meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Startup công nghệ Ấn Độ sẵn sàng quay lại "cuộc đua" IPO

Thứ hai, 23/10/2023-10:10
Ở Ấn Độ, trong khi các nhà quản lý trong nước thận trọng trong việc hỗ trợ những dự án mạo hiểm còn non trẻ đang trên đà thua lỗ, các quỹ nước ngoài đang tận dụng cơ hội để đầu tư vào một trong những thị trường công nghệ hàng đầu châu Á này.

Theo Vneconomy, Financial Times cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại đang nắm giữ 33,3% nguồn vốn đầu tư của startup hàng đầu về dịch vụ giao đồ ăn Zomato, 22,&% công ty hậu cần Delhivery cùng với 16,8% nhà cung cấp dịch vụ tài chính Paytm. Bên cạnh đó thì thị phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong công ty khởi nghiệp bảo hiểm Policybazaar ghi nhận đã tăng gấp đôi lên gần 30%. 

Để có thể thấy rõ được sự khác biệt, đối chiếu với những con số này ở trong tháng 6 thì thị phần vốn đầu tư nước ngoài lần lượt là 9,9% ở  Zomato, 14,6% ở Delhivery, 3,5% ở Paytm, 15,4% ở Policybazaar. Theo các nhà phân tích, sự thay đổi lớn này cho thấy được các nhà đầu tư ở nước ngoài đang có xu hướng đặt niềm tin vào các công ty đã IPO ở Ấn Độ được định giá cao mặc dù đang thua lỗ, trong khi đó thì các nhà đầu tư Ấn Độ lại dè dặt với các dự án đầu tư đang mạo hiểm như thế. 


Financial Times cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại đang nắm giữ 33,3% nguồn vốn đầu tư của startup hàng đầu về dịch vụ giao đồ ăn Zomato, 22,&% công ty hậu cần Delhivery cùng với 16,8% nhà cung cấp dịch vụ tài chính Paytm
Financial Times cho biết, các nhà đầu tư nước ngoài hiện tại đang nắm giữ 33,3% nguồn vốn đầu tư của startup hàng đầu về dịch vụ giao đồ ăn Zomato, 22,&% công ty hậu cần Delhivery cùng với 16,8% nhà cung cấp dịch vụ tài chính Paytm

Kranthi Bathini - là Giám đốc chiến lược vốn cổ phần tại công ty tư vấn WealthMills Securities nói rằng: “Các nhà đầu tư nước ngoài đang rất hào hứng với triển vọng đang ngày càng tăng của nền kinh tế Ấn Độ, về lâu dài thì họ nhận thấy được các công ty này có vẻ rất hứa hẹn. Họ cũng quen với việc nhìn thấy được thời kỳ khủng hoảng của các doanh nghiệp như thế ở nước ngoài hơn là những nhà đầu tư trong nước”. 

Có một số công ty Ấn Độ đang rục rịch IPO

Ghi nhận, một số công ty có giá trị lớn như nhà bán lẻ đồ chăm sóc trẻ em FirstCry, công ty khởi nghiệp khách sạn Oyo và nhà bán lẻ kính mắt Lenskart hay công ty di động Ola và công ty giao đồ ăn Swiggy đã khôi phục kế hoạch IPO của mình. Và nhà cung cấp dịch vụ tài chính Navi cũng như thương hiệu hàng tiêu dùng Mamaearth đã  nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý để tiến hành IPO.

Vào năm 2022, những công ty khởi nghiệp này đã buộc phải hoãn kế hoạch niêm yết ở trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy thoái bởi chiến sự Nga - Ukraine cùng với lãi suất tăng mạnh của các ngân hàng trung ương ở trên thế giới. Và triển vọng của họ cũng bị ảnh hưởng bởi sự thờ ơ của các nhà đầu tư trước tình trạng các công ty công nghệ niêm yết liên tục thua lỗ ở trong thời điểm đó. Ví dụ như cổ phiếu của Zomato, Paytm cùng với Policybazaar đã chạm mức thấp nhất mọi thời đại vào năm 2022. 

Hiện nay, các công ty khởi nghiệp sắp IPO đang hy vọng tận dụng được sự hồi phục của thị trường trong nước với tốc độ tăng trưởng vượt trội hơn so với các nước châu Á như là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines trong khi đó Trung Quốc có dấu hiệu rơi vào tình trạng suy thoái.

Có thể thấy, dòng vốn nước ngoài sẽ rất quan trọng đối với một số đợt IPO của những công ty Ấn Độ, đáng chú ý là các công ty lớn như là  Oyo, Firstcry, Swiggy. Và họ đặt mục tiêu huy động dao động từ 500 triệu USD đến 1 tỷ USD theo các giám đốc điều hành biết về những kế hoạch của họ. 


Có một số công ty Ấn Độ đang rục rịch IPO
Có một số công ty Ấn Độ đang rục rịch IPO

Vào năm 2021, IPO ở Ấn Độ đạt đỉnh điểm, khi mà 63 công ty niêm yết ở trên sàn giao dịch chứng khoán, huy động được 1,18 nghìn tỷ Rs (hơn 1,2 tỷ USD). Có hơn 59 doanh nghiệp quy mô nhỏ được niêm yết ở trên các sàn giao dịch được dành cho hoạt động kinh doanh với quy mô huy động dưới 250 triệu Rs (Hơn 3 triệu USD). Cũng được mệnh là danh sách SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) thì các đợt IPO này đã huy động được 7,46 tỷ Rs (~90 triệu USD). 

Còn về số lượng giao dịch, những đợt chào bán công khai năm nay chỉ yếu là những đợt niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng theo nền tảng dữ liệu Prime Database cho thấy, từ tháng 1 đến tháng 8, có đến 99 đợt IPO trong số này đã huy động được con số 24,5 tỷ Rs. Cũng trong thời gian đó thì 22 công ty niêm yết ở trên các sàn giao dịch chính, huy động được 150,5 tỷ Rs (249 triệu USD).

Cũng trong năm 2023, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất của Ấn Độ tính đến thời điểm hiện tại ghi nhận là đợt IPO trị giá 43,2 tỷ Rs (525 triệu USD) của Mankind Pharma.

Đâu là thời điểm vàng của các nhà đầu tư nước ngoài?

Abhishek Basumallick - là cố vấn trưởng về vốn cổ phần tại công ty đầu tư Intelsense nói rằng, các nhà đầu tư nước ngoài khao khát những công ty khởi nghiệp thua lỗ hay có lợi nhuận nhẹ bởi vì lợi ích về chi phí vốn hợp lý cùng với đó là lợi nhuận đáng kỳ vọng. 

Người này nois rằng: “Nếu như một quỹ nhận tiền từ các nhà đầu tư Ấn Độ và kỳ vọng về lợi nhuận cao hơn so với quỹ huy động tiền từ những thị trường phương Tây”. Ông nói thêm rằng: “Kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài thấp hơn vì ở thị trường trong nước, lợi nhuận thậm chí còn thấp hơn, ít nhất là cho đến đợt tăng lãi suất gần đây”. 


Đâu là thời điểm vàng của các nhà đầu tư nước ngoài?
Đâu là thời điểm vàng của các nhà đầu tư nước ngoài?

Những tổ chức nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào Ấn Độ khi mà họ chuyển sang những thị trường mới nổi nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận sinh lời sau khi ngân hàng trung ương tiến hành tạm dừng cỗ máy tăng lãi suất của họ. Và khoản đầu tư của họ vào cổ phiếu Ấn Độ từ tháng 1 cho đến tháng 8 đứng ở ngưỡng 1,35 nghìn tỷ Rs (16 nghìn tỷ USD). 

Prime Database thông tin, những tổ chức nước ngoài trong tháng 6 ghi nhận chiếm 37,85% lượng chuyển nhượng tự do của thị trường vốn Ấn Độ, trong khi đó thì các nhà đầu tư trong nước nắm giữ 32,1%. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 giờ trước

Nvidia mở rộng tuyển dụng tại Việt Nam: Cơ hội cho lao động công nghệ

1 giờ trước

Năm mới Ất Tỵ 2025: Những điều cần biết về phong thủy nhà ở để hút tài lộc, vượng khí

1 giờ trước

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

1 giờ trước

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

1 giờ trước