các nhà kinh doanh hay dùng với tên là Telegraphic transfer.

Telegraphic transfer là phương thức thanh toán quốc tế bằng điện chuyển tiền. Đây là một trong các phương thức của hình thức thanh toán by remittance - by transfer.

Phương thức thanh toán quốc tế telegraphic transfer có nhiều định nghĩa để hiểu. Trong đó, ta có thể hiểu đơn giản như sau: Khi nhận được yêu cầu từ bên ngân hàng của người bán và theo yêu cầu của người mua. Ngân hàng của người mua sẽ tiến hành lập điện chuyển tiền cho ngân hàng của người bán.


Tiền được gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán đã lập của bên mua
Tiền được gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán đã lập của bên mua

Quá trình hình thành phương thức thanh toán telegraphic transfer

Thương mại quốc tế phát triển tạo điều kiện cho hình thức thanh toán trung gian qua ngân hàng được hình thành. Phương thức thanh toán này ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Với vai trò của mình, ngân hàng luôn thay đổi phương thức thanh toán phù hợp, đáp ứng được nhu cầu mua bán. Hình thức thanh toán Telegraphic transfer ra đời là sự tất yếu trong quá trình phát triển đó.

Trong thời kỳ internet chưa phát triển, khi nhận được yêu cầu, ngân hàng của người bán sẽ viết thư yêu cầu ngân hàng của người mua trả tiền. Thư đó được gọi là mailing transfer. Hiện nay, với sự phát triển của internet và công nghệ thì thuật ngữ mailing transfer không còn xuất hiện nữa. Phương thức gửi thư này cũng không còn áp dụng.

Thay vào đó, ngân hàng của người bán sẽ gửi yêu cầu thanh toán qua đánh điện telex cho ngân hàng của người mua. Yêu cầu trả tiền này được gọi là telegraphic transfer.

Telegraphic transfer ra đời để khắc phục rủi ro thanh toán trong thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán này là mong muốn của các bên trong quá trình thanh toán. Bởi vì các bên đều hạn chế được rủi ro phát sinh, có thể thu được tiền ngay mà không bị lưu động vốn.


Khoa học, công nghệ, internet phát triển khiến phương thức thanh toán này trở nên phổ biến
Khoa học, công nghệ, internet phát triển khiến phương thức thanh toán này trở nên phổ biến

Quy trình thanh toán quốc tế telegraphic transfer là gì?

Phương thức thanh toán telegraphic transfer được thực hiện chủ yếu giữa các ngân hàng. Ngân hàng là thành phần quan trọng nhất trong các bước. Vì ngân hàng nhận yêu cầu từ khách hàng của mình và tiến hành chuyển tiền.

Tuy nhiên, để đảm bảo việc chuyển tiền diễn ra an toàn. Trước khi chuyển tiền các bên phải giao hàng và giao bộ chứng từ cho thiết yếu cho nhau. Ngân hàng có vai trò là người chuyển tiền/ nhận tiền hộ và thu phí dịch vụ chuyển tiền thay cho chủ thể giao thương. Vậy cụ thể về quy trình thanh toán telegraphic transfer là gì?

Phương thức thanh toán quốc tế telegraphic transfer có sự tham gia của 04 bên: người bán, người mua và hai ngân hàng đại diện. Quy trình thực hiện giao dịch theo 2 đường ngang và dọc, không theo đường chéo.

Để đảm bảo người mua được nhận hàng và người bán được chi trả số tiền xứng đáng. Thông thường phương thức thanh toán telegraphic transfer được tiến hành như sau:

(1) Tiếp nhận hồ sơ xin chuyển tiền từ chủ khoản;

(2) Kiểm tra hồ sơ chuyển tiền theo đúng quy định; 

(3) Lập điện chuyển tiền khi các điều kiện đã được thỏa mãn;

(4) Hạch toán – Lưu hồ sơ về giao dịch chuyển tiền. Ngân hàng phải thực hiện các bước này để đảm bảo đúng nghiệp vụ của mình cũng như quyền lợi của khách hàng. Từ đó giảm thiểu tối đa các sai sót tránh phiền hà thậm chí là trách nhiệm pháp lý sau này.


Quy trình thanh toán telegraphic transfer
Quy trình thanh toán telegraphic transfer

Thủ tục chuyển tiền phương thức thanh toán telegraphic transfer

Để thông báo và yêu cầu cho ngân hàng của mình chuyển tiền thì bên mua sẽ chủ động nộp hồ sơ cho ngân hàng để cung cấp thông tin cần thiết về chuyến hàng cũng như việc chuyển tiền theo yêu cầu. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy hoặc chứng từ Uỷ nhiệm chi của người mua cho ngân hàng có thể gửi trực tiếp trên ngân hàng hoặc bằng internet, email chính thống (email phải được đăng ký trước để xác nhận chính xác người ủy chi).
  • Hợp đồng mua bán có hiệu lực của các bên - Giấy phép kinh doanh
  • Hóa đơn thương mại
  • Bảng kê khai hàng hóa sẽ hoặc đang hoặc đã mua. Trường hợp đã mua thì phải có tờ khai hải quan hàng nhập tuy nhiên ngân hàng có thể cho người mua nộp bổ sung tờ khai theo thời hạn sung quy định ngân hàng.
  • Giấy phép cho phép nhập khẩu (nếu có), các giấy tờ, chứng từ trên yêu cầu đầy đủ, đặc biệt trong lần đầu chuyển tiền hoặc thay đổi đối tác chuyển tiền.

Những lần thanh toán sau này có thể đơn giản hơn do sử dụng các giấy tờ cơ bản đã lưu trong hồ sơ của khách hàng. Đối với người bán được nhận tiền chuyển khoản thì sẽ có quyền nhận hóa đơn chứng tiền về thời gian chuyển tiền để lưu trữ hoặc sử dụng khi có trường hợp phát sinh.


Hồ sơ gồm hóa đơn thương mại, giấy phép, chứng từ,...
Hồ sơ gồm hóa đơn thương mại, giấy phép, chứng từ,...

Ưu điểm, nhược điểm của phương thức thanh toán telegraphic transfer là gì?

Đây là phương thức thanh toán ra đời trong thời đại mới với sự phát triển của internet và khoa học công nghệ. Vì vậy cho tới nay đây là phiên bản hiệu quả nhất, phù hợp nhất với thương mại quốc tế. Phương thức thanh toán telegraphic transfer cũng có ưu điểm và nhược điểm. Vậy ưu điểm của  phương thức thanh toán telegraphic transfer là gì?

Ưu điểm

  • Đối với người bán, khi sử dụng phương thức này không tốn kém. Đồng thời, người bán còn được ngân hàng kiểm soát chứng từ vận tải cho đến khi đảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm trả tiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ.
  • Quy trình nghiệp vụ nhanh chóng, chứng từ hàng hoá đơn giản, chi phí thấp tiết kiệm hơn thanh toán LC. Phương thức này thường áp dụng trong trường hợp có mối quan hệ làm ăn truyền thống, tin tưởng lẫn nhau.
  • Thuận lợi cho lưu động vốn của cả bên mua và bán. Bên mua không bị động vốn ký quỹ như thanh toán LC và bên bán được trả tiền ngay để trang trải công tác vận hành.
  • Linh hoạt trong việc chuyển tiền. Trả trước thuận lợi cho bạn yên tâm giao hàng nên không sợ rủi ro, thiệt hại do người mua chậm trả. Nếu trả sau thuận lợi cho bên mua tránh thiệt hại khi bên bán giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng.
  • Ngân hàng chỉ là trung gian hưởng thủ tục phí, không bị ràng buộc trong phương thức telegraphic transfer.

Đây là giải pháp giúp chuyển tiền nhanh chóng, thanh toán linh hoạt
Đây là giải pháp giúp chuyển tiền nhanh chóng, thanh toán linh hoạt

Nhược điểm

Đối với người xuất khẩu có rủi ro khi người nhập khẩu không chấp nhận hàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ. Rủi ro tín dụng của người nhập khẩu, rủi ro chính trị ở nước người nhập khẩu có thể bị hải quan giữ.

Việc trả tiền chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi kéo dài vài tháng đến một năm. Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong thanh toán nhờ thu đổi chứng từ. Hàng được gửi có thể không giống như đã ghi trên hoá đơn và vận đơn.


Hàng có thể bị hải quan giữ lâu
Hàng có thể bị hải quan giữ lâu

Lời kết

Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ thanh toán telegraphic transfer là gì. Đây là một phương thức thanh toán tiện lợi mang đến nhiều tiện lợi cho cả bên mua và bên bán. Khách hàng hãy lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp để đảm bảo quyền lợi của mình.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Bình Phước sắp có Khu đô thị Suối Cam rộng hơn 2.000ha

Hà Nội: Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam dài 3,4km sẽ khởi công tháng 6/2025

Tin mới cập nhật

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

1 ngày trước

Phí App Store quá cao, đối tác lâu năm của Apple cũng "chia tay"

1 ngày trước

Tim Cook đang suy nghĩ về người kế nhiệm mình tại Apple

1 ngày trước

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

1 ngày trước

Ma trận chiêu trò của môi giới khiến chủ nhà “phát hoảng”

1 ngày trước