sapo-1654593099.jpg
 
a1-1654595012.jpg
 
sub-1-1654593097.jpg
 

Thời gian qua, đầu tư vào phát triển hạ tầng giao thông là mục tiêu hàng đầu đang được tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh. Lãnh đạo tỉnh xác định khi hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mà còn tạo động lực cho thị trường bất động sản Hòa Bình phát triển mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư tìm về.
Để đạt được mục tiêu phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn, đồng thời tăng khả năng kết nối với các tỉnh và khu vực lân cận, Hòa Bình đã và đang triển khai đầu tư một số tuyến giao thông mang tính trọng điểm.
Trong đó, nổi bật là dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình. Theo các chuyên gia đánh giá, đây là dự án có tầm quan trọng đặc biệt trong việc liên kết vùng giữa Hòa Bình và Thủ đô Hà Nội, đây được xác định là một trong những dự án trọng điểm có tầm cỡ lớn của Hòa Bình, giai đoạn 2020-2025.

a2-1654595533.jpg
 

Theo dự tính, tuyến đường này dài gần 23km, trong đó chạy qua địa phận tỉnh Hòa Bình gần 16km. Với phương án xây dựng quy mô 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, có dự trữ quỹ đất để mở rộng thêm 2 làn mới thành quy mô 6 làn xe, đồng thời, tỉnh cũng có kế hoạch xây dựng đường sắt kết nối vùng trong thời gian tới.
Cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình sau khi hoàn thiện sẽ là tuyến đường đáp ứng được nhu cầu giao thông giữa khu vực Tây Bắc với Thành phố Hà Nội và các địa phương khác trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc mà trong đó, Hoà Bình là điểm kết nối trung tâm.
Khi dự án Hoà Lạc – Hoà Bình kết hợp với tuyến Đại lộ Thăng Long sẽ tạo thành trục đường huyết mạch, nối liền thành phố Hòa Bình với Hà Nội. Từ đó, năng lực vận chuyển giữa các địa phương và mức độ lưu thông của các phương tiện di chuyển giữa Tây Bắc và Hà Nội được thuận tiện hơn cùng với đó, áp lực của Quốc lộ 6 cũng sẽ được giảm xuống, đặc biệt, đây là một trong những yếu tố tạo điều kiện để kinh tế - xã hội Hòa Bình bứt phá trong tương lai.

a3-1654595809.jpg
 

Bên cạnh dự án cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình, dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội, cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (ĐT.448B) cũng đang được tỉnh Hoà Bình chỉ đạo gấp rút triển khai.
Với quy mô tổng chiều dài 39km, dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu nằm trong mục tiêu đảm bảo chính sách phát triển vùng động lực của tỉnh và tăng cường phối hợp giữa các địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của  Hoà Bình.
Ngoài ra, trong thời gian tới, Hòa Bình sẽ tiếp tục triển khai dự án mở rộng đường Quốc lộ 6 trở thành tuyến giao thông cửa ngõ; tiếp tục đầu tư vào tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, tuyến đường Hồ Chí Minh - vành đai 5 Hà Nội (đoạn qua địa phận tỉnh).
Việc xây dựng hạ tầng kết nối liên vùng tạo ra sứ hấp dẫn thúc đẩy đầu tư, thu hút nguồn lao động, tăng thu nhập cho người dân cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội, tiềm năng du lịch và thị trường bất động sản của tỉnh cùng phát triển.
Song song với công tác đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, tỉnh Hòa Bình cũng đặc biệt quan tâm tới việc phát triển hoàn chỉnh và đồng bộ mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh.
Một số dự án, công trình giao thông nội tỉnh trọng điểm đã và đang được triển khai hoàn thiện theo quy hoạch như: cầu Hòa Bình 2, đường nối từ Quốc lộ 6 với đường Chi Lăng thuộc địa phận thành phố Hòa Bình, đường nối Hồ Chí Minh với Quốc lộ 12B đi Quốc lộ 1,…

a4-1654596487.jpg
 

Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ tại các tuyến đường tỉnh ĐT.435, ĐT.438, ĐT.433, đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn - Tân Lạc, đường nối thành phố Hòa Bình - Kim Bôi, đường tỉnh 450,436 và xây dựng các tuyến tránh đi qua các khu vực đông dân cư như: Quốc lộ 6 đoạn qua thành phố Hòa Bình, thị trấn Lương Sơn, Cao Phong, Mường Khến, tuyến tránh Quốc lộ 21…
Mạng lưới giao thông nội tỉnh có sự đồng bộ, tạo bước đệm quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Hòa Bình, bởi hạ tầng giao thông được xem là "xương sống", tạo động lực để nâng đỡ nền kinh tế bứt phá.

sub-2-1654593097.jpg
 

Hòa Bình sở hữu vị trí đắc địa, nằm tại cửa ngõ phía Tây Thủ đô Hà Nội, vì thế, vị trí này mở ra cơ hội đưa thị trường bất động sản Hoà Bình phát triển mạnh mẽ. Nhất là khi, ngày càng nhiều “ông lớn” ngành địa ốc đổ về khu vực vùng ven để đầu tư, Hoà Bình trở thành miếng bánh ngon mà doanh nghiệp bất động sản nào cũng muốn có phần.
Tỉnh Hòa Bình hội tụ đầy đủ lợi thế về vị trí, cảnh quan du lịch, sự đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng, quỹ đất rộng và chính sách thu hút đầu tư cởi mở, Hòa Bình đang dần khẳng định vị thế dẫn đầu của một thị trường bất động sản ven thủ đô đầy tiềm năng.
Tuyến Đại lộ Thăng Long – Hòa Bình sau khi đưa vào hoạt động đã rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Hòa Bình xuống chỉ còn 1 giờ đồng hồ. Cùng với đó, Hòa Bình cũng đang khẩn trương triển khai loạt dự án hạ tầng giao thông như đường liên kết vùng Hòa Bình – Hà Nội, cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, mở rộng quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh – vành đai 5 Hà Nội, đường nối TP Hòa Bình – Kim Bôi, đường tỉnh lộ 450, 436,…
Chưa kể đến, Hòa Bình là nơi sở hữu nhiều lợi thế lớn để phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái với hàng loạt những địa điểm hút khách như Thung Nai, hồ Hòa Bình, suối khoáng nóng Kim Bôi, động Thác Bờ, bến Hiền Lương… cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc của dân tộc Mường.
Với mạng lưới giao thông hoàn thiện cùng lĩnh vực du lịch giàu tiềm năg mở ra nhiều cơ hội phát triển vô cùng lớn cho thị trường bất động sản Hòa Bình. Nhất là khi xu hướng tìm về những vùng ven đô để du lịch, nghỉ dưỡng của người dân thủ đô ngày càng lớn.

a5-1654606487.jpg
 
sub-3-1654593098.jpg
 

Sở hữu nhiều tiềm năng vượt trội, thị trường bất động sản tỉnh Hòa Bình ngày càng hấp dẫn giới đầu tư bởi sự xuất hiện của hàng loạt dự án bất động sản tiềm năng.
Ông Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Công ty Phát triển nghỉ dưỡng Ngoại Ô chia sẻ: “Hòa Bình thời gian trước là một vùng đất không có nhiều ấn tượng trên bản đồ bất động sản của Việt Nam”. 
Theo ông Trung, thời điểm này, thị trường bất động sản tại đây trở thành điểm sáng đáng ghi nhận, nhất là khi thị trường Hoà Bình có sự góp mặt của nhiều chủ đầu tư lớn, là những con sếu đầu đàn trong lĩnh vực. 
Theo thống kê của nhiều trang thông tin bất động sản, Hòa Bình là địa phương có số lượt tìm kiếm bất động sản số 1 Việt Nam trong thời một khoảng thời gian dài. Chứng tỏ được sự tăng trưởng đồng thời cả cung và cầu, lý giải cho việc nóng lên rất nhanh của thị trường.

a6-1654606911.jpg
 

Với sự hiện diện của các nhà đầu tư lớn tại Hoà Bình trong thời gian qua đã góp phần tạo nên sự uy tín cho thị trường bất động sản tại đây. Theo giới chuyên gia, thị trường bất động sản Hòa Bình chưa bao giờ hấp dẫn như thời điểm hiện tại, các nhà đầu tư ồ ạt kéo về Hoà Bình dẫn đến giá đất nhiều khu vực có sự thay đổi, nhưng so với các địa phương khác thì mức giá sau khi tăng vẫn được cho là ổn định, phù hợp với khả năng tài chính của giới đầu tư.
Sau khi Vingroup triển khai, đưa vào hoạt động dự án Vincom Shophouse Hòa Bình, tạo ra khu vực vui chơi, giải trí, kinh doanh nhộn nhịp ngay tại trung tâm thành phố thì thị trường bất động sản khu vực xung quanh cũng ngay lập tức trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Sau 3 năm, đất ở khu vực này đã tăng khoảng 50 – 70%; điển hình như giá đất mặt đường Trần Hưng Đạo được rao bán từ 25 - 27 triệu đồng/m2; thấp hơn thì được bán với giá gần 20 triệu đồng/m2; những khu đất xa thành phố hơn mặt bằng giá cũng tăng lên khoảng 10 - 12 triệu đồng/m2.
Ngoài ra, Tập đoàn Geleximco đóng góp 2 dự án lớn là khu đô thị sinh thái Trung Minh, có diện tích khoảng 60ha với tổng mức 1.740 tỷ đồng. Khu đô thị mới Hoà Bình được đầu tư khoảng 3.602 tỷ đồng song song với dự án sân golf 27 lỗ tại TP. Hòa Bình. Tập đoàn Sun Group cũng đang nghiên cứu để triển khai Dự án tổ hợp Khu đô thị sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, có cáp treo và tàu hoả leo núi tại khu vực huyện Lạc Sơn và huyện Kim Bôi.

a7-1-1654612181.jpg
 

Tập đoàn FLC cũng điền tên mình vào thị trường Hoà Bình bằng Khu Trung tâm đa chức năng Quỳnh Lâm 43ha tại TP. Hòa Bình, Khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi 705 ha tại huyện Yên Thủy. Còn Apec Group có dự án Apec Mandala Sky Villas Kim Bôi quy mô 35,6ha với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. 
Vingroup, Sun Group, FLC, Geleximco, APEC Group... là một những cái tên đang từng bước giúp bất động sản Hòa Bình khẳng định vị thế của mình. Đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, đang từng bước chuyển mình sang một diện mạo mới, chuyên nghiệp và bài bản hơn.

sub-4-1654593097.jpg
 

Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, Hòa Bình là vùng đất nhiều tiềm năng để phát triển cùng lúc các loại hình du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và du lịch nghỉ dưỡng. Đây cũng chính là mục tiêu mà các doanh nghiệp bất động sản lựa chọn đầu tư, tạo nên sự khác biệt cho những dự án bất động sản nghỉ dưỡng. 
Với sự phát triển như vũ bão của Thủ đô Hà Nội về phía Tây thời gian qua đã phần nào nâng cao mức sống của người dân khu vực này. Đặc biệt là khi Đại lộ Thăng Long rộng 140m vừa hoàn thành, Quốc lộ 32 dự kiến cũng sẽ hoàn thành trong năm 2022 và sau đó là đường Hồ Chí Minh hoàn thành… là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án căn hộ nghỉ dưỡng Hòa Bình phát triển.
Giá cả bất động sản Hoà Bình đang có những biến động khi lâu nay giới thượng lưu Hà Nội đang để ý những vị trí đất đẹp tại Hòa Bình và đang trong quy hoạch thành điểm nghỉ dưỡng để đầu tư. Các căn biệt thự được bán với giá từ vài tỷ đồng đến cả chục tỷ đồng, không quá tầm với các “đại gia”, bởi họ tìm kiếm ở đây những giá trị khác, song nếu dự án có giá hợp lý hơn thì thì sức hút sẽ lớn hơn. 

a8-1654612526.jpg
 

Tại một số dự án trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giá bán chỉ dao động từ 4-7 triệu đồng/m2, tùy theo khu vực và dự án. Qua khảo sát, phóng viên ghi nhận có 20 căn biệt thự có diện tích 300-800/m2 của Dự án Country House được chào bán với giá 1,6 – 2,3 tỷ đồng. Với giá bán này, nhiều chuyên gia đánh giá, có tiềm năng và ưu thế so với sản phẩm dự án bất động sản nghỉ dưỡng ở các bãi biển được giá lên đến hàng nghìn USD/m2.
Một yếu tố tạo nên sức hút cho bất động sản nghỉ dưỡng Hoà Bình là văn hoá nơi đây. Từ chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngược dòng sông Đà lên tỉnh Hòa Bình, chính là nơi sinh sống của người dân tộc Mường. Những không gian sống tuyệt vời được thiên nhiên ưu ái ban tặng và những nét văn hóa đặc trưng đã tạo nên sự hấp dẫn đó thu hút những nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng tìm đến đầu tư xây dựng dự án. Với lợi thế gần thủ đô, cùng với sự phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông, Hòa Bình ngày càng hấp dẫn với nhiều dự án đã và đang triển khai tại các huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy và TP. Hòa Bình.
Theo số liệu thống kê, Hòa Bình hiện có 19 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện, trong đó phải kể đến Viên Nam Resort của CTCP Archi Viên Nam; Lâm Sơn Resort của CTCP Archi Reenco Hòa Bình; 3 dự án The First Villas & Resort, Top Hill Villas, The Melody Villas của CTCP Đầu tư thương mại Hải Linh (INT); 3 dự án Sky Villas, Sunset và The Field Villas của CTCP Đầu tư du lịch Kim Bôi...

a9-1654612985.jpg
 
tac-gia-1654593097.jpg
 
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước