meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhìn nhận về thị trường bất động sản từ vụ sụp đổ ngân hàng ở Mỹ

Thứ sáu, 31/03/2023-20:03
Gần đây, một số ngân hàng vừa và nhỏ ở Mỹ liên tục sụp đổ làm dấy lên những lo ngại về khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính cũng như tác động tiêu cực tới ngành bất động sản. Tuy nhiên, Công ty tư vấn bất động sản Cushman & Wakefield lại cho thấy chỉ có 3 ngân hàng thất bại và đều thuộc những trường hợp cá biệt. Vì thế sự việc này không đồng nghĩa sẽ gây ra khủng hoảng.

Theo VnEconomy, Mỹ có 4.236 ngân hàng thương mại được bảo trợ bởi Công ty Bảo hiểm tiền gửi ký thác Liên bang Mỹ (FDIC), chỉ 3 trong số đó sụp đỏ là Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate Bank. Hơn nữa, phần lớn những ngân hàng khác có danh mục đầu tư cân bằng hơn và không phục thuộc nhiều vào một lĩnh vực. 

Ba ngân hàng Mỹ vừa sụp đổ chủ yếu đã tập trung khoản tiền gửi và cho vay đối với các lĩnh vực như tiền điện tử (ngân hàng Signature và ngân hàng Silvergate, First Republic Bank), công nghệ (ngân hàng Silicon Valley). Có khả năng sẽ có một số ngân hàng nữa chịu áp lực từ các vấn đề về thanh khoản. Tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại thì chỉ có 3 ngân hàng thất bại và đều thuộc những trường hợp cá biệt. Do đó sự việc này không đồng nghĩa với việc sẽ xảy ra khủng hoảng. 

Hệ thống ngân hàng trải qua các cuộc cải tổ lớn

Bức tranh về một cuộc khủng hoảng chưa thể hiện rõ ràng, nhưng việc những cơ quan quản lý đang can thiệp sâu hơn có khả năng sẽ giúp ngăn chặn hậu quả lan rộng. Trong lịch sử ngành ngân hàng Mỹ, có hai vụ nhà băng phá sản là SVB và Signature Bank đã đại diện cho cuộc sụp đổ lớn thứ 2 và thứ 3 (sau Washington Mutual). 


hHệ thống tài chính hiện tại vững vàng hơn nhiều thời kỳ Đại khủng hoảng Tài chính
hHệ thống tài chính hiện tại vững vàng hơn nhiều thời kỳ Đại khủng hoảng Tài chính

Tuy nhiên, tài sản của hai nhà băng này lần lượt là 209 tỷ USD và 118 tỷ USD, vẫn ít hơn nhiều so với những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, khi mà 4 ngân hàng lớn nhất của họ sở hữu tới hơn 9 nghìn tỷ USD. Trở lại cuộc Đại khủng hoảng Tài chính trong lịch sử, ngay đến các ngân hàng lớn nhất cũng phải chịu nhiều áp lực. Nhưng ở lần này, thử thách cấp bách lại tập trung vào các ngân hàng đa quốc gia. 

Nền tảng kinh tế hiện tại mạnh hơn nhiều so với giai đoạn Đại khủng hoảng Tài chính khi mà làn sóng đầu tiên của ngành ngân hàng và phi ngân hàng nổ ra. Ở thời điểm đó, nước Mỹ rơi vào suy thoái trầm trọng khi ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ. Fed công bố đợt nới lỏng tiền tệ lần đầu tiên và tỷ lệ thất nghiệp khi đó tăng từ 4,7% lên 8%. Còn hiện tại, Mỹ vẫn đang tạo được việc làm, tỷ lệ thất nghiệp của họ chỉ ở mức 3,6% tính tới tháng 2/2023, gần mức thấp nhất mọi thời đại. 

Ở thời điểm này, hệ thống tài chính vững vàng hơn nhiều thời kỳ Đại khủng hoảng Tài chính. Thực tế, để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì hệ thống ngân hàng Mỹ đã trải qua những lần cải tổ lớn để điều tương tự sẽ không lặp lại. Các ngân hàng đã được vốn hóa nhiều hơn và bảo vệ tốt hơn cho những tình huống xấu.

Chẳng hạn như kết quả kiểm tra căng thẳng Dodd Frank trong năm 2022/Kiểm định Stress test (Dodd and Frack Act Stress Test 2022 result) chỉ ra rằng những ngân hàng lớn, cụ thể là các ngân hàng quan trọng có thể gây ảnh hưởng lên toàn hệ thống, có đủ vốn để bù vào khoản lỗ hơn 600 tỷ USD (trong đó 75,4 tỷ USD đổ vào bất động sản thương mại). Các tỷ lệ vốn tổng hợp trong năm ngoái đều vượt qua ngưỡng quy định tối thiểu ở mức thấp nhất. 


Cơ quan chính sách Quản lý lúc này đã có động thái phản ứng nhanh nhạy
Cơ quan chính sách Quản lý lúc này đã có động thái phản ứng nhanh nhạy

Cơ quan chính sách Quản lý lúc này đã có động thái phản ứng nhanh hơn thời Đại khủng hoảng Tài chính. Ngày 10/3/2023 khi SVB chính thức sụp đổ, thì chỉ 2 ngày sau, Bộ Tài chính và Cục Quỹ/Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã nhanh chóng thiết lập một cơ sở tín dụng cấp một khoản/hạn mức tín dụng khẩn cấp cho những ngân hàng gặp vấn đề về thanh khoản (có tên gọi là Cơ sở tài trợ Hạn mức tín dụng/Khoản vay có kỳ hạn cho ngân hàng). Nhờ vào đó đã bảo vệ được tất cả các khoản tiền gửi và củng cố niềm tin ban đầu cho thị trường. 

Theo công bố của Fed, chương trình lịch sử này sẽ xác lập lại các ngân hàng có thể đối mặt và giải quyết được những cuộc khủng hoảng về thanh khoản do rủi ro lãi suất gây nên. Hơn nữa, FDIC cũng đã tiến hành các hoạt động thanh lý bình thường, có trật tự, tương tự như trong bất kỳ vụ đổ vỡ khác.

Hàng loạt thách thức trước mắt các doanh nghiệp bất động sản

Sự sụp đổ liên tiếp của Silicon Valley Bank (SVB), Signature Bank và Silvergate vừa qua đã làm giới chức hoạch định chính sách quốc tế phải chuyển qua “chế độ chữa cháy” khi mà các nhà đầu tư lo lắng về khả năng lây lan từ những cuộc đổ vỡ này. Hiện có rất nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng trung ương các nước có thể phải giảm hoặc đảo ngược việc tăng lãi suất mạnh nhằm ngăn chặn bất ổn.

Những thất bại gần đây của 3 ngân hàng kể trên không liên quan tới tín dụng
Những thất bại gần đây của 3 ngân hàng kể trên không liên quan tới tín dụng

Các vấn đề hiện tại mang áp lực đến với một số ngân hàng xuất phát từ những rủi ro lãi suất đối với các tài sản giữ đến ngày đáo hạn, không liên quan tới hiệu quả danh mục tín dụng hay dư nợ cho vay của họ. Ngược lại, ở thời kỳ Đại khủng hoảng tài chính, các nhà băng lại phải đối diện với cuộc khủng hoảng tín dụng thông qua thị trường nợ lớn nhất và quan trọng nhất - Cụ thể là những khoản thế chấp nhà ở của các hộ gia đình. 

Hai thách thức này rất khác nhau, với các nguyên nhân cơ bản cũng rất khác nhau. Trong khi chu kỳ tín dụng đang xảy ra và trong giai đoạn đầu, những thất bại gần đây của 3 ngân hàng kể trên không liên quan tới tín dụng, thay vào đó là liên quan đến sự phân nhánh của môi trường lãi suất và tác động tới giá trị trái phiếu và chứng khoán

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Siêu" dự án gần 60.000 tỷ của "đại bàng" Malaysia được Chính phủ tháo gỡ khó khăn

Xu hướng dịch chuyển nhà ở sang các đô thị vệ tinh

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Tin mới cập nhật

Chuyên gia phong thủy chỉ ra 3 vị trí xấu, nhà chật hẹp đến mấy cũng không nên đặt bàn thờ

7 giờ trước

Môi giới bất động sản “tung chiêu lừa” chốt sale cận Tết

7 giờ trước

Hà Nội: Loạt nhà siêu mỏng, siêu méo tại quận Đống Đa sẽ bị giải tỏa trong năm 2025

7 giờ trước

Hơn 3.200 doanh nghiệp địa ốc quay lại thị trường: Tăng lượng, có tăng chất?

7 giờ trước

Meey Group xây dựng hệ thống quản trị, vận hành chuyên nghiệp với BSC/KPI

1 ngày trước