meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau vụ SVB sụp đổ, người có tiền gửi tại ngân hàng Việt Nam được bảo vệ như nào?

Thứ tư, 15/03/2023-15:03
Vụ Ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ sụp đổ đã khiến tâm lý của người gửi tiền tại Việt Nam không khỏi lo lắng, tuy nhiên các ngân hàng tại Việt Nam không bị ảnh hưởng từ vụ việc này bởi có hành lang pháp lý vững chắc bảo vệ người gửi tiền. 

Ngân hàng SVB đóng cửa

Sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng Mỹ trong thời gian ngắn, đặc biệt là sự sụp đổ của Silicon Valley Bank vừa qua tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế tài chính toàn cầu. Cụ thể, vào ngày 10/3, Cục Bảo vệ và Đổi mới Tài chính California tuyên bố đóng cửa ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), đồng thời giao Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) quản lý tài sản. FDIC nhanh chóng thành lập Ngân hàng Bảo hiểm Tiền gửi Quốc gia Santa Clara (DINB), một ngân hàng bắc cầu, để trực tiếp xử lý các khoản tiền gửi được bảo hiểm của SVB.

Theo đó, tất cả người gửi tiền tại ngân hàng SVB được bảo vệ hoàn toàn, với hạn mức bảo hiểm thông thường của FDIC là 250.000 USD/người/loại tài khoản tại mỗi ngân hàng (mỗi người có thể có nhiều tài khoản).

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết: “Tức là, những người nào gửi tiền dưới mức 250.000 USD thì nhận được hoàn toàn số tiền bồi thường tối đa là 250.000 USD; còn mức tiền gửi trên 250.000 USD thì trước hết, họ được FDIC bồi thường 250.000 USD, phần còn lại phải đợi ngân hàng được thanh lý. Nếu thanh lý còn tiền, FDIC mới trả tiếp số tiền còn lại theo tình hình tài chính sau thanh lý”.


Người gửi tiền tại SVB được nhận bảo hiểm tiền gửi 250.000 USD.
Người gửi tiền tại SVB được nhận bảo hiểm tiền gửi 250.000 USD.

Tổng tài sản tính đến cuối năm 2022 của SVB ước đạt 209 tỷ USD với tổng giá trị tiền gửi lên đến 175 tỷ USD. Được biết, tỷ lệ tiền gửi nằm ngoài diện được bảo hiểm, có nghĩa là giá trị lớn hơn 250.000 USD tại ngân hàng này dao động 90 - 96%. 

Sau 2 ngày tuyên bố đóng cửa, đến ngày 12/3, nhằm trấn an người gửi tiền tại SVB, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Chủ tịch Fed Jerome Powell và Chủ tịch FDIC Martin J. Gruenberg lên tiếng cam kết đảm bảo toàn bộ tiền gửi của khách hàng tại nhà băng này, bao gồm cả các khoản không được bảo hiểm. Tất cả người gửi tiền được bảo hiểm được tiếp cận khoản tiền được bảo hiểm chậm nhất vào ngày 13/3. 

Đối với nhóm khách hàng nằm ngoài diện được bảo hiểm sẽ nhận chứng chỉ tiếp nhận tiền gửi đối với số tiền còn lại trong tài khoản không được bảo hiểm. FDIC sẽ thanh toán cho người gửi sau khi bán tài sản của nhà băng. 

Bảo hiểm tiền gửi tối đa 125 triệu đồng

Có thể thấy, bảo hiểm tiền gửi chính là “cứu cánh” cho người gửi tiền tại các ngân hàng trong trường hợp ngân hàng phá sản. Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với tổ chức tham gia về việc trả tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia bị chấm dứt hoạt động và không có khả năng thanh toán cho người gửi tiền.

Trong trường hợp của SVB, là ngân hàng đổ vỡ đầu tiên trong năm nay và là vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Mỹ nếu xét theo quy mô tài sản lẫn tiền gửi. Trong trường hợp không ngân hàng nào đứng ra mua lại và tiếp nhận tài sản và nghĩa vụ nợ thì FDIC là tổ chức đứng ra giải quyết các khoản tiền gửi trong ngân hàng. 

Nếu không xét đến giá trị đồng USD, hạn mức bảo hiểm tiền gửi tại Mỹ đã tăng 100 lần từ lần đầu tiên xuất hiện. Số tiền được bảo hiểm tiêu chuẩn hiện nay là 250.000 USD cho mỗi người gửi tiền, mỗi ngân hàng được bảo hiểm và mỗi loại tài sản sở hữu. Người gửi tiền cũng không phải mua bảo hiểm do trách nhiệm này thuộc về ngân hàng tham gia.


Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi đã được quy định tại Quyết định 32 tối đa 125 triệu đồng. 
Hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi đã được quy định tại Quyết định 32 tối đa 125 triệu đồng. 

Còn tại Việt Nam, hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi đã được quy định tại Quyết định 32. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi ngân hàng phá sản là 125 triệu đồng.

Có thể hiểu, nếu bất kỳ ngân hàng nào tại Việt Nam phá sản thì người gửi tiền sẽ nhận được tối đa 125 triệu đồng tiền bảo hiểm tiền gửi dành cho số tiền gửi dưới 125 triệu đồng. Đối với số tiền gửi trên 125 triệu đồng, ngoài mức bồi thường 125 triệu đồng, thì người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.

Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu thông tin, bảo hiểm tiền gửi là quy định nên người gửi tiền tại các ngân hàng không được mua thêm bảo hiểm tiền gửi. 
"Bảo hiểm tiền gửi đại diện cho quốc gia. Ở Mỹ, dù công ty bảo hiểm là tư nhân, nhưng thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ liên bang. Ở Việt Nam, quy định này cũng do Chính phủ quyết định”, ông Hiếu lý giải.

Tại Việt Nam, Điều 17 Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 đã trở thành cơ sở để thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nội dung Điều 17 quy định “Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức bảo toàn tiền gửi hoặc bảo hiểm tiền gửi”.

Đến cuối năm 1999, Chính phủ ký Quyết định 218/1999/QĐ-TTg thành lập tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính - ngân hàng và đóng góp vào việc nâng cao niềm tin của công chúng. Đến nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức duy nhất triển khai bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam. 


Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Tổ chức tài chính Nhà nước này hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, có nhiệm vụ chính là cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các khoản tiền gửi của người dân tại các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm. Tổ chức này hoạt động với mục đích bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quy định chế độ tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tổ chức này được miễn nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật. Thủ tướng là người quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước. 

Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và Điều 4 Nghị định 68/2013/NĐ-CP, các tổ chức phải tham gia bảo hiểm tiền gửi gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân bằng Đồng Việt Nam. Riêng Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi, gồm 1.181 quỹ tín dụng nhân dân, 97 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 1 ngân hàng hợp tác xã và 4 tổ chức tài chính vi mô.

Từ ngày 12/12/2021, áp dụng Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg, số tiền tối đa công ty bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản, tuy nhiên Việt Nam vẫn chưa từng có tiền lệ ngân hàng phá sản. Cơ quan quản lý thường áp dụng phương án xử lý ngân hàng yếu kém thông qua nghiệp vụ kiểm soát đặc biệt hoặc mua lại bắt buộc.


Việt Nam chưa có trường hợp ngân hàng nào phá sản.
Việt Nam chưa có trường hợp ngân hàng nào phá sản.

Người gửi tiền tại ngân hàng Việt Nam không bị ảnh hưởng

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá sự việc SVB sụp đổ sẽ không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam. Sự việc này sẽ có thêm nhiều biến động trên thị trường tiền tệ và tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến các sự kiện địa chính trị phức tạp, lạm phát cao trên thế giới, tăng trưởng chậm lại của khu vực dịch vụ, sức tiêu dùng suy giảm và lãi suất tăng cao ảnh hưởng đến đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, Việt Nam hoàn toàn vẫn còn dư địa để phát triển và đạt tăng trưởng kinh tế tốt hơn. 

Đồng quan điểm, Chuyên gia kinh tế tài chính TS Bùi Kiến Thành cho rằng, sự việc sụp đổ của ngân hàng SVB không ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng và các hoạt động kinh tế tài chính khác tại Việt Nam. 

Theo ông Thành, từ năm 2014 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã quản lý tốt hoạt động của các ngân hàng, gồm cả những ngân hàng chưa thực sự bền vững. 
“Những ngân hàng chưa bền vững sẽ được đưa vào danh sách các ngân hàng cần được theo dõi, kiểm soát", ông Thành nói.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

2 ngày trước