meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tại sao tình trạng thiếu xăng ở phía Nam lại nhiều hơn phía Bắc?

Thứ hai, 10/10/2022-22:10
Trong những ngày gần đây, diễn biến tình hình của thị trường xăng dầu căng thẳng hơn rất nhiều khi hàng loạt những cửa hàng xăng dầu ở phía Nam đã đồng loạt đóng cửa và nghỉ bán. Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh, họ liên tục thua lỗ và không thể tiếp cận được nguồn hàng, không còn cách nào khác là phải gửi văn bản đến những sở ngành liên quan để xin nghỉ bán.

Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp xăng dầu đã không thể tiếp tục trụ vững vì kinh doanh thua lỗ và không thể tìm được nguồn hàng. Vì thế, các doanh nghiệp đã phải căng băng rôn thông báo rằng “kinh doanh thua lỗ, hết tiền nhập hàng, mong người dùng thông cảm”. Chính vì thế, nhiều người thắc mắc rằng, tại sao hàng loạt cây xăng và cửa hàng tại phía Nam phải đóng cửa và nghỉ bán, trong khi tình hình ở phía Bắc lại không căng thẳng đến thế?

Nhiều doanh nghiệp xăng dầu “không có hàng để nhập”, phải duy trì lượng bán nhỏ giọt

Liên quan đến tình trạng này, ông Nguyễn Thanh Tùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí Đông Sài Gòn, cho biết kể từ đầu tháng 9 cho đến nay, tình hình kinh doanh xăng dầu ngày càng trở nên khó khăn. Nguyên nhân bởi, các thương nhân đầu mối phải duy trì mức chiết khấu thấp, chủ yếu ở mức 0 đồng. Không những thế, họ còn phải cung cấp xăng dầu một cách nhỏ giọt khiến cho nguồn hàng bị thiếu hụt.


Kể từ đầu tháng 9 cho đến nay, tình hình kinh doanh xăng dầu ngày càng trở nên khó khăn bởi các thương nhân đầu mối phải duy trì mức chiết khấu thấp, chủ yếu ở mức 0 đồng. Ảnh minh họa
Kể từ đầu tháng 9 cho đến nay, tình hình kinh doanh xăng dầu ngày càng trở nên khó khăn bởi các thương nhân đầu mối phải duy trì mức chiết khấu thấp, chủ yếu ở mức 0 đồng. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, trong vòng 1 tuần trở lại đây, tính từ kỳ điều hành xăng dầu ngày 3/10 vừa qua, nguồn cung từ những thương nhân đầu mối được bán ra rất ít. Con số này chỉ có thể cung cấp một lượng rất nhỏ cùng với những doanh nghiệp có hợp đồng, cốt là để “cầm cự qua ngày”. Thực tế tại công ty của ông Nguyễn Thanh Tùng cũng vậy, những ngày gần đây họ đều không có hàng để nhập dù doanh nghiệp chính là đơn vị chuyển nhượng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex).

Cụ thể, ông Tùng chia sẻ: “Chúng tôi vẫn luôn duy trì việc bán dầu với lượng bán nhỏ giọt để có thể cầm cự qua ngày. Từ đầu tháng 9, chúng tôi đã có đơn xin nghỉ gửi đến các cơ quan chức năng thế nhưng vẫn không được nghỉ. Sở Công Thương nói rằng, sẽ cho quản lý thị trường xuống để kiểm tra, nếu như vi phạm sẽ bị rút phép thế nên chúng tôi vẫn cố gắng duy trì. Dù chúng tôi và các đối tác đều hỗ trợ lẫn nhau, nhưng biến động thị trường thời điểm hiện tại khiến bên nào cũng khó khăn, càng kinh doanh lại càng lỗ”.  

Ông Tùng cho rằng, xăng dầu vốn là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống và có liên quan đến an ninh năng lượng của quốc gia. Tuy nhiên kể từ đầu năm cho đến nay, giá nhiên liệu thế giới trồi sụt bất thường, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, cơ cấu tính giá ở trong nước dù không phù hợp nhưng vẫn chưa được sửa đổi. Điều này khiến cho các thương nhân kinh doanh không thể tạo được nguồn tiền cho việc hoạt động, phải giảm chiết khấu, dẫn đến nhiều hệ lụy đối với việc tạo nguồn hàng. 

Ông Tùng nhấn mạnh, thương nhân đầu mối cùng với nhà phân phối không chủ động được nguồn hàng, khiến các nhà bán lẻ gặp nhiều khó khăn đối với việc tiếp cận nguồn hàng. Mức chiết khấu cho các cửa hàng bán lẻ hầu như là 0 đồng, thậm chí có thời điểm điều chỉnh được lên 150-300 đồng được một vài ngày lại trở về như cũ. “Thời điểm hiện tại, chúng tôi đang bán lỗ 2.000 đồng/lít và phải vay vốn để kinh doanh. Đến giờ tình trạng thua lỗ kéo dài, không có tiền để trả lãi ngân hàng và trả lương nhân viên, cộng thêm nguy cơ bị ngân hàng siết nợ cùng với tài sản, chúng tôi đã chịu hết nổi rồi. Chúng tôi cứ bán cầm chừng thế này cũng khiến khách hàng bức xúc, chửi mắng, dọa dẫm, gây ra tình trạng bất ổn về an ninh trật tự”, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dầu khí Đông Sài Gòn bổ sung. 


Nhiều doanh nghiệp đã phải căng băng rôn thông báo rằng “kinh doanh thua lỗ, hết tiền nhập hàng, mong người dùng thông cảm” vì kinh doanh thua lỗ và không thể tìm được nguồn hàng
Nhiều doanh nghiệp đã phải căng băng rôn thông báo rằng “kinh doanh thua lỗ, hết tiền nhập hàng, mong người dùng thông cảm” vì kinh doanh thua lỗ và không thể tìm được nguồn hàng

Hàng loạt cửa hàng xăng dầu phía Nam đóng cửa, nghỉ bán

Trong những ngày gần đây, diễn biến tình hình của thị trường xăng dầu căng thẳng hơn rất nhiều khi hàng loạt những cửa hàng xăng dầu ở phía Nam đã đồng loạt đóng cửa và nghỉ bán. Theo nhiều doanh nghiệp kinh doanh, họ liên tục thua lỗ và không thể tiếp cận được nguồn hàng, không còn cách nào khác là phải gửi văn bản đến những sở ngành liên quan để xin nghỉ bán.

Tại phía Bắc, khi ghi nhận tại thị trường Hà Nội cho thấy, dù vẫn có những thời điểm nguồn cung hàng bị gián đoạn, có cây xăng cũng treo biển tạm ngừng bán hàng thế nhưng so với khu vực phía Nam thì mức độ không lớn bằng. Một số doanh nghiệp phân phối cùng với đại lý xăng dầu cho biết, dù nguồn cung hàng khan hiếm nhưng họ vẫn cố duy trì, không đóng cửa lâu vì lo ngại bị kiểm tra, xử phạt và mất khách hàng. Trong giai đoạn khó khăn, các giai đoạn vẫn cố gắng vượt qua để có thể cung cấp mặt hàng xăng dầu cho người tiêu dùng. 

Một thương nhân đầu mối phía Nam cho biết, nhu cầu ở thị trường miền Bắc cùng với miền Trung chiếm 50% thị phần. Khu vực này còn có thêm lợi thế lớn khi có nhà máy lọc dầu Nghi Sơn và lọc dầu Dung Quất ở trên địa bàn, việc vận chuyển nhanh hơn nên nguồn hàng cũng đáp ứng chủ động hơn, đủ khoảng 80% nhu cầu cho các doanh nghiệp và người dân. Ở khu vực phía Nam thì khác, việc mua nguồn từ trong nước sẽ khó khăn hơn cộng với việc vận chuyển xa hơn, thế nên cung ứng nguồn không được chủ động đặc biệt nếu thị trường có biến động mạnh. 


Liên quan đến tình hình này, nhiều thương nhân phân phối xăng dầu ở phía Nam cũng cho biết, bình thường họ vẫn có thể nhập hàng, thế nhưng hiện tại, họ không thể tiếp cận được nguồn hàng vì những thương nhân đầu mối chỉ có thể chú trọng cho việc đảm bảo cung ứng trong hệ thống của họ. Ảnh minh họa
Liên quan đến tình hình này, nhiều thương nhân phân phối xăng dầu ở phía Nam cũng cho biết, bình thường họ vẫn có thể nhập hàng, thế nhưng hiện tại, họ không thể tiếp cận được nguồn hàng vì những thương nhân đầu mối chỉ có thể chú trọng cho việc đảm bảo cung ứng trong hệ thống của họ. Ảnh minh họa

Cũng theo như vị này, tổng nhu cầu trên thị trường hiện nay chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu, trong đó miền Bắc và miền Nam được đảm bảo hơn còn miền Nam lại bị thiếu hụt một số lượng lớn. Vị này bổ sung rằng, nhiều thương nhân kinh doanh xăng dầu cũng đã kiến nghị lên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính cần nhìn nhận thẳng vào thực tế thị trường, đánh giá đầy đủ nguồn cung xăng dầu thực tế để đưa ra giải pháp điều hành phù hợp, thay vì luôn luôn khẳng định rằng nguồn cung đảm bảo như trong thời gian qua.

Liên quan đến tình hình này, nhiều thương nhân phân phối xăng dầu ở phía Nam cũng cho biết, bình thường họ vẫn có thể nhập hàng, thế nhưng hiện tại, họ không thể tiếp cận được nguồn hàng vì những thương nhân đầu mối chỉ có thể chú trọng cho việc đảm bảo cung ứng trong hệ thống của họ, điều này khiến cho nguồn cung ứng ra bên ngoài bị hạn chế.

Một nguồn tin khác từ doanh nghiệp cho biết, việc rút phép đối với 7 doanh nghiệp xăng dầu đầu mối tại miền Trung cùng với việc tạm rút phép 5 doanh nghiệp tại miền Nam đã tác động trực tiếp tới nguồn cung xăng dầu ở khu vực phía Nam. Cụ thể, vị này cho biết: “Nhiều doanh nghiệp bị rút phép đã không thể tiếp tục nhập được hàng, sau khi bị thanh kiểm tra xong lại bị gián đoạn việc nhập khẩu. Dù được trả lại giấy phép doanh nghiệp, họ cũng chưa thể nối lại hoạt động nhập khẩu, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn tự dừng luôn hoạt động này…”

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

10 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

11 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

11 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

11 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước