meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Tiền điện tử Nhật Bản sử dụng theo kế hoạch quốc gia như thế nào?

Thứ tư, 08/06/2022-00:06
Với sự phát triển và phổ biến của ngành công nghiệp tiền điện tử, nhiều quốc gia ngăn cấm vì lo ngại rủi ro, ảnh hưởng đến kinh tế nhưng cũng có nhiều quốc gia mở cửa chào đón, chấp nhận tiền điện tử như một kế hoạch cho sự đổi mới và phát triển. Và Nhật Bản là một trong những nước đi đầu về việc chào đón đồng tiền số.

Nhật Bản hướng đến đồng Yên kỹ thuật số là tiền điện tử quốc gia


Nhật Bản thay đổi tư duy, chính sách quản lý tiền điện tử nhằm theo kịp thế giới
Nhật Bản thay đổi tư duy, chính sách quản lý tiền điện tử nhằm theo kịp thế giới

Giống như nhiều quốc gia khác ở trên thế giới, Nhật Bản đang đặt lộ trình để nghiên cứu và phát hành đồng tiền điện tử cho riêng mình.

Một quan chức cấp cao Ngân hàng trung ương của Nhật Bản (BOJ) cho biết, bất kỳ đồng tiền kỹ thuật số nào mà BOJ phát hành đều phải có thiết kế đơn giản để những công ty tư nhân có thể sử dụng nhằm phát triển các dịch vụ tài chính và thanh toán cho khách hàng.

Giám đốc điều hành Shinichi Uchida của BOJ cho biết, nếu Ngân hàng trung ương quyết định phát hành tiền kỹ thuật số thì họ phải cùng đồng bộ với các dịch vụ thanh toán của khu vực tư nhân.

Điều này có nghĩa là những tổ chức tư nhân có thể phát triển nhiều dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng cả CBDC và các phương tiện thanh toán cá nhân với một ví điện tử duy nhất.

BOJ thông báo rằng họ sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2 của thử nghiệm đối với đồng CBDC bắt đầu vào tháng 4 năm sau, tập trung thử nghiệm một số tính năng chính như liệu có nên đặt giới hạn về số tiền mà mỗi tổ chức có thể nắm giữ hay không.

Giám đốc Shinichi Uchida cho biết BOJ chưa có kế hoạch chính thức phát hành CBDC nhưng họ muốn tiếp tục chuẩn bị nếu có nhu cầu phát sinh trong tương lai gần. Đây đồng thời là một phần trong nỗ lực đảm bảo để bất kỳ loại tiền kỹ thuật số nào mà ngân hàng phát hành đều không cản trở sự đổi mới của tư nhân.

Theo đó, giai đoạn đầu của việc thử nghiệm đã diễn ra vào tháng 4 năm nay, tập trung vào việc kiểm tra những chức năng cơ bản của CBDC như một công cụ thanh toán, chẳng hạn như việc phát hành, phân phối và mua lại.

Sau đó, BOJ sẽ chuyển sang giai đoạn 2, kiểm tra các chức năng chi tiết hơn, chẳng hạn như các thực thể đóng vai trò trung gian giữa BOJ và người giữ tiền. Nếu cần thiết, họ sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn 3, các doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng cuối sẽ tham gia một chương trình thử nghiệm.

Hiệp hội trao đổi tiền mã hóa tài sản ảo của Nhật Bản (JVCEA)


 
 

Các sàn giao dịch tiền điện tử Nhật Bản đang đơn giản hóa quy trình phê duyệt nhằm tăng số giao dịch tiền mã hóa trong nước.

Hiệp hội giao dịch tiền mã hóa và tài sản ảo Nhật Bản (JVCEA) đang có kế hoạch nghiên cứu phát hành một “danh sách xanh” bao gồm 18 loại tiền mã hóa phổ biến vào cuối tháng 3 năm nay. 

Đây là một liên minh bao gồm 31 sàn giao dịch tiền mã hóa tại Nhật. JVCEA được thành lập vào năm 2018 với tư cách là một cơ quan quản lý sau khi một loạt vụ hack xảy ra tại các sàn giao dịch tiền mã hóa Nhật Bản. Tuy nhiên, sự chậm chạp trong các quá trình thủ tục của tổ chức này đã tạo thành rào cản trong việc thúc đẩy sự phát triển của tiền mã hóa.

Trước đây, những thành viên của JVCEA phải trải qua một quá trình sàng lọc của Hiệp hội trước khi được niêm yết các loại tiền mã hóa. Với quy định mới, những đồng tiền mã hóa nằm trong “danh sách xanh” sẽ không còn phải chịu sự sàng lọc bắt buộc nữa.

Danh sách này bao gồm các loại tiền mã hóa được xem là phổ biến và được sử dụng rộng rãi tại Nhật như Bitcoin, Litecoin, Ethereum, XRP,... Điều kiện để được đưa vào trong danh sách xanh là đồng tiền mã hóa đó phải được niêm yết trên tối thiểu 3 sàn giao dịch có giấy phép tại Nhật. Bên cạnh đó, loại tài sản này phải được niêm yết lần đầu tối thiểu là trong 6 tháng. 

Có một thực tế là Coinbase - một sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu của Mỹ đã niêm yết tổng cộng khoảng 139 loại tiền mã hóa vào cuối năm 2021. Trong khi đó,ở Nhật Bản chỉ có khoảng 40 loại tiền mã hóa đang được niêm yết trên các sàn giao dịch. Sàn giao dịch đa dạng nhất tại Nhật Bản cũng chỉ mới niêm yết 20 loại tiền mã hóa.

Theo ước tính, tổng giá trị tiền mã hóa của người dùng nắm giữ trên các sàn giao dịch Nhật Bản hiện khoảng 1,18 nghìn tỷ Yên, tương đương khoảng 9,8 tỷ USD. Con số này chỉ bằng một phần rất nhỏ so với lượng tài sản ảo (278 tỷ USD) được lưu giữ trên sàn Coinbase. 

Lý giải về quyết định nới lỏng rào cản trên, nhiều giám đốc điều hành các sàn giao dịch tiền mã hóa tại Nhật Bản cho biết các nhà giao dịch sành sỏi đã đổ xô đến những sàn giao dịch không có giấy phép do sự thiếu hụt các tùy chọn của những sàn chính thống. 

Theo Genki Oda - Phó chủ tịch Hiệp hội trao đổi tiền mã hóa tài sản ảo tại Nhật Bản, chỉ một số ít sàn giao dịch tại Nhật có lợi nhuận vì phải mất một thời gian dài để các loại tiền mã hóa mới được niêm yết. Vì thế, các nhà đầu tư tại Nhật chủ yếu đổ xô sang sử dụng sàn giao dịch tiền mã hóa của nước ngoài. 

Ở Nhật Bản, các sàn giao dịch đều phải trải qua một quá trình sàng lọc kéo dài trước khi được niêm yết các loại tiền mã hóa mới. Điều này diễn ra ngay cả với những loại tiền mã hóa nổi bật được lưu hành rộng rãi như Bitcoin và Ethereum. 

Thực tế cho thấy, quá trình trên dẫn tới sự tồn đọng hồ sơ và gây khó khăn cho các sàn giao dịch. Vào cuối năm ngoái, có tới tận 80 đơn xin niêm yết những loại tiền mã hóa mới đang chờ được phê duyệt tại Nhật. 

Do vậy, mục tiêu của việc thay đổi và nới lỏng chính sách nói trên là để loại bỏ bớt khâu trung gian nhằm đưa ngành công nghiệp tiền mã hóa tại Nhật tiến gần hơn đến các tiêu chuẩn toàn cầu. 

Đây chỉ là một trong số các chính sách đang được chính phủ Nhật Bản triển khai nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghệ Blockchain và các loại tiền mã hóa. 

Việc thanh toán giao dịch chứng khoán bằng tiền tệ thông thường phải tốn đến vài ngày và tiêu tốn hàng chục triệu USD mỗi năm chỉ riêng ở Nhật Bản. Việc sử dụng một đồng tiền số được phát triển dựa trên công nghệ Blockchain được kỳ vọng sẽ giúp loại bỏ và giảm bớt các chi phí như vậy. 

Cơ hội cho các công ty tiền điện tử phát triển

Số lượng các công ty liên quan về tiền điện tử và blockchain tại Nhật Bản đã tăng hơn 30% chỉ trong năm 2020, theo dữ liệu từ Monex Group cho biết.

Cụ thể, ghi nhận có 430 công ty đăng ký hoạt động ở lĩnh vực tiền điện tử và blockchain tại Nhật Bản trong tháng 5 năm 2020.

Tương ứng mức tăng 30,7% từ số lượng 329 công ty được báo cáo vào tháng 7 năm 2019.

Nhiều công ty Nhật Bản tập trung vào công nghệ blockchain và tiền điện tử


Nhiều công ty Nhật Bản tập trung vào công nghệ blockchain và tiền điện tử
Nhiều công ty Nhật Bản tập trung vào công nghệ blockchain và tiền điện tử

Trong số 430 công ty đăng ký hoạt động về lĩnh vực tiền điện tử và blockchain, có đến 64% các công ty tập trung 100% ở lĩnh vực này, trong khi còn lại cho biết có liên quan nhưng chưa phải là lĩnh vực chủ yếu của họ.

Cụ thể, Monex Group lưu ý có tới 193 công ty liên quan đến tiền điện tử và blockchain, 105 công ty trong số đó đã có những sản phẩm cụ thể về công nghệ blockchain và đã có kinh doanh liên quan đến tiền điện tử.

Theo Monex Group thống kê có khoảng 529 sản phẩm liên quan đến blockchain và tiền điện tử tại Nhật Bản. Trong đó có khoảng 422 sản phẩm đang hoạt động.

Yusuke Otsuka, đồng sáng lập sàn giao dịch Coincheck, cho biết blockchain & tiền điện tử hiện đang là một trong những lĩnh vực rất nổi bật tại đất nước mặt trời mọc.

Có nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước đã và đang đầu tư vào ngành công nghiệp này, như Monex Group đang tích cực khám phá tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp liên quan đến tiền điện tử và blockchain.

Monex Securities vừa qua cũng đã trở thành công ty chứng khoán đầu tiên ở Nhật Bản gia nhập Hiệp hội tiền điện tử Nhật Bản.

Lời kết

Với động thái chào đón và tích cực hỗ trợ các chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tiền điện tử, chúng ta cùng chờ đón và hy vọng sự phát triển về thị trường này ở Nhật Bản cũng như trên toàn thế giới.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chưa thể cấm ngay Temu, 1688 và Shein, Bộ Công Thương và Tổng cục Thuế nói gì?

Mạng 5G lúc nhanh, lúc chậm: Viettel lý giải nguyên nhân?

Meey Group xác lập Kỷ lục Doanh nghiệp sở hữu Bộ giải pháp Công nghệ BĐS nhiều sản phẩm nhất Việt Nam

Xu hướng ứng dụng công nghệ trong giao dịch bất động sản ngày càng phổ biến

AI phần lớn đã đánh bại các CEO con người trong một thí nghiệm nhưng lại bị sa thải nhanh hơn

Tấn công mạng ngày càng phức tạp: Ra mắt chương trình đào tạo chuyên gia bảo vệ dữ liệu cá nhân

Nhu cầu về AI và các ngành công nghệ khác đã thúc đẩy sức mạnh tính toán của Trung Quốc tăng liên tục

YouTube Shorts vừa được tích hợp mô hình AI mới, giúp việc sáng tạo trở nên dễ dàng hơn

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

14 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

14 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

14 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

14 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước