meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sự sụp đổ của các ngân hàng Thụy Sĩ: Nguyên nhân do đâu?

Thứ ba, 21/03/2023-11:03
Hệ thống ngân hàng Thụy sĩ trong năm 2021 có tổng cộng 3,19 nghìn tỷ USD - so với con số được ghi nhận vào năm 2002 đã cao gần gấp 2 lần. Đồng thời, con số này cũng gần như xấp xỉ GDP của Anh - nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới năm 2022.

Những chiếc “Rolls-Royce” của ngành tài chính toàn cầu

Theo Doanhnhan.vn, từ lâu các ngân hàng Thụy Sĩ đã được coi là những chiếc “Rolls-Royce” của ngành tài chính toàn cầu, chuyên phục vụ các khách hàng giàu có bậc nhất trên thế giới nhờ sự riêng tư và bí mật mà hiếm đối thủ nào có thể bắt kịp.

Mạng lưới Công lý Thuế (TJN) đã tiến hành tổng hợp Chỉ số Bí mật Tài chính năm 2022 cho thấy, Thụy Sĩ chính là nhà cung cấp dịch vụ tài chính bảo mật thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và xếp trên nhiều thiên đường thuế trên thế giới như British Virgin Islands, Cayman Islands hay Cyprus (đảo Síp).


Mạng lưới Công lý Thuế (TJN) đã tiến hành tổng hợp Chỉ số Bí mật Tài chính năm 2022 cho thấy, Thụy Sĩ chính là nhà cung cấp dịch vụ tài chính bảo mật thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và xếp trên nhiều thiên đường thuế trên thế giới. Ảnh: Doanhnhan.vn
Mạng lưới Công lý Thuế (TJN) đã tiến hành tổng hợp Chỉ số Bí mật Tài chính năm 2022 cho thấy, Thụy Sĩ chính là nhà cung cấp dịch vụ tài chính bảo mật thứ hai trên thế giới, chỉ xếp sau Mỹ và xếp trên nhiều thiên đường thuế trên thế giới. Ảnh: Doanhnhan.vn

Trong năm 2022, Thụy Sĩ cũng đứng thứ 5 trong Chỉ số Thiên đường Thuế Doanh nghiệp của TJN. Được biết, đây là bảng xếp hạng các quốc gia có tham gia hỗ trợ những tập đoàn đa quốc gia gian lận thuế. Theo tìm hiểu, truyền thống bí mật của hệ thống ngân hàng Thụy sĩ được bắt đầu hơn 300 năm trước, thời điểm mà các banker không được phép tiết lộ thông tin của những khách hàng châu  u giàu có cho bên thứ ba.

Hiện tại, việc vi phạm quy tắc bí mật của ngân hàng Thụy Sĩ có thể sẽ bị liệt vào tội hình sự. Theo đó, những banker vi phạm có thể sẽ bị phạt tù lên đến 6 tháng. Đây cũng là nguyên nhân mà người giàu từ khắp nơi đổ xô vào các ngân hàng Thụy Sĩ để cất giữ tài sản. Thậm chí, một số trường hợp còn tìm đến các nhà băng Thụy Sĩ để trốn thuế hoặc tránh những hình phạt có liên quan đến thu nhập bất hợp pháp của mình. 

Đầu những năm 2000, xu hướng này càng trở nên rõ ràng hơn. Các chủ ngân hàng Thụy Sĩ tích cực quảng cáo đến các quốc gia khác những ưu thế khi sử dụng tài khoản ngân hàng của mình, vốn là một quốc gia trung lập về chính trị. Có thời điểm, đứng đầu Bộ Kinh tế Thụy Sĩ còn lên tiếng cảnh báo các ngân hàng nên bớt đi các chiến dịch quảng bá khi làn sóng này ngày càng trở nên quá đà.


Hệ thống ngân hàng Thụy sĩ trong năm 2021 có tổng cộng 3,19 nghìn tỷ USD - so với con số được ghi nhận vào năm 2002 đã cao gần gấp 2 lần, gần như xấp xỉ GDP của Anh - nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới năm 2022. Ảnh: Doanhnhan.vn
Hệ thống ngân hàng Thụy sĩ trong năm 2021 có tổng cộng 3,19 nghìn tỷ USD - so với con số được ghi nhận vào năm 2002 đã cao gần gấp 2 lần, gần như xấp xỉ GDP của Anh - nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới năm 2022. Ảnh: Doanhnhan.vn

Ngoài sự ưu tiên giữ gìn bí mật của các khách hàng ở mức độ cao nhất, hệ thống ngân hàng của Thụy Sĩ còn có nhiều ưu thế khác để thu hút giới tài phiệt toàn cầu. Cụ thể, những người gửi tiền ở các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ được đồng CHF bảo vệ, đây là một tài sản trú ẩn an toàn tại thời kỳ biến động, khi nền kinh tế phát triển và hệ thống chính trị ổn định ở trạng thái trung lập, luật thuế không quá mức khắt khe. 

Hệ thống ngân hàng Thụy sĩ trong năm 2021 có tổng cộng 3,19 nghìn tỷ USD - so với con số được ghi nhận vào năm 2002 đã cao gần gấp 2 lần. Đồng thời, con số này cũng gần như xấp xỉ GDP của Anh - nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới năm 2022.

Chỉ báo cáo dữ liệu về “tiền sạch”

Giữa năm 2014, việc hơn 50 quốc gia đồng ý tham gia tiêu chuẩn báo cáo tài chính chung (CRS) được soạn thảo bởi OECD đã trở thành một bước ngoặt của các ngân hàng Thụy Sĩ. Đây cũng là lần đầu tiên các quốc gia nhất trí về việc trao đổi thông tin tài chính của những người nộp thuế với nhau. Thụy Sĩ cũng tham gia và hứa hẹn sẽ chia sẻ về thông tin tài khoản của các khách hàng.

Điều đáng nói, họ chỉ báo cáo về nguồn “tiền sạch”, theo Guardian thì chúng chủ yếu đến từ những khách hàng tại các nước công nghiệp hóa, phát triển và hoạt động khá lành mạnh. Đồng thời, cánh cửa để chính phủ các nước có thể tiếp cận nguồn tiền của những khách hàng đáng ngờ đã bị Thụy Sĩ đóng lại. Những cơ quan phụ trách điều tra trốn thuế ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển không thể truy cập tự động vào tài khoản Thụy sĩ của những công nhân nước mình.


Những người gửi tiền ở các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ được đồng CHF bảo vệ, đây là một tài sản trú ẩn an toàn tại thời kỳ biến động, khi nền kinh tế phát triển và hệ thống chính trị ổn định... Ảnh: Doanhnhan.vn
Những người gửi tiền ở các ngân hàng Thụy Sĩ sẽ được đồng CHF bảo vệ, đây là một tài sản trú ẩn an toàn tại thời kỳ biến động, khi nền kinh tế phát triển và hệ thống chính trị ổn định... Ảnh: Doanhnhan.vn

Theo thông tin từ CNN, Financial Times, Guardian và Telegraph, tiền bẩn sau khi đi qua 5-6 thiên đường thuế sẽ đến được các ngân hàng Thụy Sĩ. Quá trình phân lớp này khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong việc tìm ra dấu vết. Thậm chí, nhiều khi các ngân hàng Thụy Sĩ còn tham gia vào những hành vi sai trái, một số nhà băng lớn tại đây từng bị phanh phui về hành vi giúp khách của mình trốn thuế hoặc giấu tiền bẩn.

Đáng chú ý, vụ bê bối lớn nhất có liên quan đến Credit Suisse - ngân hàng vừa mới bị UBS mua lại với giá 3,2 tỷ USD. Cụ thể, Credit Suisse vào năm 2014 đã bị phạt 2,6 tỷ USD vì giúp 22.000 khách hàng Mỹ trốn thuế. Vào năm 2004, nhà băng này cũng bị cáo buộc tham gia việc rửa tiền cho yakuza (xã hội đen Nhật Bản), số tiền lên đến 5 tỷ USD. Năm 2009, ngân hàng này tiếp tục bị Mỹ phạt hơn 500 triệu USD vì vi phạm những lệnh trừng phạt có liên quan đến Iran và Sudan. Cũng trong năm này, UBS từng bị phạt 780 triệu USD, lý do tương tự như Credit Suisse năm 2014.

Trong những năm gần đây, một số ngân hàng Mỹ đều liên quan đến các vụ rò rỉ tài liệu tài chính mật, ví dụ như Hồ sơ Panama (2016) và Hồ sơ Pandora (2021). Các chi nhánh của nhiều ngân hàng Thụy Sĩ, trong đó có cả UBS và Credit Suisse, đều đã được đề cập trong các tập tài liệu bị rò rỉ và là một số trong những ngân hàng đã yêu cầu tìm kiếm các công ty offshore cho khách hàng của mình.

Đối mặt 2 cuộc khủng hoảng, vị thế dần lung lay

Các nhà băng Thụy Sĩ hiện đang phải đối mặt với 2 cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng, đồng thời trở thành mối nguy lớn nhất đối với sự ổn định tài chính của “lục địa già” kể từ năm 2008. 

Sự sụp đổ của Credit Suisse có thể châm ngòi cho những biến động khác trên thị trường tài chính, bất chấp việc giới chức Thụy Sĩ đã làm trung gian để UBS có thể mua lại nhà băng này để ngăn chặn khủng hoảng tiếp tục lan rộng. Chưa kể, cú sập của 3 ngân hàng khu vực tại Mỹ càng khiến hệ thống tài chính toàn cầu lâm vào rủi ro. Cụ thể, 3 ngân hàng là Silvergate, Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank đã bất ngờ sụp đổ chỉ trong gần 1 tuần. 


Sự sụp đổ của Credit Suisse có thể châm ngòi cho những biến động khác trên thị trường tài chính, bất chấp việc giới chức Thụy Sĩ đã làm trung gian để UBS mua lại nhà băng này, ngăn chặn khủng hoảng tiếp tục lan rộng
Sự sụp đổ của Credit Suisse có thể châm ngòi cho những biến động khác trên thị trường tài chính, bất chấp việc giới chức Thụy Sĩ đã làm trung gian để UBS mua lại nhà băng này, ngăn chặn khủng hoảng tiếp tục lan rộng

Liên quan đến vấn đề này, Guy Ellison - nhà phân tích của hãng quản lý tài sản Investec cho biết: “Nếu gặp 1-2 trục trặc thì có thể là do bạn xui xẻo, nhưng nếu những sự việc gây điều tiếng liên tiếp xảy ra, bạn nên nghi ngờ hệ thống liệu có đang bất ổn hay không”. Trước đó, Credit Suisse được Ủy ban Ổn định Tài chính phân loại là “ngân hàng có tầm quan trọng trong hệ thống toàn cầu”, bên cạnh 30 ngân hàng khác trên thế giới như JPMorgan Chase, Bank of America và Bank of China.

Vì thế, ông Andrew Kenningham của hãng phân tích Capital Economics cũng cảnh báo rằng: “Credit Suisse có sự liên kết chặt chẽ với hệ thống tài chính toàn cầu. Do đó, vấn đề của Credit Suisse không chỉ là vấn đề của Thụy Sĩ, nó còn là vấn đề toàn cầu”. Chưa kể, các ngân hàng của Thụy Sĩ cũng dần đánh mất đi hình ảnh về một tổ chức đáng tin cậy sau khi chính phủ nước này thực hiện tất cả những biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga. 

Cuối tháng 12 năm ngoái, Thụy Sĩ cho biết đã đóng băng tổng cộng 7,5 tỷ CHF (tương đương với 7,9 tỷ USD) tài sản của Nga theo các lệnh trừng phạt EU áp đặt lên Moscow. Dù thế nào đi chăng nữa, điều này cũng khiến cho vị thế của các ngân hàng Thụy Sĩ ngày càng suy yếu. Nhiều người Nga, Trung Quốc cùng với những khách hàng giàu có trên thế giới đã chuyển tiền của mình đến những khu vực pháp lý ít bị kiểm soát hơn, điển hình như Dubai. 

Liên quan đến vấn đề này, ban giám đốc của các ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ chia sẻ với Financial Times và cho biết, những khách hàng giàu có Trung Quốc ngày càng lo lắng về việc gửi tiền tại Thụy Sĩ; họ sợ sẽ rơi vào tình cảnh tương tự người Nga trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và phương Tây đang ngày càng leo thang. 

Cụ thể, một giám đốc giám sát hoạt động châu Á của một nhà băng cho biết: “Chúng tôi không chỉ cảm thấy ngạc nhiên mà còn bị sốc khi Thụy Sĩ đã quyết định từ bỏ vị thế trung lập của mình. Tôi có số liệu thống kê về việc hàng trăm khách hàng từng tìm cách mở tài khoản ở những nhà băng Thụy Sĩ, nhưng giờ thì không”. 


Theo một số ngân hàng Thụy Sĩ, họ đã phải khốn đốn trong việc xử lý hậu quả trong bối cảnh mối quan hệ quốc tế với Trung Quốc ngày càng xấu đi, tìm cách bảo vệ và trấn an những khách hàng giàu có này
Theo một số ngân hàng Thụy Sĩ, họ đã phải khốn đốn trong việc xử lý hậu quả trong bối cảnh mối quan hệ quốc tế với Trung Quốc ngày càng xấu đi, tìm cách bảo vệ và trấn an những khách hàng giàu có này

Cũng theo một số ngân hàng Thụy Sĩ, họ đã phải khốn đốn trong việc xử lý hậu quả trong bối cảnh mối quan hệ quốc tế với Trung Quốc ngày càng xấu đi, đồng thời tìm cách bảo vệ và trấn an những khách hàng giàu có này. Về lâu dài, 2 cuộc khủng hoảng nói trên sẽ càng khiến nhiều người giàu có trên thế giới cảm thấy băn khoăn, e dè về danh tiếng cũng như độ tin cậy của các ngân hàng Thụy Sĩ.

Hiện tại, vị thế của các ngân hàng Thụy Sĩ cũng đang bị lung lay. Không biết khi nào họ mới trở lại được thời kỳ hoàng kim, một lần nữa được coi là những chiếc “Rolls-Royce của ngành tài chính thế giới”.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

8 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

8 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

8 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

8 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước