Tặng cho bất động sản bằng miệng có được không?
BÀI LIÊN QUAN
Anh em, họ hàng chuyển nhượng, tặng cho nhau quyền sử dụng nhà đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ hay không?Giá nhà Hà Nội bỗng tăng chóng mặt: Lợi của người bán hay chiêu trò bên trung gian?Giá vật liệu tăng chóng mặt, lo ngại chủ đầu tư "đắp chiếu" dự án?Những ngày qua, dư luận xôn xao về việc ba cô con gái nhốt mẹ trong nhà rồi tưới xăng để hỏa thiêu khiến cả 4 người bị bỏng nặng. Vụ việc khiến dư luận phẫn nộ. Được biết, nguồn cơn sự việc gây chấn động dư luận trên bắt nguồn từ mâu thuẫn trong phân chia đất đai giữa người mẹ và các người con (gồm 3 cô con gái và 1 người con trai).
Đây không phải lần đầu xảy ra những vụ việc đau lòng, phẫn nộ, cảnh người thân “chém giết” nhau vì tranh giành đất đai. Nhiều vụ, bố mẹ cho con cái đất đai, tài sản nhưng đang ở dạng “cho miệng” nên dễ xảy ra mâu thuẫn sau đó.
Vậy, tặng cho bất động sản phải làm thế nào cho thấu tình, đạt lý?
Tặng cho "bằng miệng" này có giá trị về mặt pháp lý hay không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 thì việc chuyển nhượng, tặng cho nhà đất phải được công chứng, chứng thực.
“ 1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan”
Ngoài ra, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 cũng quy định việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất phải được công chứng, chứng thực.
“ a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực”
Từ những quy định trên, có thể thấy rằng để đảm bảo việc chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất là có giá trị về mặt pháp luật thì việc chuyển nhượng, tặng cho này phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực một cách hợp pháp.
Việc chuyển nhượng, tặng cho nhà đất chỉ bằng lời nói là không đáp ứng điều kiện về mặt hình thức của hợp đồng vì vậy không có giá trị về mặt pháp lý, nếu xảy ra tranh chấp về sau sẽ rất khó chứng minh.
Trên thực tế, tại Án lệ 03/2016/AL có trường hợp tặng cho đất chỉ bằng lời nói nhưng vẫn có giá trị, tuy nhiên trên để áp dụng án lệ thì vụ án phải có những tình tiết sự kiện tương tự như án lệ.
Nội dung khái quát của án lệ như sau:
“Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng, nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất”.
Từ đây có thể thấy rằng việc tặng cho nhà đất bằng miệng không phải là hoàn toàn không thể nếu vụ án có những tình tiết tương tự như án lệ nêu trên. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý thì việc tặng cho bất động sản vẫn nên được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.