Quy trình IPO của doanh nghiệp Việt Nam
BÀI LIÊN QUAN
Vinfast có thể IPO thành công trên sàn chứng khoán Mỹ?IPO là gì? Điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam IPO trên sàn chứng khoánIPO là gì?
IPO là viết tắt của cụm từ tiếng anh Initial Public Offering được hiểu là phát hành cổ phiếu công khai lần đầu tiên ra thị trường. Trên thị trường chứng khoán, khái niệm IPO đã rất quen thuộc được dùng để chỉ hoạt động huy động vốn của một công ty ngay trong lần đầu phát hành cổ phiếu ra thị trường. Khi thực hiện IPO thì thay vì huy động vốn từ các cổ đông trong nội bộ thì sẽ cho phép các nhà đầu tư khác trên thị trường tham gia vào hoạt động mua cổ phiếu tạo tiềm lực mạnh mẽ và ổn định cho doanh nghiệp. Những doanh nghiệp thực hiện IPO lần đầu là chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán, thông qua cơ hội này họ sẽ tiếp cận được với những nguồn vốn mới để hỗ trợ và phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Sau khi IPO thành công thì công ty sẽ trở thành công ty đại chúng và đã đủ tư cách để trở thành thành viên của thị trường chứng khoán tập trung.
Quy trình IPO ở Việt Nam
Đối với mỗi quốc gia hay mỗi sàn chứng khoán khác nhau sẽ có những quy trình IPO khác nhau, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng được những quy định này. Thông thường, để có thể IPO thì phải là những doanh nghiệp tiềm năng có nguồn lực cơ bản vững mạnh và đáp ứng được các quy định khắt khe. Bởi lẽ, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể khiến cho doanh nghiệp vướng vào vòng lao lý và phải chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Thông thường, quy trình IPO của các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra như sau:
Xin ý kiến của Hội đồng cổ đông
Bước đầu tiên trong quy trình IPO khi muốn phát hành cổ phiếu ra thị trường là công ty phải tổ chức đại hội cổ đông để đưa ra đề xuất xin ý kiến chấp thuận của đại hội đồng, sau khi biểu quyết nhận được sự chấp thuận thì ban này sẽ tiếp tục lên kế hoạch IPO một cách cụ thể, chi tiết với các nội dung như sau:
– Đưa ra mục đích huy động vốn để thống nhất
– Đề xuất số vốn cần huy động cụ thể là bao nhiêu?
– Số lượng và chủng loại chứng khoán, mã chứng khoán sẽ phát hành
– Số vốn thu được sẽ sử dụng ra sao và phân phối cho đối tượng nào?
Thành lập Ban chuẩn bị
Sau khi nhận được sự chấp thuận của Hội đồng quản trị và thống nhất được mục đích cũng như các vấn đề khác liên quan đến IPO, Hội đồng quản trị sẽ đưa ra yêu cầu và lập Ban chuẩn bị để hoàn tất mọi hồ sơ, thủ tục xin phép IPO. Ban này sẽ có chức năng chủ yếu là chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Chuẩn bị hồ sơ xin phép phát hành chứng khoán rồi nộp lên các cơ quan, đơn vị có liên quan tới việc phát hành chứng khoán ra công chúng.
– Tìm hiểu để chọn ra các đơn vị bảo lãnh phát hành uy tín.
– Tìm kiếm các đầu mối tư vấn, công ty kiểm toán để họ xây dựng những phương án phát hành và phân phối một cách cụ thể số vốn thu hồi được từ hoạt động IPO.
Định giá chứng khoán
Ban chuẩn bị sẽ phối hợp làm việc cùng với đơn vị tư vấn, công ty kiểm toán và tổ chức bảo lãnh để thực hiện việc định giá chứng khoán nếu phát hành ra công chúng. Đây được đánh giá là khâu khó khăn và phức tạp nhất khi một công ty tiến hành IPO. Trong trường hợp định giá quá cao thì việc bán cho các nhà đầu tư sẽ trở nên khó còn nếu định giá thấp thì sẽ gây thiệt hại nặng nề cho công ty. Vì thế, để đưa ra một con số chính xác tương đối là điều rất phức tạp và mất nhiều thời gian làm việc.
Xác nhận báo cáo tài chính và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ
Công ty kiểm toán sẽ là đơn vị thực hiện và xác nhận báo cáo tài chính trong hồ sơ xin phép IPO. Ngoài việc xác nhận báo cáo tài chính thì công ty chứng khoán cũng phải tự chủ động chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, giấy tờ để nộp lên Ủy ban chứng khoán Nhà nước.
Nộp hồ sơ lên Ủy ban chứng khoán
Chỉ khi nhận được sự cho phép của Ủy ban chứng khoán sau khi đã xem xét mọi yếu tố thì doanh nghiệp mới được phép phát hành chứng khoán ra thị trường. Sau khi hoàn tất hồ sơ và nộp lên sẽ mất một thời gian ngắn để Ủy ban chứng khoán đưa ra câu trả lời về việc IPO. Trong thời gian này, doanh nghiệp có thể tận dụng để nghiên cứu thị trường và các khuynh hướng phát triển của thị trường.
Thông báo phát hành chứng khoán
Sau thời gian xem xét và được cấp phép thì công ty phát hành chứng khoán sẽ phải công khai những thông tin này trên các phương tiện truyền thông đại chúng bằng bản cáo bạch chính thức cũng như thời gian phân phối chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán.
Báo cáo kết quả đợt phát hành
Sau khi kết thúc đợt phân phối, doanh nghiệp sẽ phải tiến hành đăng ký, lưu trữ, chuyển giao, thanh toán chứng khoán theo quy định. Cuối cùng, tổ chức sẽ phải báo cáo kết quả chi tiết và chính xác nhất về đợt phát hành đến Ủy ban chứng khoán, đồng thời có trách nhiệm tiến hành đăng ký vốn với các cơ quan có thẩm quyền liên quan.
Quy trình IPO của Việt Nam phải tuân thủ theo các bước nghiêm ngặt và có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước. Chính vì thế, doanh nghiệp phải chuẩn bị kĩ lưỡng và đầy đủ các giấy tờ và đáp ứng được các yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước về việc IPO trên thị trường. Nếu như các tổ chức không đủ điều kiện được IPO thì sẽ không có quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn.