meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tại sao EU gặp khó trong việc chọn ra mức giá trần cho dầu Nga?

Thứ sáu, 02/12/2022-08:12
Việc đặt ra mức giá trần phù hợp cho giá dầu Nga gặp không ít khó khăn vì Nga có nhiều hỗn hợp dầu và giá biến động mạnh theo thời gian và giữa các loại khác nhau.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, Bloomberg đưa tin rằng các nhà ngoại giao châu Âu đang nỗ lực đạt được thỏa thuận hạn chế giá dầu của Nga. Thế nhưng, họ vẫn đang gặp khó vì giá dầu tiêu chuẩn của Nga xuống dưới mức trần đang được đề xuất.

Đến thời điểm này, các cuộc thảo luận tập trung vào mức giá từ 62-70 USD/ thùng. Những quốc gia muốn dầu tiếp tục chảy trên thị trường quốc tế đề xuất áp mức giá trần cao. Mặt khác, những nước muốn bóp nghẹt nguồn cung dầu Nga lại kỳ vọng mức trần thấp.

Thế nhưng, hai công ty định giá là Argus Media và Platts cho rằng dầu Urals của Nga trong tháng này đã tụt xuống còn chỉ 52 USD/ thùng khi xuất đi từ những cảng ở biển Baltic và biển Đen.

Giá Urals đang rẻ hơn 30 USD/thùng hỗn hợp dầu Brent của Mỹ. Đồng thời đây là một lý do khiến nhiều nước châu Âu muốn áp giá trần thấp hơn so với những gì đang được thảo luận.

Một trong số những quốc gia muốn dầu Urals vẫn chảy là Mỹ. Washington đề xuất việc áp giá trần như một cách để giảm nhẹ những biến pháp trừng phạt của EU.


Việc đặt ra mức giá trần phù hợp cho giá dầu Nga gặp không ít khó khăn
Việc đặt ra mức giá trần phù hợp cho giá dầu Nga gặp không ít khó khăn

Mỹ lo ngại rằng những đòn giáng quá cứng rắn của EU có thể đẩy giá dầu thế giới tăng cao. G7 đề xuất giá trần, và hiện nay EU cần tìm điểm chung để kế hoạch được thông qua. Mỹ nhận định rằng việc tập trung vào mức giá 52 USD/ thùng hiện nay của Urals là quá thiển cận.

Chia sẻ với Bloomberg, cố vấn an ninh năng lượng Mỹ, ông Amoss Hochstein nói: “Có nhận định cho rằng giá Urals nghĩa là dầu thô của Nga đang ở mức cố định. Thực tế cho thấy không phải lúc nào chúng ta cũng biết rõ mức giá này, và giá đang đi xuống là điều đang rõ ràng”.

Ông nói: “Tuy nhiên, dầu Urals chỉ chiếm một phần doanh số của Nga. Moscow cũng bán hỗn hợp ESPO và những loại dầu khác, được giao dịch ở mức giá khác nhau”.

Urals là mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Nga. Mỗi ngày, nước này xuất khẩu 1,76 triệu thùng, chiếm 60% xuất khẩu trên đường biển trong năm 2022. Từ các cảng thuộc khu vực châu Á, các đơn hàng của Nga tương đương 750.000 thùng dầu, chiếm 26% tổng xuất khẩu. Còn lại là dầu từ cảng Murmansk vùng Bắc Cực và hỗn hợp dầu thô nhẹ Siberian Light.

So với dầu Urals, dầu thô từ châu Á đang đắt hơn nhiều. Số liệu của Argus cho thấy giá hỗn hợp ESPO đang cao hơn khoảng 20 USD/thùng so với Urals. Hàm lượng lưu huỳnh của ESPO thấp. Hỗn hợp này nhẹ hơn Urals và thường dễ được chưng cất từ những nhà máy lọc dầu.

Ông Michael Carolan, người đứng đầu về định giá dầu của khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (EMEA) tại Argus Media cho hay dầu Urals đang được hạ giá mạnh để kích cầu tại phương Đông. 

Gần đây, giá cước vận tải tăng, một phần vì nhu cầu vận tải đường dài cao, nên mức chiết khấu của Urals ngày càng lớn so với những hỗn hợp khác.

So với mức trung bình của năm ngoái, chi phí vận tải từ châu Á tới châu Âu đã tăng gấp 3 lần, khiến Nga phải định giá Urals thấp hơn nhiều để cạnh tranh được những hỗn hợp khác. Trái lại, ESPO luôn được chuyển trực tiếp tới tay người mua, thường là Trung Quốc.

Việc giá trần là công cụ mới đang khiến một số quốc gia muốn có cơ chế thay đổi thường xuyên. Theo ông Francesco Martoccia, một nhà phân tích tại Citigroup, sự chênh lệch giữa giá thấp nhất và cao nhất của dầu Nga trong 1 ngày có thể đạt tới 25 USD/ thùng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước