meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Sau Tết, doanh nghiệp bất động sản đứng trước áp lực chi trả lương cho nhân viên

Thứ ba, 31/01/2023-21:01
Ngoài một số doanh nghiệp đã làm thủ tục khai xuân năm mới thì có khá nhiều đơn vị vẫn đang còn được nghỉ Tết qua thời điểm rằm tháng Giêng.

Doanh nghiệp địa ốc khai xuân lấy ngày nhưng nhân viên vẫn phải luân phiên làm việc

Theo ghi nhận, mọi năm hoạt động khai xuân diễn ra vô cùng rầm rộ ở các doanh nghiệp địa ốc. Còn năm nay thì lại có phần im ắng hơn rất nhiều. Điều đáng nói là dù khai xuân nhưng nhân viên vẫn phải luân phiên đi làm. Lương chưa có gì thay đổi so với thời điểm trước Tết. Có một số doanh nghiệp khác thì khai xuân lấy ngày đẹp và tiếp tục nghỉ qua  thời điểm rằm tháng Giêng mới chính thức đi làm. Và tình hình này của các doanh nghiệp cũng khác hẳn so với những năm trước. 

Chia sẻ mới đây thì một doanh nghiệp địa ốc Phía Nam cho hay, mọi năm doanh nghiệp cũng thường khai xuân vào ngày mùng 6 Tết nhưng trong năm nay qua ngày mùng 10 (âm lịch) mới làm thủ tục cúng đầu năm. Mặc dù khai xuân nhưng nhân viên chưa đi làm hết mà là luân phiên làm theo ngày. Những nhân viên sales thì chưa phải lên văn phòng. Chủ yếu vẫn là các bộ phận hành chính và kế toán. 

Mặc dù thời điểm đã đến rằm tháng Giêng nhưng chị H - là nhân viên bộ phận truyền thông của một công ty bất động sản vẫn đang ở quê. Theo chị H thì công ty cũng đã thông báo khai xuân vào ngày mùng 9 Tết nhưng bởi bộ phận chưa có công việc để làm đầu năm nên đã xin phép được nghỉ thêm. Đây cũng chính là kỳ nghỉ Tết dài nhất từ trước đến nay khi mà chị làm ở công ty bất động sản. 


Theo ghi nhận, mọi năm hoạt động khai xuân diễn ra vô cùng rầm rộ ở các doanh nghiệp địa ốc
Theo ghi nhận, mọi năm hoạt động khai xuân diễn ra vô cùng rầm rộ ở các doanh nghiệp địa ốc

Và dù không luân phiên làm việc nhưng có một sàn giao dịch bất động sản ở trên địa bàn quận 6, TP. Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành cắt giảm nhân sự đến hơn 60%. Công ty cũng còn khoảng hơn 10 nhân sự dự khai xuân đầu năm mới. Và dù làm thủ tục khai xuân nhưng sàn vẫn chưa có việc để cho nhân sự làm trong đầu năm mới.

Theo ghi nhận cho thấy, hầu hết những doanh nghiệp địa ốc đều tổ chức thu tục khai xuân đầu năm mới để có thể lấy ngày đẹp. Mặc dù vậy thì tình hình có vẻ là ảm đạm hơn so với những năm trước đó là doanh nghiệp chưa vào guồng đua công việc ngay mà đúng nghĩa đó là “Du xuân cho hết tháng giêng”.

Cũng cùng kỳ năm trước thì ngay thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhân sự của các doanh nghiệp bất động sản cũng đã bắt đầu với công việc kinh doanh. Hoạt động mở bán, khai trương văn phòng hay là giới thiệu dự án cũng đã vào guồng ngay sau Tết. Đó cũng chính là thời điểm mà phân khúc đất nền đang có dấu hiệu nóng sốt một cách cục bộ ở một số địa phương. Những môi giới bất động sản có việc ngay sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Hiện tại thì tình hình bất động sản chưa có gì thay đổi so với quý 4/2022. 

Sau Tết, doanh nghiệp bất động sản gặp áp lực chi trả lương

Có thể thấy, đây cũng là câu chuyện khó khăn của không ít doanh nghiệp địa ốc trong thời điểm này. Trên thực tế thì có khá nhiều doanh nghiệp đã đuối sức khi đã trả lương cũng như thưởng cuối năm 2022 dành cho nhân sự. Và thời điểm hiện tại cũng tiếp tục xoay tài chính để có thể chi trả mức lương tháng 1/2023 cho nhân viên. Và một số bên cũng đã cho nhân viên nghỉ qua rằng một phần cũng để giảm tải áp lực chi phí vận hành. Điều này là chưa từng diễn ra trong thời gian mấy năm qua, kể cả thời điểm dịch bệnh COVID-19. 

Mới đây thì lãnh đạo của một doanh nghiệp địa ốc phía Nam cũng đã giãi bày áp lực chi phí là có thật. Mặc dù chưa đến mức bi đát bi quan, tuy nhiên các chi phí lương - thưởng cuối năm và sau Tết dành cho nhân viên trở thành áp lực lớn đối với doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đang khó khăn như hiện tại. Hơn thế, doanh thu đã gần như không phát sinh từ giữa năm 2022 đến nay cũng khiến cho chi phí hoạt động của doanh nghiệp cũng đã liên tục bị khựng lại. Và dù đã cắt giảm nhân sự và lương nhưng tình trạng vẫn khá khó khi mà không có đầu vào. 

Trong khi đó thì một số doanh nghiệp địa ốc ở trên địa bàn quận Phú Nhuận - TP. Hồ Chí Minh cũng đã tiến hành bãi bỏ việc luân phiên làm việc trong năm 2022 tuy nhiên lương vẫn giảm từ mức 20 - 50% ở các nhân viên. Song song với đó, các chi phí như là cơm trưa, xăng xe và tiếp khách cũng đã cắt hết từ tháng 12/2022. Được biết, nhân viên vẫn còn đi làm đủ ngày nhưng lương giảm như thời điểm trước. Trong trường hợp nhân viên không đủ ngày công sẽ bị trừ lương. Như thế, nếu như so với quý 4/2022, áp lực của nhân sự cũng tăng lên trong khi mức lương cũng đã giảm rõ nét. 


Cũng cùng kỳ năm trước thì ngay thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhân sự của các doanh nghiệp bất động sản cũng đã bắt đầu với công việc kinh doanh
Cũng cùng kỳ năm trước thì ngay thời điểm sau Tết Nguyên đán, nhân sự của các doanh nghiệp bất động sản cũng đã bắt đầu với công việc kinh doanh

Mới vừa nghỉ Tết xong có nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục xoay sở để chi trả khoản lương tháng 1/2023 cho nhân viên. Đây cũng là áp lực không nhỏ đối với các doanh nghiệp thiếu hụt đi nguồn cung. Chưa kể là một số khoản như hoa hồng của nhân viên chi trả dịp sau Tết cũng đã tạo áp lực dòng tiền đối với doanh nghiệp. Hơn thế, có nhiều doanh nghiệp đang cố xoay sở để vừa giữ nhân sự lại vừa để gồng bộ máy qua thời gian khó khăn. Mặc dù vậy thì ngay bản thân của họ cũng chưa thể định hình tương lai các tháng tiếp theo sẽ như thế nào. 

Đại diện của một doanh nghiệp phía Nam nhận định rằng: “Nợ lương, trả chậm hay cắt giảm chỉ là tình thế duy trì trong ngắn hạn. Còn về lâu dài, tình hình tiếp tục khó khăn, doanh nghiệp chắc chắn đuối sức và đứt gãy”. 

Còn theo các chuyên gia ở trong ngành thì thị trường bất động sản trong năm 2023 vẫn sẽ đối diện với nhiều thách thức. Trong đó thì việc khơi thông nguồn vốn tín dụng và các chính sách pháp lý dự án là điều cần thiết để cho doanh nghiệp cũng như thị trường dần phục hồi. 

Đại diện của một doanh nghiệp bất động sản nhấn mạnh rằng, vấn đề về dòng vốn cũng như lãi suất sẽ là yếu tố quyết định đến thanh khoản của thị trường bất động sản trong năm 2023. Khi mà vấn đề dòng vốn được khơi thông thì sẽ giảm đi tình trạng bán tháo để có thể cân đối được dòng tiền, các doanh nghiệp có khả năng sẽ hoàn thiện cũng như đảm bảo được nguồn cung sản phẩm phù hợp với thị trường. Ngoài ra thì việc hỗ trợ tài chính hay là định hướng giảm mặt bằng lãi suất cũng sẽ kích cầu một cách hiệu quả. Cũng theo vị này thì khi mà niềm tin ở trên thị trường được củng cố thì thanh khoản chắc chắn sẽ có thể sẽ được cải thiện.

Áp lực dòng tiền kinh doanh đang ngày càng lớn với doanh nghiệp bất động sản

Ở trong báo cáo chiến lược năm 2023 vừa được công bố thì Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã đưa ra nhận định rằng ngành bất động sản cả nước trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ở trong bối cảnh lãi suất đang còn neo ở mức cao. Cụ thể là lãi suất vay mua nhà hiện đang dao động ở mức từ 11 - 14%, tăng hơn 4% chỉ trong 6 tháng cuối năm 2022. Và trước áp lực như Fed, ECB cũng dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất và lãi suất cho vay mua nhà ở trong nước khả năng cao vẫn chưa thể hạ nhiệt cho đến thời điểm giữa năm 2023. Và dự báo tương tự cũng vừa được VNDirect đưa ra khi mà các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng tín dụng ở trong năm 2023 sẽ có thể chậm lại và đạt mức khoảng 12% cả năm (mức này thấp hơn nhiều so với mức 14,5% của năm 2022). Lý do là bởi thị trường bất động sản kém khả quan cũng như tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc hay môi trường lãi suất cao. Và nhà điều hành cũng sẽ vẫn duy trì quan điểm hạn chế về tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như là bất động sản, trái phiếu và chứng khoán,...


Mới vừa nghỉ Tết xong có nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục xoay sở để chi trả khoản lương tháng 1/2023 cho nhân viên
Mới vừa nghỉ Tết xong có nhiều doanh nghiệp lại tiếp tục xoay sở để chi trả khoản lương tháng 1/2023 cho nhân viên

Ngoài những khó khăn khi tiếp cận với tín dụng ngân hàng thì một trong những lý do khiến cho nhiều doanh nghiệp bất động sản cảm thấy lo lắng về dòng tiền chính là áp lực chi trả nợ trái phiếu năm 2023 là còn rất lớn. Cũng theo dữ liệu của Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho thấy, tổng giá trị trái phiếu đến hạn từ nay cho đến hết tháng 1/2023 ghi nhận là gần 17,5 nghìn tỷ đồng, tập trung chủ yếu là ở nhóm bất động sản và xây dựng. Theo đó thì trong tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp bất động sản cũng sẽ phải thanh toán 10.500 tỷ đồng trái phiếu đến hạn (ghi nhận chiếm 60% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn) cùng với doanh nghiệp xây dựng phải thanh toán 5.900 tỷ đồng trái phiếu đến hạn (ghi nhận chiếm 34% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đến hạn).

Trong năm 2023 - 2024 thì được coi là đỉnh đáo hạn trái phiếu với khối lượng đáo hạn lên đến gần 700.000 tỷ đồng. Và chỉ riêng nhóm bất động sản thì khối lượng trái phiếu đáo hạn vào cuối năm 2023, 2024 ghi nhận lần lượt là 119.000 tỉ đồng và 112.000 tỷ đồng. Cũng chính những áp lực nặng nề cũng đang buộc các doanh nghiệp bất động sản phải chật vật xoay sở dòng tiền để có thể duy trì hoạt động. Đến thời điểm hiện tại thì nhiều chuyên gia cũng như cơ quan quản lý đã kêu gọi doanh nghiệp tiến hành đa dạng hóa nguồn vốn huy động để có thể đảo nợ trái phiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay thì việc tìm kiếm nguồn vốn mới là không đơn giản khi mà tín dụng bị kiểm soát chặt và thị trường chứng khoán không mấy sôi động. Và việc bán tài sản bất động sản của doanh nghiệp cũng không hề dễ dàng khi mà giá giảm tới 30 - 40%. Ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh tốt cũng phải lao đao trong việc tìm vốn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

1 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

1 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

1 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

1 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

1 ngày trước