meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các doanh nghiệp địa ốc lớn đang "ủ mưu" trong giai đoạn sắp tới

Thứ sáu, 18/03/2022-14:03
Những “ông lớn’ bất động sản của Việt Nam đang sở hữu hàng nghìn hecta đất trong tay cùng với hàng chục ngàn sản phẩm sẽ đến tay khách hàng trong thời gian tới. Thời gian gần đây, những quỹ đất ưu thích của các doanh nghiệp này thường nằm tại các tỉnh lân cận TP. Hồ Chí Minh hay Hà Nội, với kỳ vọng về doanh thu năm 2022 sẽ có những bứt phá mạnh mẽ. 

Vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Novaland cho biết, chiến lược xuyên suốt và lâu dài của tập đoàn là mở rộng quỹ đất và địa bàn hoạt động của mình trong những năm tới đây. Được biết, “ông lớn” này đang sở hữu quỹ đất khủng có thể phát triển dự án “gối đầu” trong khoảng thời gian 10 - 15 năm tới.

Theo chia sẻ từ phía Novaland, tập đoàn đặt mục tiêu giới thiệu 100.000 sản phẩm ra thị trường trong giai đoạn 2021 - 2025, tổng giá trị dự kiến lên tới 600.000 tỷ đồng. Trong đó, việc tăng trưởng dài hạn là nền tảng mà doanh nghiệp đặt ra với những tham vọng lớn. Cụ thể, những quỹ đất tại thị TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Phú Yên, Huế,... sẽ triển khai thực hiện bất động sản du lịch, BĐS đô thị du lịch. 

Trong năm 2022 này, Novaland sở hữu 668 ha quỹ đất vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư mới và tập trung vào các dự án tại TP. Hồ Chí Minh. Tiêu biểu là, trong ba tháng vừa qua đã trở thành nhà phát triển dự án Grand Sentosa (huyện Nhà Bè). Đồng thời, nghiên cứu một số dự án tại những khu vực đang được UBND TP. Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư. Kế hoạch của tập đoàn sắp tới sẽ giới thiệu khoảng 15.000 sản phẩm. Chủ yếu đến từ các dự án bất động sản đô thị du lịch như: NovaWorld Mui Ne (700 ha), NovaWorld Nha Trang (600 ha), NovaWorld Lang Co (280 ha),...

Theo thông tin tìm hiểu, tại TP. Hồ Chí Minh vào năm 2016, Novaland sở hữu 668 ha đất; Đến năm 2018 đã tăng lên 2.700 ha đất; Cuối năm 2021, quỹ đất đã lên đến 10.600 ha. Ba dự án trọng điểm được Novaland phát triển và mang lại nhiều thành quả là Aqua City, NovaWorld Phan Thiet và NovaWorld Ho Tram. Ước tính lợi nhuận thu về từ các dự án này sau khi bàn giao hoàn thiện lần lượt là 36 nghìn tỷ đồng, 31 nghìn tỷ đồng và 10 nghìn tỷ đồng.

Ông Nguyễn Thế An - Giám đốc quan hệ định chế tài chính Novaland thông tin: “Từ quỹ đất gần 5.400 ha vào đầu năm 2021, tập đoàn đã nhanh chóng tăng quy mô quỹ đất lên 10.600 ha. Chủ yếu tập trung vào những khu vực được đầu tư về hạ tầng hàng không và các tuyến cao tốc. Nhờ đó, tổng giá trị phát triển quỹ đất cũng tăng trưởng tương ứng từ 52 tỷ USD lên 71 tỷ USD”. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tương tự, Tập đoàn Nam Long - doanh nghiệp hiện sở hữu một loạt những khu đô thị quy mô lớn trải rộng từ khu vực Nam Sài Gòn đến khu Tây và khu Đông. Doanh nghiệp này cũng đang có những tham vọng về doanh thu và lợi nhuận đột phá trong những năm tới. Tập đoàn xây dựng chiến lược và tầm nhìn đến năm 2030 trở thành doanh nghiệp bất động sản tích hợp hàng đầu và sáng tạo tại Việt Nam cũng như trong khu vực; Hoạt động kinh doanh ổn định với doanh thu mỗi năm đạt hàng tỷ USD. 

Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2030, Nam Long Group tập trung củng cố các hoạt động cốt lõi và gia tăng lợi nhuận. Theo đó, vừa phát triển các dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền vốn tạo nên thương hiệu, vừa đầu tư vào các khu đô thị tích hợp. Giai đoạn 2024 - 2026, tập đoàn sẽ có sự bứt phá nhờ những dự án đô thị tích hợp quy mô lớn. Giai đoạn 2027 - 2030, hướng tới trở thành tập đoàn bất động sản hùng mạnh bậc nhất cả nước. Cùng với đó, Nam Long cũng tìm cách đa dạng hóa nguồn thu, mở rộng nhiều loại hình kinh doanh mới có khả năng tăng trưởng trong vòng năm năm tới như phát triển và vận hành bất động sản văn phòng, bất động sản bán lẻ, y tế, giáo dục, khu công nghiệp, hợp tác đầu tư mạo hiểm.

Hiện tại, Nam Long Group đang sở hữu quỹ đất sạch 681ha nằm ở những vị trí trọng tâm phát triển của khu vực. Trước đó, tập đoàn đã thành công phát triển các khu đô thị lớn như: Khu đô thị Nam Long Phước Long B (34ha, quận 9); Khu đô thị Nam Long Tân Thuận Đông (28ha, quận 7); Khu đô thị Nam Long Bắc Sài Gòn (12,5 ha, Bình Dương); Khu đô thị Nam Long Cần Thơ (80 ha, Tp. Cần Thơ); Khu đô thị Kikyo - Nam Long Phú Hữu (17,5 ha, quận 9).

Ngoài ra, các khu đô thị vẫn đang được triển khai gồm: Khu đô thị Mizuki - Nguyên Sơn (37ha, Bình Chánh); Khu đô thị Waterpoint (355ha tại Long An, giai đoạn 1 khoảng 165 hecta); Akari City (8,5ha, quận Bình Tân); Khu đô thị Izumi City (170 ha tại Long Hưng, Đồng Nai); Khu đô thị Nam Long 2 Cần Thơ (43 ha, Tp. Cần Thơ); Nam Long Hải Phòng (21 ha tại Thủy Nguyên, Hải Phòng); Nam Long Đại Phước (45 ha tại Nhơn Trạch, Đồng Nai).

Nhìn chung, các dự án được Nam Long phát triển đều theo mô hình chung khu đô thị thích hợp “modern township” của quốc tế, dựa trên bốn nền tảng: “Hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ; Quy hoạch khu đô thị phức hợp kết hợp với các chương trình tạo điểm đến; Ứng dụng công nghệ tiên tiến; Quản lý vận hành đô thị thông minh”. Trong đó, các phân khúc sản phẩm đưa ra thị trường rất đa dạng như: Chung cư EHome, Flora; Nhà phố, biệt thự Valora; Biệt thự cao cấp Grand Villa,...


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Một thương hiệu nổi tiếng khác trong ngành bất động sản là Hưng Thịnh Group hiện cũng đang sở hữu quỹ đất sạch lên tới 4.500ha. Các khu đất phát triển của tập đoàn phân bổ khắp các tỉnh, thành phố như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Khánh Hòa, Bình Định, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương,... Với quỹ đất lớn này, Hưng Thịnh có thể xây dựng kế hoạch phát triển và tăng trưởng bền vững trong 10 năm tới. Đại diện doanh nghiệp cũng cho biết, trong năm 2022 và các năm tới, Hưng Thịnh vẫn tiếp tục mở rộng quỹ đất nhằm đón đầu sự phát triển của hạ tầng tại các địa phương trên cả nước nhằm đa dạng hóa sản phẩm và vượt qua các đối thủ. 

Tiếp theo, Tập đoàn An Gia - Một doanh nghiệp hàng đầu về phát triển nhà đất cũng bước vào cuộc đua mở rộng quỹ đất tạo doanh thu khủng. Cụ thể, “ông lớn” nhà đất đến từ Sài Gòn đặt mục tiêu trong giai đoạn 2022 - 2024 tăng gấp đôi doanh thu, đạt 32.500 tỷ đồng. Mục tiêu M&A thành công với năm dự án mỗi năm.

Trong đó, doanh nghiệp này mới đây đã thành công chuyển nhượng dự án BC 3.1 quy mô hơn 3ha tại Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Trong bối cảnh quỹ đất thành phố ngày càng khan hiếm, các cơ chế pháp lý bị siết chặt thì việc An Gia có thêm dự án quy mô lớn đã mang lại nhiều ưu thế, củng cố cho chiến lược phát triển dài hạn trong giai đoạn tới.

Một đại gia khác cũng rất nổi tiếng trên thị trường bất động sản là Công ty Cổ phần Vinhomes. Đại diện công ty cho biết, giai đoạn 2022 - 2024 doanh nghiệp bắt đầu chu kỳ phát triển mới. Tập trung triển khai những trung tâm từ vài trăm đến vài nghìn hecta như: Vinhomes Hạ Long Xanh (4.110ha), Vinhomes Long Beach Can Gio (2.870ha); Vinhomes Dream City (460ha), Vinhomes Wonderpark (133ha), Vinhomes Cổ Loa (385ha),... 

Theo thông tin, khoảng cuối năm 2022, những phân khu đầu tiên của hai siêu dự án gồm Vinhomes Hạ Long Xanh (Quảng Ninh) và Vinhomes Long Beach Can Gio (TP. HCM) sẽ chính thức được ra mắt thị trường. Bên cạnh đó, Vinhomes vẫn tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý để triển khai các dự án như Galaxy, dự án Giảng Võ. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Một vài cái tên như Tập đoàn Danh Khôi, LDG, Masterise Group,... cũng tham gia vào “cuộc chiến” săn lùng quỹ đất để dự bị cho hàng loạt dự án trong tương lai. Đại diện JLL Việt Nam chia sẻ: “Để hoạt động trên một thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ như Việt Nam, các doanh nghiệp không chỉ cần củng cố tiềm lực tài chính mà còn phải có chiến lược phát triển rõ ràng”. Cụ thể, các doanh nghiệp địa ốc cần khoản vốn lớn để sở hữu những quỹ đất đẹp, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý với tầm nhìn dài hạn, nghiên cứu kỹ về thị trường khu vực, có những lối đi tiếp cận quỹ đất phù hợp… Đây là cách thức để các chủ đầu tư có thể thành công cả trong ngắn hạn hay dài hạn. 

Đơn vị này cũng cho biết, để dự báo về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thể xét trên yếu tố về khả năng phát triển dự án và quỹ đất dài hạn. Trong đó, để đảm bảo cam kết trong thời gian dài thì quỹ đất dự phòng là điều chủ đầu tư bắt buộc phải có. Dự án sẽ thể hiện năng lực phát triển của chủ đầu tư khi có tỷ lệ bán thành công. Thời gian tới, cuộc đua tích lũy quỹ đất của các doanh nghiệp địa ốc sẽ tiếp tục sôi động và có sự cạnh tranh cao. Điều này góp phần tạo nên kỳ vọng vào sự thay đổi diện mạo của đất nước trong khoảng 5 năm tới. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

Chung cư tiếp tục dẫn đầu giao dịch trên thị trường bất động sản

Ồ ạt bỏ cọc sau khi trúng giá cao: Chuyên gia đề xuất "thuốc đặc trị"

Đưa tình trạng ngập úng vào tiêu chí định giá đất: Một số “khu nhà giàu” có trở nên bớt "nóng"?

“Tắc” hồ sơ đất đai: Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

Đất RSX là gì? Điểm đặc biệt trong quy định sử dụng đất RSX

Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục chạm đáy trong tháng 8

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

1 ngày trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

1 ngày trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

1 ngày trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

1 ngày trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

1 ngày trước