Sự bất ổn của ngành ngân hàng Mỹ đang khiến niềm tin sụt giảm đáng kể, người dân lo sợ sẽ bị mất sạch tiền gửi

Thứ tư, 10/05/2023-10:05
Lĩnh vực ngân hàng Mỹ vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, trong bối cảnh người gửi tiền bày tỏ lo ngại mất trắng khoản tiền gửi tiết kiệm tại các nhà băng. Mức độ lo ngại lên cao tới mức được ví như thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Theo Nhịp sống thị trường, một cuộc khảo sát gần đây chỉ ra rằng hàng loạt sự kiện xảy ra trong thời gian qua có thể khiến niềm tin vào hệ thống tài chính của Mỹ sụt giảm nghiêm trọng, đồng thời đẩy mối lo ngại của người dân lên mức cao nhất tính từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng năm 2008.

Hãng tin CNBC trích dẫn cuộc khảo sát mà Gallup triển khai với 1.013 người trưởng thành tại Mỹ đã chỉ ra một kết quả gây chú ý đối với nhiều người. Cụ thể, trong số những người được hỏi, có khoảng 19% cho biết họ cảm thấy rất lo lắng về khoản tiền gửi tiết kiệm. Trong khi đó, có 29% người khác nói rằng họ khá lo ngại về sự an toàn của khoản tiền họ để trong ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính. Có 30% cho biết họ không quá lo lắng, và 20% số khác chia sẻ rằng họ không có gì phải lo lắng.


Hàng loạt sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây đã làm sụt giảm đáng kể niềm tin vào hệ thống tài chính Mỹ 
Hàng loạt sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây đã làm sụt giảm đáng kể niềm tin vào hệ thống tài chính Mỹ 

Hiện nay, sự an tâm và quan điểm của người Mỹ đối với những khoản tiền gửi tiết kiệm của họ khá giống với kết quả cuộc thăm do mà Gallup triển khai sau khi Lehman Brothers sụp đổ vào tháng 9 năm 2008. Thế nhưng, vì Gallup không triển khai cuộc khảo sát này thường xuyên, do đó không thể xác định được sự thay đổi trong quan điểm của những người gửi tiền.

Trong khoảng thời gian từ ngày mùng 3 đến ngày 25/4 khi cuộc thăm dò này được thực hiện, Ngân hàng Thung lũng Silicon và Signature Bank đã trượt dốc, sụp đổ. Thế nhưng, những khó khăn vẫn chưa dừng lại. Vừa qua, Ngân hàng First Republic cũng rơi vào tình cảnh tương tự và ngân hàng này đã buộc phải bán tài sản cho JPMorgan Chase.

Cổ phiếu 2 ngân hàng khác hiện tại đang liên tục bị bán tháo, với biên độ gây nhiều sự chú ý khi lên tới hàng chục phần trăm trong phiên. Mới đây, ngày 4.5, cổ phiếu của ngân hàng PacWest có trụ sở tại thành phố Los Angeles đã mất tới 46% giá trị. Cổ phiếu ngân hàng này đã mất tới 86% giá trị kể từ đầu năm tới nay.

Sau những sự kiện sụp đổ của hàng loạt ngân hàng Mỹ trong năm nay, người ta đã nhận thấy động thái của Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang của Mỹ trong việc đảm bảo mọi người gửi đều sẽ nhận lại được tiền. Tổ chức này được thành lập vào năm 1933 trong thời kỳ Đại suy thoái, là tổ chức bảo hiểm cho những khoản tiền gửi dưới 250.000 USD. Thế nhưng, Mỹ đã ra tay đảm bảo mọi khoản gửi có giá trị trên mức 250.000 USD cũng sẽ được bảo hiểm trong vụ Silicon Valley Bank sụp đổ.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Những khoản chi làm “cạn kiệt ví tiền” mà dân văn phòng nên tránh

5 xu hướng làm giàu nhanh chóng ở độ tuổi 20 - 30

Thế hệ Gen Z theo đuổi phong cách tài chính phóng khoáng nhưng vẫn tự chủ

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Tin mới cập nhật

Big 4 ngân hàng quốc doanh bắt đầu bán vàng cho người dân từ 3/6

1 giờ trước

Hà Nội đề xuất xây ba hầm chui dọc Vành đai 3, tổng mức đầu tư gần 4.500 tỷ đồng

1 giờ trước

Đầu tư cổ phiếu nên có chiến lược ra sao để không sợ “nhỡ sóng”?

2 giờ trước

Bỏ học từ năm nhất để khởi nghiệp, chàng trai trẻ trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất thế giới

2 giờ trước

Khó khăn “khơi thông” gói tín dụng 120.000 tỷ đồng

3 giờ trước