Tâm sự của môi giới bất động sản: Không dám ôm vào "hàng ngộp" dù giá rất rẻ
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường bất động sản khó khăn, hàng trăm môi giới bất ngờ "mất việc"Không có giao dịch nhà đất, môi giới chọn phân khúc nhà cho thuê để “sống tạm”Nhà phố hút nhà đầu tư, môi giới vẫn có cách để kiếm tiềnKhông ít nhà đầu tư trước đó chưa kịp thoát hàng đã rơi vào bế tắc khi thị trường trầm lắng
Trong giai đoạn 2020 - 2021, đến đầu năm 2022, thị trường bất động sản liên tục trong trạng thái sôi động và thậm chí nhiều khu vực cũng đã lên cơn sốt nóng. Cho đến quý 2/2022, thị trường bất động sản đã đột ngột phanh gấp khi mà chính sách tiền tệ có sự thay đổi và tín dụng cũng như trái phiếu được kiểm soát chặt chẽ đã khiến cho thanh khoản sụt giảm một cách nhanh chóng.
Cũng theo đó, có không ít nhà đầu tư trước đó chưa kịp thoát hàng đã rơi vào bế tắc, đặc biệt là những người sử dụng đòn bẩy để mua. Đến hiện tại, nhiều người không chịu được áp lực đòn bẩy, khi lãi suất liên tục tăng cao. Kéo theo đó, môi giới bất động sản cũng đã đau đầu bởi vì những cuộc gọi từ người bán.
Giao dịch diễn ra “lẻ tẻ, cầm chừng”: Lại một Tết buồn với môi giới bất động sản!
Theo tìm hiểu, cả ngày ngồi bấm điện thoại, rao bán bất động sản (đã bao gồm cả bất động sản hàng ngộp, lỗ sâu) nhưng anh V vẫn không nhận được bất kỳ một hồi âm nào từ khách mua. Tình trạng này theo anh V là đã diễn ra 2 tháng nay khiến cho bản thân khá nản lòng.Môi giới bất động sản đóng cửa hàng loạt khi thị trường trầm lắng
10 tháng đầu năm 2022, số lượng doanh nghiệp đã tạm dừng kinh doanh có thời gian là gần 2.300 doanh nghiệp, so với cùng kỳ năm ngoái tăng gần 53%.Theo anh Nguyễn Văn Quyết - là một môi giới bất động sản ở Quảng Ninh cho biết, thị trường bất động sản trầm lắng, việc bán cắt lỗ đã diễn ra ngày càng nhiều. Mặc dù người bán xuống nước nhưng cũng rất khó để có thể tìm được người mua. Nguyên nhân đến từ việc tìm kiếm dòng tiền rất khó, các nhà đầu tư cũng không còn tiền để mua.
Anh Quyết tâm sự rằng: “Tôi mới chỉ có vỏn vẹn 2 giao dịch. Tôi cũng đã gọi cho khách hàng cũ nhưng ai cũng từ chối mua vào lúc này, mặc dù chủ đất đang chấp nhận cắt lỗ ở mức từ 20 - 30%, thậm chí hơn sẽ tùy vào vị trí của từng mảnh đất. Theo như tôi thất thì từ giờ đến cuối năm thị trường vẫn chưa có tín hiệu khả quan và vẫn rất khó bán”.
Cũng theo lời anh Quyết, không bán được đất, nhiều nhà đầu tư quay ra ngỏ ý muốn anh mua lại mảnh đất đang nắm giữ với mức giá thấp hơn. Anh Quyết tâm sự rằng: “Nhiều người bây giờ đang ngộp hàng nên muốn giải phóng nhanh và chấp nhận giảm tiếp để mua lại bán chênh lệch. Và nếu như trước kia thị trường vẫn có thanh khoản, gặp hàng rẻ anh em môi giới góp tiền ôm vào. Nhưng nói thật là giờ giao dịch không có thì tôi cũng dám và không có tiền để ôm vào”.
Dù cho giá bất động sản có xu hướng giảm nhưng vẫn đang neo ở mức cao, vượt khả năng tài chính của nhiều người
Anh Vũ Thanh Tùng với chủ một phòng giao dịch bất động sản ở Hà Nội cũng chia sẻ rằng, trong thời gian gần đây có tuần văn phòng anh tiếp đến 20 đơn vị khách ghé tới. Tuy nhiên, những người này đến không phải để hỏi mua mà còn muốn bán lô đất đang phải nắm giữ. Anh Tùng nói rằng: “Tôi đã từng bán đất cho khách, giờ khách muốn tôi mua lại giá rẻ. Đa phần thì mức cắt lỗ là khoảng từ 20 - 30% nhưng nếu như bán cho văn phòng môi giới thì mức giá sẽ mềm hơn. Nhưng bây giờ tôi cũng cạn tiền bởi người đó cũng ôm đất để đầu tư, nhưng giờ vẫn chưa thể bán được. Nếu như muốn bán ngay cũng đã giảm giá và cắt lỗ”.
Ngoài ra thì anh Tùng cũng chia sẻ rằng, văn phòng môi giới mua bán đất cũng tương tự như các nhà đầu tư. Vậy nên cũng sẽ lựa chọn cho mình thời điểm hợp lý để có thể mua vào với mức giá tốt nhất.
Vị này cũng nhận định rằng, trong bối cảnh lãi suất liên tục tăng như hiện nay thì giá bất động sản vẫn còn tiếp tục giảm. Chính vì thế mà bây giờ tất cả văn phòng đất đai, nhà đầu tư cũng sẽ không lựa chọn mua thời điểm này. Cũng có thể khoảng 1 năm nữa, khi đó mức giá cũng đã tốt hơn thì thanh khoản mới có thể sôi động được trở lại.
Trên thực tế cho thấy, dù cho giá bất động sản đang có xu hướng giảm nhưng vẫn đang neo ở mức cao và vượt khả năng tài chính của rất nhiều người. Ngoài ra thì nhiều nhà đầu tư dù muốn tiếp tục mua vào lúc này, tuy nhiên khó khăn về dòng tiền cũng chính là rào cản lớn khiến cho thanh khoản ngày càng sụt giảm.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, không khó để có thể lý giải về tình trạng trên, những đợt sốt nóng cũng đã đẩy giá đất ở lên cao hơn rất nhiều so với giá trị thực và mặt bằng chung nên thời điểm hiện tại các nhà đầu tư không dám bỏ tiền vào nữa. Những người có nhu cầu cũng chẳng đủ khả năng để mua nên thị trường cũng không có giao dịch.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cũng cho biết, phân khúc bất động sản ví dụ như đất nền, nhà phố cũng đã đẩy giá tăng quá ảo sẽ khiến mất thanh khoản trong thời gian dài nếu như tiếp tục neo giá bán ở mức cao như hiện nay. Và việc giá bất động sản có thể được nhà đầu tư bán giảm 20 - 30% so với thị trường là hoàn toàn có thể sẽ xảy ra.