Sở trường là gì? Cách thể hiện sở trường trong quá trình tham gia phỏng vấn
BÀI LIÊN QUAN
Các phương pháp phát triển sở trường của bản thânSở trường là gì? Cách thể hiện sở trường trong quá trình tham gia phỏng vấnSở trường là gì?
Sở trường là thế mạnh của mỗi cá nhân. Mỗi người trong chúng ta đều có những sở trường riêng. Có những người có thế mạnh về khoa học tự nhiên, có người lại tự tin trong giao tiếp hoặc đặc thù khác nhau trong từng công việc. Sở trường là một trong những điều kiện đánh giá năng lực của ứng viên trước yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Câu hỏi về sở trường là một trong những điều được đề cập trong các buổi phỏng vấn, tuyển dụng. Với những câu hỏi như vậy, ứng viên nên có sự chuẩn bị kỹ càng, tinh tế để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Sở trường bao gồm ba hạng mục:
- Đặc điểm bản thân: Sự chăm chỉ, linh hoạt, thân thiện, độc lập, làm việc có nguyên tắc, kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả, tôn trọng giờ giấc...
- Khả năng kiến thức: Thể hiện qua trình độ ngoại ngữ, thành tích, bằng cấp trong công việc, công nghệ thông tin, kỹ thuật... hoặc kinh nghiệm làm được.
- Khả năng học hỏi: Kỹ năng tìm hiểu, phân tích và giải quyết vấn đề, tổ chức công việc linh hoạt, kỹ năng giao tiếp...
Cách tìm hiểu sở trường cá nhân
Sở trường thể hiện thế mạnh của từng cá nhân, song không phải ai cũng khám phá, nắm rõ sở trường của bản thân cũng như tìm được phương hướng hoàn thiện nó. Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn nắm được sở trường bản thân:
Nhờ đến sự trợ giúp từ những người xung quanh để tìm ra thế mạnh của bản thân. Sự tiếp xúc, nhận xét, đánh giá từ người xung quanh sẽ giúp bạn hiểu về bản thân hơn.
Sau khi thu thập ý kiến nhận xét từ người xung quanh, cần có sự tự đánh giá bản thân, tìm ra những sở trường, thế mạnh của bản thân trong đời sống sinh hoạt, công việc hằng ngày. Đó chính là những kỹ năng, công việc mà bạn hoàn thành với chất lượng tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia thực hiện các bài trắc nghiệm, định hướng nghề nghiệp để tìm hiểu sở trường cá nhân.
Tham gia nhiều hoạt động, lĩnh vực khác nhau để thể hiện nhiều khía cạnh bản thân và tìm ra sở trường của mình.
Tầm quan trọng của sở trường, sở đoản trong mắt nhà tuyển dụng
Trong tất cả các buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đều có nhu cầu tìm hiểu sở trường sở đoản của ứng viên nhằm phân loại lựa chọn các ứng viên có năng lực phù hợp với vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó, trong quá trình lựa chọn ứng viên, việc phân loại dựa trên sở trường sở đoản giúp doanh nghiệp có phương hướng đào tạo, cải thiện chất lượng ứng viên phù hợp để khai thác hết khả năng của ứng viên, nâng cao hiệu quả công việc.
Cách thể hiện sở trường sở đoản trong quá trình phỏng vấn
- Sở trường: Trình bày sở trường của bản thân một cách mạch lạc, rõ ràng, đi kèm các ví dụ chân thực để thuyết phục nhà tuyển dụng. Ví dụ trong trường hợp bạn tham gia ứng tuyển vị trí Nhân viên Viết Content tại tòa soạn, hãy trình bày khả năng viết bài, giao tiếp, khả năng nắm bắt thông tin báo chí, kinh tế, xã hội...
- Sở đoản: Các điểm yếu là vấn đề tồn tại ở mỗi người, tuy nhiên nếu biết các trình bày đúng cách vẫn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nỗ lực sửa đổi và phấn đấu để hoàn thiện bản thân, xoá bỏ điểm yếu là điều nhà tuyển dụng chờ đợi ở mỗi ứng viên. Không nên nhấn mạnh điểm yếu của bản thân khi đề cập tới điểm mạnh. Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra giải pháp sửa đổi điểm yếu, hoàn thiện bản thân sau mỗi phần trình bày các sở đoản.
Vai trò của sở trường trong Sơ yếu lý lịch
Sở trường không chỉ ảnh hưởng lớn đến chất lượng bản Sơ yếu lí lịch mà còn là điều kiện đánh giá ứng viên đối với mỗi nhà tuyển dụng. Thông qua mục Năng lực sở trường, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra nhận xét khách quan về ứng viên. Bên cạnh đó, có những công việc đòi hỏi không chỉ năng lực cá nhân, kỹ năng chuyên môn mà sở trường sở đoản cũng là điều kiện đánh giá để nhà tuyển dụng đưa ra lựa chọn cuối cùng.
Cách trình bày sở trường trong Sơ yếu lịch lịch
Ngắn gọn, xúc tích
Mỗi công việc yêu cầu kỹ năng chuyên môn, sở trường riêng. Trước khi tham gia ứng tuyển, ứng viên nên tìm hiểu thông tin về công việc thật kỹ để trình bày sở trường phù hợp. Không nên trình bày quá nhiều sở trường, tránh tình trạng lan man, dài dòng, không tập trung, chuyên nghiệp. Chỉ nên ưu tiên lựa chọn 3 - 5 sở trường nổi bật có liên quan, cần thiết cho vị trí công việc đang ứng tuyển. Từ đó, tạo nên nội dung CV ấn tượng, đúng trọng tâm.
Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản
Sử dụng ngôn từ dễ hiểu, đơn giản trong CV giúp nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận với nội dung bạn muốn truyền tải, tiết kiệm thời gian và tạo thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nội dung đơn giản, dễ hiểu mạch lạc sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao sự chân thành của bạn.
Trình bày hợp lý, không chiếm diện tích
Trình bày phần sở trường lồng ghép bên cạnh phần năng lực ứng viên, thông tin chuyên môn.
Một số sở trường mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm hiện nay
Giải quyết vấn đề
Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề là điều kiện hàng đầu giúp tăng hiệu quả công việc hằng ngày. Sở hữu sở trường này giúp bạn xử lý các vấn đề, thử thách nhanh chóng, hiệu quả, là tiền đề mang đến sự thành công cho doanh nghiệp.
Có khả năng giao tiếp tốt
Giao tiếp tốt là yếu tố thu hút nhà tuyển dụng. Trong bất cứ ngành nghề, lĩnh vực nào, kỹ năng giao tiếp trực tiếp, gián tiếp tốt giúp cải thiện các mối quan hệ, không chỉ với đồng nghiệp, quản lý mà còn trong quan hệ với đối tác, khách hàng.
Sự linh hoạt
Sự linh hoạt giúp ứng viên thích nghi tốt với môi trường làm việc và những thay đổi liên tục trong công việc hằng ngày. Điều này giúp ứng viên nhanh chóng hoà nhập với văn hoá của công ty. Phải thừa nhận rằng những ứng viên có sự linh hoạt trong công việc luôn dễ dàng tìm được vị trí, chỗ đứng trong doanh nghiệp.
Hy vọng những thông tin trên đây về sở trường sẽ giúp quý bạn đọc có cái nhìn tổng quan về khái niệm sở trường là gì và đưa ra những lựa chọn phù hợp để hoàn thiện bản thân trong mắt nhà tuyển dụng.