Sở đoản là gì? Cách trả lời về sở đoản khéo léo nhất trong phỏng vấn xin việc
BÀI LIÊN QUAN
Các phương pháp phát triển sở trường của bản thânNăng lực nghề nghiệp là gì? Làm thế nào để nâng cao năng lực nghề nghiệpKỹ năng tư duy - Năng lực quyết định thành công trong thời đại 4.0Khái niệm về sở đoản
Trái với sở trường là điểm mạnh thì sở đoản là những điểm yếu, chỗ kém cỏi, những điều mà bạn chưa thể làm tốt, không nắm rõ cách thực hiện được một cách khéo léo.
Sở đoản vừa mang tính chất lâu dài vừa mang tính chất ngắn hạn, có thể thay đổi được nếu bạn cố gắng. Nếu sở đoản của bạn ảnh hưởng đến công việc chung của mọi người thì phải sửa chữa ngay.
Sở đoản là gì vốn là câu hỏi được rất nhiều nhà tuyển dụng đưa ra cho ứng viên. Bạn lưu ý không nên vội vàng liệt kê ra hàng loạt những sở đoản của mình mà hãy sắp xếp, lựa chọn những sở đoản có ít sự ảnh hưởng nhất đối với công việc mà mình ứng tuyển. Hãy chú ý nhấn mạnh vào các sở trường của mình nhiều hơn và giảm bớt thông tin về sở đoản. Bạn cũng có thể nói về các sở đoản hài hước, vui vẻ như: dễ bị nhầm lẫn các hương vị, hát không hay…
Những cách hiệu quả xác định sở trường, sở đoản bản thân
Để xác định sở đoản là gì bạn hãy sử dụng các cách sau đây:
- Lắng nghe nhận xét từ bạn bè, người thân xung quanh: Bạn có thể nhờ bố mẹ, người thân trong gia đình, họ hàng, bạn thân nhận xét về những điều mà bản thân bạn làm tốt, những điều bạn còn thiếu sót, làm chưa đúng. Người thân, quen sẽ tiếp xúc với bạn thường xuyên, hiểu rõ bạn nên sẽ đưa ra được những nhận xét chính xác nhất.
- Thực hiện các bài trắc nghiệm hướng nghiệp: Trắc nghiệm hướng nghiệp theo phương pháp của John Holland đang được rất nhiều người lựa chọn để có thể xác định chính xác được sở trường, sở đoản là gì?
- Tự đặt ra câu hỏi cho chính mình như công việc nào khiến bạn cảm thấy vui thích, hưng phấn, những việc nào bạn làm thường được mọi người khen ngợi? Bản thân mình đang làm tốt nhất ở những lĩnh vực công việc nào nhất? Kết quả có được có được công nhận hay không?
- Liên tục tự đánh giá bản thân: Những kiến thức, kinh nghiệm bạn có được khi nghiên cứu học tập và làm việc có thể sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về chính bản thân mình, biết được đâu là điểm tốt và điểm yếu của mình, đâu là những việc mình hoàn thành xuất sắc và điều gì mình chưa thể làm trọn vẹn. Đó sẽ chính là sở đoản của bạn.
- Tự mình vào trải nghiệm nhiều hoàn cảnh, môi trường khác nhau: Bạn cần thử thách mình trong nhiều môi trường học tập, làm việc để khám phá những khía cạnh mới của bản thân. Những kinh nghiệm mà bạn thu được sẽ là cơ sở để đánh giá sở trường và sở đoàn.
- Tham gia các buổi hội thảo hướng nghiệp, chuyên đề: Trong các chương trình hướng nghiệp hoặc những buổi giao lưu chuyên đề, chuyên gia tư vấn cũng sẽ hỗ trợ bạn tìm ra sở trường, sở đoản của bạn là gì. Bạn nên tham gia vào những buổi hội thảo như vậy để có thể loại bỏ dần những thiếu sót của bản thân, tìm ra định hướng để phát triển, bứt phá nghề nghiệp trong tương lai.
Cách biến sở đoản thành sở trường như thế nào?
Nếu bạn có quá nhiều sở đoản thì đó sẽ là vấn đề lớn làm cản trở đến sự thành công trong công việc của bạn. Do đó, việc nhận biết những điểm yếu, sự hạn chế của bản thân là chưa đủ. Bạn cần phải tìm ra giải pháp để sửa đổi, khắc phục sở đoản của mình và biến chúng trở thành sở trường.
Nếu đã hiểu rõ về sở đoản là gì, thì đâu là cách để biến sở đoản thành sở trường? Dưới đây là một vài gợi ý để giúp bạn có thể khắc phục, hạn chế sở đoản:
Nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ, chỉ bảo
Bạn bè và người thân, đồng nghiệp sẽ là người hiểu rõ nhất về những điểm yếu, sở đoản của bạn. Bạn có thể nhờ họ nhắc nhở, hỗ trợ, hướng dẫn cách sửa đổi những nhược điểm của bản thân. Nếu được bạn thậm chí có thể nhờ cậy cấp trên đưa ra ý kiến, nhận xét để sửa chữa những điều mình chưa làm được tốt.
Không ngừng học hỏi những kiến thức mới, nâng cao năng lực bản thân
Học hỏi kỹ năng mới, hoàn thiện bản thân mỗi ngày là một trong những cách tốt nhất để khắc phục sở đoản. Trên thực tế, sở đoản có dù đã tồn tại từ lâu vẫn có thể thay đổi và khắc phục như thế nào sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí, nỗ lực của bạn. Nâng cao năng lực bản thân là cách tốt nhất, tuyệt vời nhất để nhanh chóng hoàn thiện bản thân. Đây cũng là cách để biến sở đoản trở thành sở trường.
Tham gia vào các lớp học bổ trợ, kỹ năng
Học thêm những kỹ năng mới để gia tăng thêm sở trường, giảm bớt sở đoản, đẩy lùi những hạn chế của bản thân sẽ giúp bạn hoàn thiện bản thân một cách nhanh chóng. Những kỹ năng mới có thể trực tiếp liên quan đến công việc hoặc cuộc sống, có tác dụng giúp bạn trưởng thành hơn. Điều này chắc chắn sẽ giúp ích được rất nhiều cho tương lai của bạn.
Vì sao các nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi về sở đoản, sở trường
Hầu hết trong những buổi phỏng vấn xin việc, các nhà tuyển dụng đều sẽ muốn tìm hiểu thêm về sở trường, sở đoản của các ứng viên. Bởi lẽ, dựa vào những đặc điểm này, các doanh nghiệp dễ dàng xác định được ứng viên có thật sự đủ khả năng và phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không.
Đồng thời, nếu như nhà tuyển dụng đưa ra quyết định tuyển dụng người lao động, việc biết được sở đoản của nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp có hướng bồi dưỡng, đào tạo phù hợp hoặc là sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của ứng viên. Trong môi trường làm việc, khi các cấp Quản lý biết rõ về sở trường, sở đoản của các nhân viên sẽ có phương hướng khai thác tốt nhất khả năng của họ.
Cách trả lời câu hỏi sở đoản trong phỏng vấn tuyển dụng
Sở đoản là câu hỏi không ai muốn gặp tuy nhiên đây lại là câu hỏi cực kỳ phổ biến trong những buổi phỏng vấn. Bởi sở đoản là một trong những tiêu chí khá quan trọng để các nhà tuyển dụng xem xét rằng bạn có thực sự phù hợp với công việc mà họ đang tuyển dụng hay không. Để có câu trả lời tinh tế, hợp lý nhất cho câu hỏi: “sở đoản là gì?”, trước hết bạn cần phải hiểu thật rõ về những điểm yếu, sở đoản của bản thân mình. Hãy lồng ghép sở đoản với những sở trường cá nhân để giảm bớt sự nặng nề của thông tin.
Bạn cũng có thể liệt kê ra một vài sở đoản trong bản CV nhưng hãy trình bày ngắn gọn hết sức có thể. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm cách diễn đạt khác để nói về điểm yếu của bản thân. Ví dụ như khi nói về tính cách chậm chạp của mình bạn hãy nói rằng mình luôn tỉ mỉ, thận trọng với công việc nên mất nhiều thời gian xem xét một vấn đề.
Hãy trung thực, thành thật khi nói về sở đoản của bản thân mình bởi chúng ta không có ai là tuyệt đối hoàn hảo. Điều quan trọng là bạn biết cách nhìn nhận điểm yếu của mình và sửa đổi điều đó. Một điều quan trọng không kém trong khi phỏng vấn là thái độ tự tin khi trình bày về sở đoản của mình. Cảm xúc lo lắng, mất bình tĩnh khi nói về điểm yếu sẽ khiến bạn mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng. Bạn cũng không nên nhấn mạnh nhiều vào sở đoản mà hãy chỉ trả lời phần này ngắn gọn, chung chung đồng thời chú trọng hơn vào phần điểm mạnh.
Gợi ý một số câu trả lời về sở đoản mà bạn có thể tham khảo như:
- Hay lo lắng nghĩ ngợi thái quá: Điều này mặc dù là sở đoản thế nhưng các nhà tuyển dụng lại suy nghĩ rằng bạn là một con người cẩn thận, có trách nhiệm và chu toàn trong tất cả mọi việc.
- Hơi bảo thủ: Bảo thủ có thể sẽ khiến cho bạn hơi khó để hòa nhập với những người đồng nghiệp mới và làm việc nhóm tốt thế nhưng điều này cũng minh chứng rằng bạn sẽ là một người hết sức kiên định và có lập trường của riêng mình.
- Ít nói: Một người ít nói, không thích phô trương, không thích nói quá nhiều có thể là những người rất nội tâm và bạn cần có những người phù hợp để kết nối, giao tiếp. Doanh nghiệp có thể sẽ cho bạn nhiều hơn những cơ hội để từ đó chuyện trò, giao tiếp, thuyết trình trước nhiều người để có thể cải thiện nhanh chóng điều này.
Tổng kết
Hiểu rõ sở đoản là gì và biết cách sửa đổi, biến sở đoản thành điểm mạnh sẽ giúp bạn thành công hơn trong công việc và cuộc sống. Điều quan trọng nhất là bạn không ngừng cải thiện bản thân mỗi ngày.