meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

IPO Alibaba: Hai lần IPO đều là thương vụ lớn trong lịch sử 

Thứ năm, 23/03/2023-14:03
Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử lớn cung cấp dịch vụ bán hàng thông qua sàn thương mại điện tử. Các sản phẩm trên Alibaba có giá rất tốt đặc biệt khách hàng ở bất cứ đâu cũng có thể đặt hàng qua sàn thương mại điện tử này. 

Năm 1999, Jack Ma cùng 17 người khác đã cùng nhau lên kế hoạch thành lập tập Alibaba, ban đầu đây chỉ là một trang web với tên miền Alibaba.com được xem như một cổng thông tin doanh nghiệp kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua hàng ở nước ngoài. Năm 2002, công ty bắt đầu thu về những lợi nhuận đầu tiên và tiếp tục phát triển ngày càng mạnh mẽ trở thành một trong những tập đoàn lớn nhất châu Á. 

Thương vụ IPO đi vào lịch sử

Sáng ngày 19/9/2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) với mã niêm yết tên BABA mức giá chào sân là 68 USD/cổ phiếu. Tại thời điểm đó, đây là thương vụ IPO lớn nhất trên thị trường và trong lịch sử. Thời điểm IPO Alibaba trên thị trường chứng khoán Mỹ giúp tập đoàn này đã huy động được 21,8 tỷ USD khẳng định vị thế cũng như biểu tượng cho sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc. Theo thông báo được đưa ra Alibaba bán ra 320,1 triệu cổ phiếu với mức giá 68 USD/cổ phiếu, đã  nâng giá trị của tập đoàn trên sàn lên 167,6 tỷ USD. 

Tại thời điểm đó, giới phân tích đánh giá mức chào sân 68 USD/cổ phiếu vẫn là mức giá khá thấp cho Alibaba. Chuyên gia phân tích R.J. Hottovy của Morningstar đã chỉ ra rằng mức giá 68 USD không phản ánh đầy đủ giá trị của Alibaba trên thị trường lúc bấy giờ. Alibaba đã huy động được khoảng 8,4 tỷ USD trong khi Jack Ma huy động 867 triệu USD. Lúc này, các công ty của liên quan đến Alibaba đã tận dụng cơ hội để thu về lợi nhuận khi Yahoo bán ra 121,7 triệu cổ phiếu và huy động khoảng 8,3 tỷ USD. SoftBank là cổ đông lớn nhất của Alibaba thì lại không bán cổ phiếu ra thị trường để sở hữu 32,4% cổ phần. 

Thông qua thương vụ thế kỷ này, lợi nhuận của Alibaba đã vượt mặt các công ty công nghệ khác IPO trong cùng thời điểm lúc bấy giờ khi Twitter huy động được 2 tỷ USD nhưng thậm còn chưa có lãi, còn Alibaba đã có thể chuyển một nửa doanh thu thành lợi nhuận. Với mức giá 68 USD/cổ phiếu thì  hệ số P/E của Alibaba ở mức 29 lần so với các đối thủ cạnh tranh khác như Tencent, Baidu hay Amazon thì ít hơn nhưng được dự báo lợi nhuận sẽ tăng trưởng 50% trong năm sau đó. 

Giới phân tích cho rằng giá chào bán của cổ phiếu Alibaba cao như vậy là nhờ vào danh tiếng của Jack Ma từ một giáo viên dạy tiếng Anh đã sáng lập ra Alibaba ở Hàng Châu từ một công ty nhỏ đã trở thành tập đoàn nổi tiếng trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, tầng lớp tiêu dùng đang bùng nổ ở Trung Quốc cũng là một nguyên nhân giúp cho Alibaba được hưởng lợi lớn. Thậm chí, trong các cuộc gặp gỡ với nhà đầu tư, khi liên tục nhận được câu hỏi làm sao để ngăn chặn hàng giả trên các chợ điện tử cũng như hệ thống thanh toán Alipay hoạt động suôn sẻ, thì phía Alibaba vẫn đảm bảo không xảy ra những tình trạng này. Thực tế thì nhu cầu của người tiêu dùng cũng không hề suy giảm trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử hoạt động mạnh. 

Đồng thời, vào thời điểm IPO Alibab, thị trường chứng khoán Mỹ cũng trên đà tăng trưởng không ngừng nghỉ, chỉ sau 3 vòng nới lỏng định lượng giá trị cổ phiếu trên sàn cũng đã tăng thêm tổng cộng 15.000 tỷ USD. 


Sáng ngày 19/9/2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)
Sáng ngày 19/9/2014, tập đoàn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu tiên tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE)

Alibaba IPO tại Hong Kong tiếp tục thắng lợi lớn

Năm 2019, Alibaba tiếp tục lên sàn chứng khoán Hong Long với giá cổ phiếu phát hành phiên đầu tiên được định giá ở mức 176 HKD (khoảng 22,5 USD). Một thời gian ngắn sau đó đến khoảng 9h45 sáng cổ phiếu của hãng đạt mức đỉnh với giá 189,5 HKD/ cổ phiếu, tăng 7% so với lúc mở cửa. Hãng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đã phát hành 500 triệu cổ phiếu thường, cùng với 75 quyền chọn “greenshoe” để các nhà đầu tư có thêm sự lựa chọn trong giao dịch. 

Trước khi phiên chào bán đầy trông đợi diễn ra, rất nhiều ý kiến được đưa ra khi IPO Alibaba tiếp tục trên thị trường Hong Kong vào thời điểm đó đang diễn ra các cuộc biểu tình leo thang bạo lực và đầy biến động. Nhưng các chuyên gia phân tích cũng chỉ ra rằng Alibaba có đủ lý do để tiếp tục IPO thêm một lần nữa.

Việc niêm yết tại Hồng Kông đã tạo điều kiện tối đa cho các nhà đầu tư Đại lục có cơ hội mua cổ phiếu của Alibaba thông qua sự liên hệ giữa sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông với Thượng Hải và Thẩm Quyến. Trước đó, mặc dù đã IPO ở thị trường Mỹ nhưng nhà đầu tư Trung Quốc không thể tiến hành đầu tư cổ phiếu tại Mỹ nói riêng và nhiều thị trường khác nói chung khi bị ràng buộc bởi những quy định và kiểm soát nghiêm ngặt. 

Ngoài ra, việc IPO Alibaba tại thị trường Hong Kong đã truyền tải thông điệp và cho thấy sức mạnh của các doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, những doanh nghiệp này hoàn toàn tự tin để phát triển ở thị trường nước ngoài và cho thấy họ là trung tâm tài chính toàn cầu trong cuộc chạy đua kinh tế. Bên cạnh đó, IPO tại Hồng Kông cũng là phương án phòng hộ hoàn hảo để giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tránh được những rủi ro nếu bị huỷ niêm yết tại thị trường Mỹ. 


Năm 2019, Alibaba tiếp tục lên sàn chứng khoán Hong Long với giá cổ phiếu phát hành phiên đầu tiên được định giá ở mức 176 HKD (khoảng 22,5 USD)
Năm 2019, Alibaba tiếp tục lên sàn chứng khoán Hong Long với giá cổ phiếu phát hành phiên đầu tiên được định giá ở mức 176 HKD (khoảng 22,5 USD)

Ngay khi cổ phiếu của Alibaba IPO trên sàn chứng khoán Hong Kong thì giá cổ phiếu trên sàn New York cũng đã tăng mạnh, đồng thời, Alibaba cũng được Hong Kong bảo đảm các lợi ích khi lên sàn. Mặc dù đến thời điểm hiện tại tập đoàn Alibaba đã không còn “làm mưa làm gió” trên thị trường nhưng không thể phủ nhận hai lần IPO Alibaba thành công tại New York và Hong Kong đã mang đến tiếng vang lớn cho tập đoàn này. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước