meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả sử dụng nhà chung cư

Thứ tư, 14/07/2021-16:07

Hiện nay có rất nhiều người muốn sở hữu nhà chung cư để phù hợp với cuộc sống. Tuy nhiên việc sử dụng nhà chung cư đúng cách không vi phạm quản lý thì không phải ai cũng nắm được. Vấn đề liên quan đến nhà chung cư thường là thời hạn, quyền lợi sử dụng...Dưới đây bài viết sẽ cung cấp thông tin rõ hơn cho bạn đọc.

Có thể bạn quan tâm: Quản lý sử dụng nhà và chung cư những điều luật cần biết

Quy định xử lý vi pham quản lý sử dụng nhà chung cư

Trong hoạt động kinh doanh, quản lý sử dụng nhà chung cư, Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP còn quy định các loại vi phạm và hình thức xử lý như sau:

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 

a) Gây thấm, dột căn hộ, nhà chung cư; 

b) Sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định; thi

c) Kinh doanh vật liệu gây cháy nổ, dịch vụ sửa chữa xe có động cơ hoặc dịch vụ giết mổ gia súc;

d) Kinh doanh nhà hàng, karaoke, quán bar tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư hoặc tại phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư nhưng không đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng, chống cháy, nổ hoặc nơi thoát hiểm theo quy định;

đ) Hoạt động kinh doanh (trừ trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1, điểm b khoản 3 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐCP) tại phần diện tích không dùng để kinh doanh của nhà chung cư theo quy định;

e) Không thành lập ban quản trị nhà chung cư theo quy định.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý thay đổi kết cấu chịu lực hoặc thay đổi thiết kế phần sở

hữu riêng của nhà chung cư;

b) Sử dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở;

c) Sử dụng phần diện tích và các trang thiết bị thuộc quyền sở hữu, sử dụng chung vào sử dụng riêng.

 Ảnh 1: Quy định phạt tiền đối với các hành vi sau
Ảnh 1: Quy định phạt tiền đối với các hành vi sau

Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lấn chiếm không gian xung quanh, lấn chiếm các phần thuộc sở hữu chung hoặc lấn chiếm các phần thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu khác;

b) Kinh doanh vũ trường.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với ban quản trị nhà chung cư có một trong các hành vi sau đây: 

a) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định; VP b) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu

chung, sử dụng chung; là c) Tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư;

d) Tự quyết định lựa chọn đơn vị để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư;

đ) Không báo cáo hội nghị nhà chung cư về việc thu, chi theo quy định;

e) Thực hiện sai quy chế hoạt động hoặc quy chế thu chi tài chính đã được đã được hội nghị nhà chung cư thông qua 

Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư có một trong các hành vi sau đây:

a) Không có chức năng quản lý vận hành nhà chung cư mà vẫn thực hiện quản lý vận hành nhà chung cư;

b) Không có đủ các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư theo quy định;

c) Sử dụng người không có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư để thực hiện công việc chuyên môn theo quy định;

d) Quản lý, sử dụng kinh phí quản lý vận hành không đúng quy định;

đ) Không gửi thông tin của đơn vị vận hành quản lý nhà chung cư về Bộ Xây dựng để đăng tải lên trang thông tin điện tử theo quy định. 

 Ảnh 2: Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP còn quy định các loại vi phạm và hình thức xử lý như sau
Ảnh 2: Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP còn quy định các loại vi phạm và hình thức xử lý như sau

Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bàn giao hoặc bàn giao không đúng thời hạn hồ sơ nhà chung cư cho ban quản trị nhà chung cư theo quy định;

b) Lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư không đủ điều kiện, năng lực theo quy định;

c) Bán, cho thuê chỗ để xe ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định.

 Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:

a) Không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định;

b) Không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định.

Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với chủ đầu tư có một trong các hành vi sau đây:

a) Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp;

b) Tính diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng sai quy định;

định:

c) Không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo quy định;

d) Hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

 Ảnh 3: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định
Ảnh 3: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định

Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 8

b) Buộc sử dụng màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, chung cư theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện các biện pháp để đảm bảo yêu cầu về cách âm, phòng chống cháy, nổ và nơi thoát hiểm đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP (đối với phần diện tích được dùng để kinh doanh); LOTION

d) Buộc thành lập ban quản trị nhà chung cư đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

đ) Buộc hoàn trả phần kinh phí sử dụng không đúng quy định và bồi thường thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4, điểm d khoản 8 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

e) Buộc hủy bỏ quy định về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư, yêu cầu tổ chức hội nghị nhà chung cư để thông qua giá dịch vụ quản lý vận hành; buộc hoàn trả lại chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khoản chênh lệch so với mức giá mới được hội nghị nhà chung cư thông qua đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

g) Buộc thực hiện việc lựa chọn đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm di khoản 4 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

h) Buộc thực hiện đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

cho ban quản trị nhà chung cư đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

i) Buộc bàn giao ngay toàn bộ kinh phí bảo trì theo quy định cho ban quản trị nhà chung cư đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 7 điều 66 nghị định 139/2017/NĐ-CP

k) Buộc hoàn trả lại chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khoản tiền chênh lệch (nếu có) do tính sai diện tích đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 8 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP;

l) Buộc bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng theo đúng quy định đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 66 Nghị định 139/2017/NĐ-CP.

Như vậy, so với quy định trước đây (Nghị định 121/2013/NĐCP), pháp luật hiện hành có điểm mới là quy định việc xử phạt hành chính đối với ban quản trị chung cư và chủ đầu tư có vi phạm trong kinh doanh, quản lý sử dụng nhà chung cư.

Tuy nhiên, quy định xử phạt đối với ban quản trị là không hợp lý bởi vì số tiền trả cho việc phạt vi phạm bản chất cũng thuộc về sở hữu chung của chung cư. Trong khi đó, quy định về xử phạt đối với chủ đầu tư không bàn giao hoặc bàn giao không đầy đủ phí bảo trì quá thấp, không đủ sức răn đe và cũng không có biện pháp bổ sung

Thẩm quyền xử phạt quản lý sử dụng nhà chung cư

Nội dung này được quy định từ Điều 69 – Điều 78 Nghị định 139/2017/NĐ-CP. Người có thẩm quyền xử phạt bao gồm chủ tịch UBND các cấp và thanh tra chuyên ngành về xây dựng. Thẩm quyền xử phạt cụ thể của từng chủ thể được quy định theo từng cấp có thẩm quyền.  

Có thể bạn quan tâm: Thời hạn sử dụng chung cư và những lợi ích của người sử dụng 

Bài viết vừa giúp các bạn biết cách Xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả sử dụng nhà chung cư giải quyết một số vấn đề xung quanh việc sử dụng nhà chung cư. Chúc các bạn thành công ! Bạn đọc xem thêm các bài viết hữu ích khác tại chuyên mục tư vấn luật nhé!

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

13 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

13 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

13 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

13 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước