meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tăng trưởng tín dụng hai tháng đầu năm chỉ bằng 1/3 cùng kỳ 

Thứ tư, 08/03/2023-13:03
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ đầu năm đến ngày 24/2, tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 0,77% so với cuối năm 2022 cho thấy những khó khăn trong khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế. 

Theo Hà Nội Mới, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 đạt 14 - 15%, cao hơn năm 2022 và có thể điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thị trường. Tuy nhiên theo dự báo của giới phân tích tín dụng sẽ tăng trong khoảng từ 10 - 12% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước. 

Trong bối cảnh các điều kiện cho vay được giữ nguyên, không thắt chặt, từ đầu năm các ngân hàng cũng không bị hạn chế về room tín dụng, thanh khoản hệ thống dư thừa. Nhưng tăng trưởng tín dụng trong 2 tháng đầu năm chỉ bằng 1/3 cùng kỳ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra nguyên nhân để lý giải vấn đề này. 

Cụ thể, việc tín dụng tăng trưởng chậm là do 2 tháng đầu năm trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; cùng với đó nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được với các điều kiện vay vốn, suy giảm đơn hàng mới khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng với năm ngoái. 

Một nguyên nhân khác khiến tín dụng tăng trưởng chậm là tín dụng cho bất động sản thấp hơn so với các năm trước. Theo Thống đốc, những năm trước, tín dụng cho bất động sản tăng cao, thường chiếm 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến năm nay khi thị trường gặp nhiều khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại, mặc dù vẫn tín dụng cho bất động sản vẫn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. 

Theo các chuyên gia, sự suy giảm chất lượng tài sản trong năm 2022 và các rủi ro nợ xấu do thay đổi môi trường lãi suất sẽ khiến các ngân hàng thương mại thận trọng hơn trong việc gia tăng tỷ trọng cho các phân ngành/doanh nghiệp có rủi ro cao, trong đó có lĩnh vực bất động sản. 


Tính từ đầu năm đến ngày 24/2, tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 0,77% so với cuối năm 2022.
Tính từ đầu năm đến ngày 24/2, tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 0,77% so với cuối năm 2022.

Tỷ lệ nợ xấu (NPL) và nợ xấu mở rộng (gồm cả nợ nhóm 2) đều ghi nhận có xu hướng tăng. Thống kê của Công ty Chứng khoán Mirae Asset (MASVN), chỉ số NPL trung bình của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh lên mức 2,5% vào cuối năm 2022 (tăng 80 điểm cơ bản so với cùng kỳ). 

Tỷ lệ nợ xấu trung bình tăng mạnh do tác động bởi NPL tăng đột biến của NVB, VBB, VPB và PGB. Trong năm 2022, nợ xấu tăng cao một phần bị ảnh hưởng bởi dư nợ tái cơ cấu liên quan đến Covid-19. Tổng nợ quá hạn (gồm nợ nhóm 2) trung bình tăng 110 điểm cơ bản lên mức 3,3% vào cuối năm 2022. 

Nhìn vào mặt tích cực, dư nợ cho vay tái cơ cấu giảm đáng kể trong năm 2022. Mặc dù vậy, nợ xấu mở rộng (gồm cả nợ nhóm 2) tăng cho thấy nợ xấu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Trong trường hợp lãi suất tiếp tục ở mức cao trong năm 2023 sẽ là một tác nhân làm gia tăng nợ xấu. Việc các chủ đầu tư bất động sản khó khăn về tài chính cũng có thể dẫn đến việc chấm dứt các chính sách ưu đãi lãi suất/cam kết lợi nhuận từ chủ đầu tư dành cho người mua nhà. 

Vì vậy, nhóm đầu cơ hoặc người mua với mục đích đầu tư có thể xem xét từ bỏ các cam kết tài chính của họ trong trường hợp tính pháp lý của dự án không rõ ràng. Bên cạnh đó, tình trạng ảm đạm của thị trường bất động sản cũng là rủi ro dẫn đến gián đoạn dòng tiền các nhà đầu tư bất động sản, dẫn đến nợ xấu. Việc chậm thanh toán gốc/lãi trái phiếu của một số chủ đầu tư do tình trạng thiếu thanh khoản của các chủ đầu tư bất động sản là một chỉ báo sớm cho thấy nợ xấu có khả năng phát sinh trong thời gian tới. 

Tốc độ tăng trưởng tín dụng bị kìm hãm một phần đến từ áp lực lạm phát cao. Việt Nam đưa ra mức lạm phát mục tiêu trong năm 2023 là dưới 4,5%, điều chỉnh tăng 0,5% so với mức lạm phát mục tiêu dài hạn, tuy nhiên việc kiềm chế lạm phát cũng không đơn giản. Bởi trong 12 tháng vừa qua, lạm phát cơ bản đã tăng liên tục từ 0,66% lên mức 5,21% vào tháng 1/2023. Nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng giá như ngành điện, giáo dục, xăng dầu cũng góp phần gia tăng áp lực lạm phát. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

2 ngày trước