meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Credit Suisse rơi vào khủng hoảng: Kêu cứu NHTW Thuỵ Sĩ, nhà đầu tư hoang mang

Thứ năm, 16/03/2023-10:03
Những rắc rối âm ỉ kéo dài ở Credit Suisse đã châm ngòi bùng nổ thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong ngày 15/3 vừa qua. Cả cổ phiếu và trái phiếu của ngân hàng này đồng loạt lao dốc, trong khi một số ngân hàng lớn nhất thế giới cũng đang nỗ lực chạy đua để bảo vệ tài sản của mình khỏi nguy cơ sụp đổ. 

Credit Suisse hoảng loạn, kêu cứu NHTW Thuỵ Sĩ

Theo Financial Times, Credit Suisse (CS) mới đây đã kêu gọi NHTW Thuỵ Sĩ (SNB) thể hiện sự hỗ trợ công khai trong bối cảnh cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm mạnh 30% trong phiên giao dịch ngày 15/3. Giá trái phiếu tụt đến mức thể hiện rõ sự căng thẳng tài chính của Credit Suisse đang ở mức nghiêm trọng. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, hiếm khi có tình trạng này xảy ra ở một ngân hàng lớn trên toàn cầu.

Được biết, yêu cầu được Credit Suisse đưa ra khi cổ phiếu của nhà băng lớn thứ 2 Thụy Sĩ đã giảm xuống mức đáy là 1,56 franc. Trước đó, làn sóng bán tháo mạnh mẽ cũng khiến cho cổ phiếu này bị tạm dừng giao dịch. Không lâu sau đó, SNB đã nhanh chóng phát đi thông báo, cho biết tình hình vốn tại Credit Suisse vẫn ổn định và nếu cần thiết, NHTW sẽ sẵn sàng bơm thanh khoản. 


Theo Financial Times, Credit Suisse (CS) mới đây đã kêu gọi NHTW Thuỵ Sĩ (SNB) thể hiện sự hỗ trợ công khai trong bối cảnh cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm mạnh 30% trong phiên giao dịch ngày 15/3. Ảnh minh họa
Theo Financial Times, Credit Suisse (CS) mới đây đã kêu gọi NHTW Thuỵ Sĩ (SNB) thể hiện sự hỗ trợ công khai trong bối cảnh cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm mạnh 30% trong phiên giao dịch ngày 15/3. Ảnh minh họa

Sau vụ ngân hàng SVB tại Mỹ sụp đổ cộng thêm việc Chủ tịch Ngân hàng Quốc gia Arab Saudi - người nắm giữ 10% cổ phần, từ chối đầu tư thêm vào Credit Suisse - đã khiến giá cổ phiếu của Credit Suisse lao dốc không phanh. Mới vài tháng trước, CS đã huy động được thêm 4 tỷ franc nhưng vốn hóa của ngân hàng này hiện đã giảm xuống dưới mức 7 tỷ franc (tương đương 7,6 tỷ USD).

Vào thứ Tư tuần này, chênh lệch trên các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng với kỳ hạn 5 năm của ngân hàng này đã tăng lên con số 565 điểm cơ bản, từ mức 350 điểm vào hồi đầu tháng.

Trong một diễn biến khác, NHTW châu Âu (ECB) cũng đã yêu cầu những nhà cho vay của EU kê khai các khoản có liên quan đến Credit Suisse. Theo như tiết lộ của một nguồn tin thân cận, ECB đã liên tục tranh luận về những ưu điểm và nhược điểm đối với việc đưa ra thông báo một cách công khai, mục đích là nỗ lực xoa dịu tình hình. Tuy nhiên, ECB vẫn quyết định không lên tiếng do lo ngại thị trường sẽ thêm hoang mang và hoảng loạn. 

Rung chuyển thị trường tài chính

Cùng lúc với các thông tin trên, nhiều ngân hàng giao dịch với Credit Suisse cũng đã nhanh chóng tiến hành mua các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng. Do đó, các ngân hàng đối tác sẽ được bồi thường trong trường hợp cuộc khủng hoảng của Credit Suisse càng thêm nghiêm trọng và tồi tệ.  


Vào thứ Tư tuần này, chênh lệch trên các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng với kỳ hạn 5 năm của ngân hàng này đã tăng lên con số 565 điểm cơ bản, từ mức 350 điểm vào hồi đầu tháng
Vào thứ Tư tuần này, chênh lệch trên các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng với kỳ hạn 5 năm của ngân hàng này đã tăng lên con số 565 điểm cơ bản, từ mức 350 điểm vào hồi đầu tháng

BNP Paribas của Pháp càng lo xa hơn, họ thông báo cho khách rằng sẽ không chấp nhận những yêu cầu tiếp quản hợp đồng phái sinh nếu như Credit Suisse là phía đối tác, Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết. Ngoài ra, nhiều ngân hàng Mỹ trong suốt nhiều tháng qua đã thực hiện các bước nhằm giảm dần mức độ tiếp xúc với “ông lớn” ngân hàng Thụy Sĩ vì lo ngại rủi ro đến từ một loạt các bê bối của Credit Suisse.

Có thể nói, cuộc khủng hoảng tại Credit Suisse đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển. Các nhà chức trách của nước này đã tìm cách để ngăn chặn tối đa các thiệt hại có thể xảy ra. Họ đưa ra một tuyên bố chắc nịch, cam kết sẽ cung cấp tài chính khẩn cấp cho Credit Suisse nếu cần thiết. 

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với Bloomberg, ông Mark Heppenstall - Chủ tịch của Penn Mutual Asset Management - cho biết: “Mức độ bán tháo đã phần nào thể hiện một cuộc khủng hoảng niềm tin vào Credit Suisse. Mọi người đang nỗ lực tìm các cách khả thi để có thể bảo vệ mình”.

Tâm lý hoảng loạn vào hôm 15/3 vừa qua đã bị châm ngòi bởi một tuyên bố đến từ Ngân hàng Quốc gia Arab Saudi - cổ đông lớn nhất của Credit Suisse. Cụ thể, ông Ammar Al Khudairy - Chủ tịch ngân hàng - khi được hỏi liệu có muốn đầu tư thêm tiền vào Credit Suisse hay không, ông đã trả lời “rõ ràng là không”. 

Thông tin trên dù không mới, bởi suốt một thời gian qua Ngân hàng Quốc gia Arab Saudi luôn duy trì lập trường này; song nó lại đủ sức khiến cho các nhà đầu tư vốn đã hoang mang lại càng thêm lo lắng sau khi cả 3 ngân hàng của Mỹ đều đã sụp đổ chỉ trong vài ngày ngắn ngủi.

Sau đó, cả cổ phiếu và trái phiếu của Credit Suisse đều giảm mạnh. Các nguồn tin cho biết, số lượng yêu cầu mua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng một năm hiện đã vượt hợp đồng dài hạn, bởi các ngân hàng đều đang muốn tìm cho mình một lá chắn trong tương lai gần.


Sau thông báo của chính phủ Thụy Sỹ, các chứng chỉ lưu ký tại Mỹ của Credit Suisse đã hồi phục được một phần; tuy nhiên chúng vẫn giảm 14% sau khi kết thúc phiên giao dịch ở New York. Ảnh: Doanhnhan.vn
Sau thông báo của chính phủ Thụy Sỹ, các chứng chỉ lưu ký tại Mỹ của Credit Suisse đã hồi phục được một phần; tuy nhiên chúng vẫn giảm 14% sau khi kết thúc phiên giao dịch ở New York. Ảnh: Doanhnhan.vn

Sau thông báo của chính phủ Thụy Sỹ, các chứng chỉ lưu ký tại Mỹ của Credit Suisse đã hồi phục được một phần; tuy nhiên chúng vẫn giảm 14% sau khi kết thúc phiên giao dịch ở New York. Phần còn lại của lĩnh vực ngân hàng cũng không thoát khỏi bóng tối bao phủ. Cụ thể, cổ phiếu của Morgan Stanley cùng với Citigroup đều đã giảm hơn 5%. Trong khi đó, cổ phiếu của JPMorgan Chase và Goldman Sachs, còn có cả Wells Fargo đều đã giảm hơn 3%.

Những vấn đề mới nhất ập đến với gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ đã khơi dậy làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ và châu Âu - lĩnh vực vốn đã quay cuồng suốt cả tuần trước vì ngân hàng SVB sụp đổ. Cụ thể, cổ phiếu BNP Paribas đã giảm 9%, Société Générale mất đi 11%. Ngoài ra, Deutsche Bank và Barclays đều giảm 7% trong khi ING đã giảm 8%. Chỉ số Stoxx 600 cũng đã mất 2,4% trong phiên giao dịch ngày 15/3.

Đà bán tháo hiện đang lan rộng sang chứng khoán Mỹ, kéo theo S&P 500 giảm 1,8%. Không những thế, cổ phiếu của các ngân hàng lớn trên Phố Wall đều giảm mạnh. Như đã nói ở trên, Citigroup đã sụt 5% còn JPMorgan giao dịch thấp hơn 4,6%. Các ngân hàng khu vực như First Republic Bank cùng PacWest đã lần lượt giảm 13% và 14%.


Những vấn đề mới nhất ập đến với gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ đã khơi dậy làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ và châu Âu - lĩnh vực vốn đã quay cuồng suốt cả tuần trước vì ngân hàng SVB sụp đổ. Ảnh minh họa
Những vấn đề mới nhất ập đến với gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ đã khơi dậy làn sóng bán tháo cổ phiếu ngân hàng tại Mỹ và châu Âu - lĩnh vực vốn đã quay cuồng suốt cả tuần trước vì ngân hàng SVB sụp đổ. Ảnh minh họa

Các nhà đầu tư nhận định, những vấn đề đang xảy ra tại Credit Suisse giống như một lời nhắc nhở cho các ngân hàng tại châu Âu rằng, cũng có một lượng lớn danh mục trái phiếu đã và đang bị ảnh hưởng từ lãi suất tăng cao.

Nhà đầu tư bất an

Tất cả những diễn biến tiêu cực ở trên đều cho thấy một điều quan trọng rằng, các nhà đầu tư toàn cầu đang đứng ngồi không yên trước số phận của Credit Suisse. Rộng hơn nữa, nền kinh tế toàn cầu đang rung lắc dữ dội trong bối cảnh nhiều ngân hàng trung ương đang tìm cách để kiềm chế lạm phát.

Nỗi lo sợ suy thoái kinh tế đã khiến cho giá dầu thô tại Mỹ giảm xuống dưới mức 70 USD/thùng, lần đầu tiên ghi nhận con số này kể từ năm 2021. Giữa thời điểm hỗn loạn, các nhà đầu tư lại càng thêm bất an trước những điều bất ổn của hệ thống ngân hàng đang bắt đầu gây hại cho thị trường vốn đồng USD.


Các nhà đầu tư nhận định, những vấn đề đang xảy ra tại Credit Suisse giống như một lời nhắc nhở cho các ngân hàng tại châu Âu rằng, cũng có một lượng lớn danh mục trái phiếu đã và đang bị ảnh hưởng từ lãi suất tăng cao. Ảnh minh họa
Các nhà đầu tư nhận định, những vấn đề đang xảy ra tại Credit Suisse giống như một lời nhắc nhở cho các ngân hàng tại châu Âu rằng, cũng có một lượng lớn danh mục trái phiếu đã và đang bị ảnh hưởng từ lãi suất tăng cao. Ảnh minh họa

Liên quan đến vấn đề này, ông Scott Kimball, Giám đốc bộ phận thu nhập cố định tại Loop Capital Asset Management, chia sẻ: “Không giống như những ngân hàng khu vực đã sụp đổ ở Mỹ, Credit Suisse của Thụy Sĩ là một tổ chức ngân hàng vô cùng quan trọng với hệ thống tài chính toàn cầu”.

Đồng thời, Giám đốc bộ phận thu nhập cố định tại Loop Capital Asset Management cũng nói thêm rằng: “Những vấn đề dai dẳng tại Credit Suisse đã và đang gây ra những rắc rối ngày một lớn hơn cho thị trường tín dụng. Trong khi đó, ban lãnh đạo của Credit Suisse dường như không thể điều khiển con tàu của mình đi đúng hướng”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước