Quản lý sử dụng nhà và chung cư những điều luật cần biết

Thứ sáu, 14/02/2020-10:02

Hiện nay việc mua nhà và thuê nhà chung cư đang rất nổi. Nhưng mọi người có biết về những điều luật về quản lý sử dụng nhà và chung cư không cùng tìm hiểu ngay nhé.

Có thể bạn quan tâm: Tranh Chấp Chung Cư - Vấn Đề Muôn Thuở Của Giới Bất Động Sản

Về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Xem thêm Thông tư 10/2015/TT-BXD ngày 30/12/2015 về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về quản lý vận hành nhà chung cư.

 Về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư
Về giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Theo Điều 106 Luật quản lý sử dụng nhà và chung cư, việc xác định giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư phải công khai, minh bạch và căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý vận hành, dịch vụ sử dụng đối với từng loại nhà chung cư. Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư không ba kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, chi phí trông giữ xe, chi phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, nước sinh hoạt, dịch vụ truyền hình, thông tin liên lạc và các chi phí dịch vụ khác phục vụ cho việc sử dụng riêng của chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư.

Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư được quy định như sau:

- Trường hợp chưa tổ chức được Hội nghị nhà chung cư lần đầu thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở,

- Trường hợp đã tổ chức được Hội nghị nhà chung cư thì giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư do Hội nghị nhà chung cư quyết định.

Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu và người sử dụng nhà chung cư; trường hợp nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước thì giá dịch vụ quản lý nhà chung cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật quản lý sử dụng nhà và chung cư.

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư để áp dụng cho các trường hợp sau đây:

- Thu kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn;

- Làm cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở hoặc trong trường hợp có tranh chấp về giá dịch vụ giữa đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư với chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư, trường hợp không thỏa thuận được giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư thì áp dụng mức giá trong khung giá dịch vụ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

 Bảo trì nhà chung cư

 Nội dung này được quy định
Nội dung này được quy định

Nội dung này được quy định tại Điều 107 Luật quản lý sử dụng nhà và chung cư. Bảo trì nhà chung cư phức tạp hơn việc bảo trì các loại nhà ở “độc lập” bởi nó bao gồm bảo trì phần sở hữu riêng và bảo trì phần sở hữu chung.

NHÀ Đối với phần sở hữu riêng thì chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì. Tuy nhiên, đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu phải đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì. * Vấn đề đóng góp phí bảo trì phí bảo trì CSGTGT CHO Việc đóng góp kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được thực hiện theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở như sau:

- Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư bán, cho thuê mua thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ hoặc diện tích khác bán, cho thuê mua; khoản tiền này được tính vào tiền bán, tiền thuê mua nhà mà người mua, thuê mua phải đóng khi nhận bàn giao và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua.

- Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

Trường hợp kinh phí bảo trì nói trên không đủ để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm đóng góp thêm kinh phí tương ứng với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của từng chủ sở hữu.

Vấn đề thu phí bảo trì

 Vấn đề thu phí bảo trì
Vấn đề thu phí bảo trì

Về nguyên tắc quản lý sử dụng nhà và chung cư, phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư sẽ do chủ đầu tư thu hộ khi thu tiền bán nhà trước khi bàn giao nhà. Tuy nhiên, pháp luật cũng chia thành các trường hợp:

- Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư trước ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà chưa thu kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thì các chủ sở hữu nhà chung cư họp Hội nghị nhà chung cư để thống nhất mức đóng góp kinh phí này; mức đóng góp kinh phí có thể được nộp hằng tháng vào tài khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam do Ban quản trị nhà chung cư lập hoặc được đóng khi phát sinh công việc cần bảo trì.

- Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư sau ngày 01 tháng 7 năm 2006 mà trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không có thỏa thuận về kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư phải đóng khoản tiền này; trường hợp trong hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở mà giá mua, giá thuê mua chưa tính kinh phí bảo trì thì chủ sở hữu thực hiện đóng khoán kinh phí bảo trì phần sở hữu chung theo quy định nói trên 

- Trường hợp nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh mà phân chia được riêng biệt các khu chức năng khác nhau trong cùng một tòa nhà bao gồm khu chức năng căn hộ, khu chức năng kinh doanh, dịch vụ và mỗi khu chức năng này có phần sở hữu chung được tách biệt với phần sở hữu chung của cả tòa nhà, được quản lý, vận hành độc lập thì chủ đầu tư và người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, thuê mua việc phân chia tỷ lệ kinh phí bảo trì phần sở hữu chung thành nhiều phần để quản lý, sử dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 109 của Luật Nhà ở.

Vấn đề quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu B Theo Điều 109 thì việc quản lý sử dụng kinh phí bảo trì chung cư được quy định như sau: Hoa (9- Đối với kinh phí bảo trì quy định tại khoản 1 Điều 108 của Luật  quản lý sử dụng nhà và chung cư thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của 11 người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm ở tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý kinh phí này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi Có nhà chung cư biết

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Ban quản trị nhà chung cư được thành lập, chủ đầu tư phải chuyển giao kinh phí bảo trì bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Nhà ở và có thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh biết; trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí này thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư phải thực hiện bàn giao theo quy định của Chính phủ.

- Kinh phí bảo trì quy định tại Điều 108 của Luật quản lý sử dụng nhà và chung cư chỉ được sử dụng để bảo trì các phần sở hữu chung của nhà chung cư, không được sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác, trường hợp nhà chung cư phải phá dỡ mà kinh phí bảo trì chưa sử dụng hết thì được sử dụng để hỗ trợ tái định cư hoặc đưa vào quỹ bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư mới sau khi được xây dựng lại.

- Ban quản trị quản lý sử dụng nhà và chung cư trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì đúng mục đích, đúng hạng mục cần bảo trì theo kế hoạch bảo trì đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua hằng năm. Việc sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung phải có hóa đơn tài chính, có thanh toán, quyết toán theo quy định của pháp luật về tài chính và phải báo cáo Hội nghị nhà chung cư.

Thành viên Ban quản trị nhà chung cư có quyết định sử dụng kinh phí không đúng quy định trên thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại.

Việc quản lý, sử dụng phần kinh phí bảo trì quy định tại khoản 5 Điều 108 của Luật quản lý sử dụng nhà và chung cư (nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp) được quy định như sau:

- Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà và phần sở hữu chung của khu căn hộ thì được chuyển vào tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập để quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều này;

- Đối với phần kinh phí để bảo trì phần sở hữu chung của khu kinh doanh, dịch vụ thì chủ sở hữu khu kinh doanh, dịch vụ được tự quản lý, sử dụng để bảo trì phần sở hữu chung của khu chức năng này.

Có thể bạn quan tâm: Xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả sử dụng nhà chung cư

Như vậy bài viết vừa chia sẻ với chúng ta về các điều luật về quản lý sử dụng nhà và chung cư mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ mang lại cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích

Xem thêm nhiều tin tức khác tại chuyên mục : Quyền sở hữu

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và cho ý kiến 18 nội dung quan trọng

Quy định chi tiết 27 hành vi vi phạm theo Luật Đất đai mới

Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù, ưu việt thu hút doanh nghiệp

Loạt chính sách kinh tế nổi bật hiệu lực từ tháng 4/2024

Hải Dương chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu dân cư hơn 136 tỷ đồng

Những ai cần đổi thẻ căn cước? Thu thập mống mắt, ADN như thế nào?

Quy định mới nhất về căn cứ tính tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2024

Trung ương đồng ý cho ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước

Tin mới cập nhật

Đầu tư vào AI giúp cổ phiếu SoftBank phá đỉnh lịch sử

54 phút trước

Quý I/2024, doanh số bán lẻ trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử tăng trưởng “đột phá”

1 giờ trước

Cần tiếp cận rộng rãi và tổng thể hơn với Fintech?

1 giờ trước

FPT bắt tay Nvidia xây nhà máy AI 200 triệu USD tại Việt Nam

1 giờ trước

Kỳ vọng tăng trưởng nhóm cổ phiếu bán lẻ

1 giờ trước