Thị trường bất động sản khó khăn, hàng trăm môi giới bất ngờ "mất việc"
BÀI LIÊN QUAN
TS Nguyễn Văn Đính: Trên 100.000 môi giới ngừng việc, nhiều dự án phải dừngThị trường trầm lắng, cả nhà đầu tư lẫn môi giới BĐS nơm nớp lo "mất tết"Môi giới ồ ạt chuyển nghề: Thời điểm vàng để thanh lọc môi giới địa ốcDoanh nghiệp phát triển bất động sản cũng đang trong tình trạng khó khăn khi thị trường trầm lắng
Nhiều năm trở lại đây, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn hàng loạt bởi nguồn cung liên tục trong tình trạng khan hiếm. Đến đầu năm 2022, các chính sách về tiền tệ cũng đã bị kiểm soát chặt chẽ. Chi tiết là tín dụng ngân hàng vào bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp - đây chính là hai dòng tiền quan trọng nhất của thị trường.
Có thể thấy, dòng tiền bị thắt chặt đã kéo theo thanh khoản ở trên thị trường cũng đã sụt giảm nghiêm trọng. Theo đó thì hoạt động môi giới cũng trở nên trầm lắng và nhiều nhân sự đột nhiên mất việc.
Theo thông tin về tình hình thị trường bất động sản, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) - ông Nguyễn Văn Đính cho biết nguồn cung của thị trường bất động sản cũng đã giảm sút rõ rệt.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2022, chỉ có khoảng 40.000 sản phẩm mới được đưa vào giao dịch, chỉ tương đương với khoảng 20% so với năm 2019. Tỷ lệ hấp thụ cũng đạt mức thấp nhất tính từ năm 2015 đến nay, ghi nhận khoảng 30%.
Môi giới chờ đợi một cuộc giải cứu thị trường bất động sản
Nhiều người làm nghề môi giới bất động sản bày tỏ mong muốn Nhà nước sẽ sớm có những động thái mới để tháo gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc hiện nay.Nhà trong ngõ "loạn giá": Môi giới báo giá chênh nửa tỷ đồng cho cùng một căn
Theo ghi nhận, cùng một căn nhà với thông số diện tích, vị trí nhưng mỗi môi giới lại đưa ra một mức giá chào bán khác nhau. Hay thậm chí là có những căn nhà nằm ở trong ngõ Nam Từ Liêm có mức giá chào bán chênh đến 500 triệu đồng.Và các cơ cấu sản phẩm của bất động sản cũng đang có những dấu hiệu của sự bất hợp lý, không thực sự phù hợp với nhu cầu thực của đại bộ phận dân chúng, tồn kho ở trên thị trường chủ yếu là đến từ bất động sản cao cấp.
Cũng theo đó, giá bất động sản bị đẩy lên cao, không phù hợp với khả năng thanh toán cũng như nhu cầu của người dân. Áp lực tăng giá đầu vào phát triển bất động sản cũng rất mạnh từ vật liệu xây dựng, máy móc, nhân công, chi phí vốn,... Nguồn vốn cũng được co là mạch máu và là nguồn oxy của thị trường thì đang có dấu hiệu bị khóa van.
Cũng theo ông Đính, các doanh nghiệp phát triển bất động sản cũng đang trong tình trạng đói vốn, khó có thể tiếp cận được các kênh dẫn vốn, thanh khoản chủ yếu cũng dẫn đến giảm doanh thu mạnh, trong khi đó chi phí tiếp cận tài chính và chi phí nguyên vật liệu tăng. Cũng có không ít doanh nghiệp đã phải dừng cũng như hoãn nhiều dự án đang triển khai và thậm chí là sa thải bớt nhân viên của mình.
Ông Đính cho hay: “Chúng tôi mới thống kê ở các đơn vị môi giới, sàn giao dịch bất động sản ở trong phạm vi một phân khúc, ghi nhận khoảng hơn 100.000 nhân viên môi giới bất động sản đã phải nghỉ hoặc chuyển sang công việc khác”.
Môi giới bất động sản buộc phải chuyển nghề để ổn định thu nhập
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) - ông Lê Hoàng Châu cho biết, hiện tại, thị trường bất động sản đang gặp khó khăn cũng như đứng trước khả năng có thể rơi vào suy thoái và có một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản cũng đang gặp khó khăn, đặc biệt là rủi ro bị sụt giảm thanh khoản sâu, thậm chí có thể bị mất thanh khoản thể hiện qua việc một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải thực hiện các biện pháp để tồn tại.
Chi tiết, một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang tiến hành thu hẹp quy mô đầu tư kinh doanh như dừng, trì hoãn hoạt động đầu tư hay thi công một số dự án, dừng triển khai các dự án mới và dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, dừng IPO. Mà điều này cũng sẽ tác động đến sự phục hồi về tăng trưởng của nền kinh tế, trực tiếp làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Cũng theo chuyên gia này, một số Tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đang phải tinh giản tối đa bộ máy và giảm lực lượng lao động hay thậm chí là có Tập đoàn giảm đến 50% lực lượng lao động tác động đến vấn đề về an sinh xã hội hoặc phải giảm lương tác động trực tiếp đến cuộc sống của những người lao động.
Bộ Xây Dựng mới đây cho biết, trong nửa đầu năm 2022, thị trường bất động sản đã có hiện tượng phát triển nhanh về giá cũng như lượng giao dịch ở nhiều phân khúc bất động sản cũng như ở nhiều địa phương trên cả nước đã kéo theo sự phục hồi và hoạt động trở lại của các sàn giao dịch bất động sản, thu hút được lượng lớn người tham gia môi giới, đặc biệt là môi giới tự do và giao dịch bất động sản.
Mặc dù vậy thì trong quý 3/2022, thị trường bất động sản cũng đã có sự điều chỉnh về lượng giao dịch bất động sản đã giảm so với thời điểm đầu năm đã dẫn đến quy mô của các sàn giao dịch bất động sản giảm, số lượng môi giới bất động sản cũng vì thế mà giảm theo.
Theo anh Nguyễn Thanh Tùng - là chủ của một phòng giao dịch bất động sản ở Hà Nội cho hay, hiện nay các sàn môi giới cũng ít giao dịch, vì thế mà đã buộc phải cắt giảm nhân sự và thu gọn mô hình kinh doanh để có thể tồn tại.
Cũng theo anh Tùng, trong những năm qua, lực lượng môi giới vào thị trường rất nhiều. Người này nói rằng: “Giao dịch xuống thấp, miếng bánh phải chia nhỏ hơn và nhiều người đã buộc lòng phải chuyển nghề để có thể ổn định thu nhập. Tuy nhiên, những nhân sự bị cắt giảm hay là chuyển nghề đều là những người mới. Còn các môi giới lâu năm, có tệp khách hàng rộng và tích tài sản lớn, khả năng ứng biến linh hoạt với thị trường thì vẫn tiếp tục bám nghề”.