SCIC: Hơn 16 năm luôn phát huy vai trò của một Doanh nghiệp đại diện của Chính phủ Việt Nam về quản lý vốn
BÀI LIÊN QUAN
Meey Land được vinh danh Top 10 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ BĐS tốt nhất năm 2021Giá vật liệu tăng “phi mã”, doanh nghiệp địa ốc “than trời” vì nguy cơ thua lỗGần 190 doanh nghiệp quy mô trên 100 tỷ đồng tạm ngừng kinh doanh trong 2 tháng đầu nămGiới thiệu về SCIC - Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
SCIC là tên viết tắt của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước, tên giao dịch tiếng Anh là State Capital and Investment Corporation. Đây được xem là một Tổng công ty nhà nước được xếp hạng đặc biệt của Việt Nam.
SICI được thành lập năm 2005 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2006. SCIC ra đời trong bối cảnh đất nước Việt Nam chủ trương đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước, tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nước tại doanh nghiệp; chuyển đổi phương thức quản lý vốn nhà nước từ quyết định hành chính sang đầu tư kinh doanh vốn, theo đó, Nhà nước đóng vai trò là cổ đông-nhà đầu tư, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và bình đẳng với các khu vực đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
SCIC là đại diện chính thức của Chính phủ Việt Nam tại các doanh nghiệp do chính phủ góp vốn. Theo đó, SCIC có quyền đầu tư tài chính và kinh doanh vốn theo đúng nguyên tắc của thị trường.
Lịch sử hình thành của SCIC
Ngày 20/6/2005: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chính thức được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
Từ tháng 8/2006: Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bắt đầu đi vào hoạt động
Ngày 1/11/2013: Chính phủ đã ban hành Nghị định về chức năng và nhiệm vụ cũng như cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Ngày 16/6/2014: Chính phủ đã ban hành Nghị định về điều lệ và tổ chức hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Ngày 10/7/2017: Thủ tướng Chính Phủ đã ra quyết định về việc phê duyệt phương án sắp xếp phân loại doanh nghiệp của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Ngày 13/7/2017: Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đến năm 2020
Ngày 12/11/2018: Bộ Tài chính đã hoàn thành bàn giao Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) về Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Tầm nhìn, Sứ mệnh và giá trị cốt lõi của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)
Tầm nhìn: Trong quá trình hình thành và phát triển, SCIC mong muốn sẽ trở thành nhà đầu tư của Chính phủ với nhiệm vụ tổ chức tài chính nhà nước chuyên nghiệp, hàng đầu tại Việt Nam.
Sứ mệnh: SCIC mang trong mình sứ mệnh thúc đẩy tiến trình cơ cấu, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước từ đó nâng cao được hiệu quả đầu tư kinh doanh vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
4 giá trị cốt lõi SCIC luôn theo đuổi: Năng động, Chuẩn mực, Hiệu quả, Bền vững.
Chiến lược phát triển của SCIC
Trên hành trình hình thành và phát triển, SCIC luôn đặt ra cho doanh nghiệp những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Cụ thể:
SCIC sẽ tiếp tục thực hiện tốt vai trò là một trong những cơ quan đại diện sở hữu vốn nhà nước từ đó nâng cao được năng lực và hiệu quả hoạt động theo quy chế của thị trường, quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, SCIC còn đẩy mạnh tiến độ tái cơ cấu và bán vốn nhà nước tại các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ từ đó thúc đẩy quá trình tái cơ cấu của doanh nghiệp nhà nước. SCIC cũng chú trọng vào nguồn lực để có thể đầu tư vào những ngành, lĩnh vực khác nhau để mang lại hiệu quả hoặc nhà nước cần tiếp tục nắm giữ.
Mục tiêu đến năm 2035, SCIC sẽ nỗ lực xây dựng trở thành tập đoàn xây dựng tài chính của Chính phủ và là 1 trong 10 tập đoàn tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu lớn nhất, hàng đầu tại Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này sẽ chuyển hướng mạnh từ hoạt động tiếp nhận, quản trị doanh nghiệp đồng thời bán vốn sang tập trung vào các ngành, lĩnh vực mang lại hiệu quả tốt nhất.
Ban lãnh đạo của SCIC gồm những ai?
- Chủ tịch Hội đồng Thành viên: Ông Nguyễn Chí Thành
Tại SCIC, ông Thành bắt đầu với vai trò là Phó ban chiến lược vào năm 2006, 2 năm sau đó được bổ nhiệm làm Trưởng ban chiến lược. Sau khi kinh qua nhiều vị trí khác nhau thì hiện tại, ông đang giữ chức Chủ tịch HĐTV của SCIC. Bạn đọc có thể xem thêm thông tin tại bài viết về ông Nguyễn Chí Thành.
- Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc: Ông Nguyễn Quốc Huy
- Thành viên Hội đồng thành viên: Ông Nguyễn Chí Thành, Ông Lê Huy Chí, Bà Đinh Thị Bích Diệp
- Phó Tổng giám đốc: Ông Lê Song Lai, Ông Đinh Việt Tùng, Ông Nghiêm Xuân Đa
Danh mục SCIC quản lý
SCIC là đơn vị chuyên tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các loại hình doanh nghiệp như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hai thành viê, Công ty cổ phần được chuyển đổi từ các doanh nghiệp độc lập sở hữu 100% vốn nhà nước, Công ty mới thành lập trực thuộc Bộ - cơ quan ngang Bộ - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Công ty liên doanh có nhà nước góp vốn do Bộ - cơ quan ngang Bộ - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đại diện chủ sở hữu, Tập đoàn - Tổng Công ty,...
SCIC phân loại doanh nghiệp và các hoạt động đầu tư mới
SCIC sẽ phân loại doanh nghiệp theo 2 nhóm chính: Nhóm A - Giữ lại; Nhóm B - Linh hoạt. Việc phân loại này được căn cứ vào các tiêu chí sau:
Nhóm A (giữ lại): Là nhóm các doanh nghiệp nằm trong chiến lược nắm giữ và đầu tư dài hạn của Tổng Công ty, Doanh nghiệp tạm thời phải nắm giữ vốn nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính Phủ.
Nhóm B (linh hoạt): Là nhóm các doanh nghiệp đầu tư linh hoạt của Tổng công ty.
Tính đến ngày 31/12/2017, SCIC đã thực hiện việc đầu tư số tiền 24 nghìn tỷ đồng tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:
Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu
Đầu tư hiện hữu các vào các doanh nghiệp trong danh mục công ty quản lý
Đầu tư góp vốn để thành lập mới
Đầu tư thành lập doanh nghiệp nhằm triển khai dự án mới